Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái theo thông lệ quốc tế

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 05/01/2021 18 phút đọc

Trong môi trường kinh doanh toàn cầu như hiện nay của các doanh nghiệp, tất yếu là quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh không ít các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ, hoặc có các khoản công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ, doanh nghiệp phải ghi sổ kế toán theo đơn vị tiền tệ của nước sở tại. Vì thế các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định về kế toán chênh lệch tỷ giá nhằm phản ánh trung thực và hợp lý tình hình kinh doanh của đơn vị khóa học xuất nhập khẩu online số 1 việt nam

Trên thực tế các giao dịch bằng ngoại tệ khá đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên nếu nắm vững kiến thức này thì có thể giải quyết tốt các vấn đề kế toán có liên quan, từ các nguyên tắc quy đổi cho đến cách tính toán chênh lệch tỷ giá hối đoái, xử lý chênh lệch tỷ giá và đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ lập báo cáo tài chính.

Xem thêm: Tại sao tỷ giá hối đoái lại quan trọng?

Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái theo thông lệ quốc tế

Theo hệ thống chuẩn mực quốc tế, quy định về kế toán giao dịch ngoại tệ được hướng dẫn trong IAS 21 "The Effects of Changes in Foreign Exchange Rates" và các văn bản bổ sung. Say đây giới thiệu nội dung cơ bản của IAS 21 làm cơ sở xử lý kế toán giao dịch bằng ngoại tệ. học xuất nhập khẩu ở hà nội

Tổng quan về IAS 21

IAS 21 - Ảnh hưởng của những thay đổi trong tỷ giá hối đoái được ban hành bởi IASC vào tháng 12 năm 1993 nhằm thay thế cho chuẩn mực cũ là IAS - Kế toán cho những ảnh hưởng của thay đổi về tỷ giá hối đoái ("Accounting for the Effects of Changes in Foreign Exchange Rates" được ban hành vào tháng 7 nắm 1983). Sau nhiều lần chỉnh sửa (vào năm 1997, 2003, 2006), phiên bản mới nhất hiện áp dụng là IAS 21 hiệu lực từ ngày 1/7/2009. học kế toán thực hành online

Một số các văn bản sổ sung cho IAS 21 gồm có:

  • SIC-7 giới thiệu về đồng Euro (ban hành 5/1998): còn hiệu lực.
  • SIC-11 các khoản lỗ tỷ giá do các khoản phá giá tiền tệ nghiêm trọng (được phát hành 7/1998): hết hiệu lực và đã tích hợp vào IAS 21 mới học xuất nhập khẩu
  • SIC-19 Đơn vị tiền tệ báo cáo - Đo lường và trình bày báo cáo tài chính theo IAS 21 và IAS 29 (Ban hành 11/2000): hết hiệu lực và đã tích hợp vào IAS 21 mới
  • SIC-30 Đơn vị tiền tệ báo cáo - Chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ đo lường sang đơn vị tiền tệ trình bày (được ban hành vào 12/2001): hết hiệu lực và đã tích hợp vào IAS 21 mới

Mục tiêu của IAS 21 là quy định cách xử lý các giao dịch ngoại tệ và các hoạt động ở nước ngoài trong báo cáo tài chính của một doanh nghiệp và cách chuyển các báo cáo tài chính sang đơn vị tiền tệ tại nước sở tại. [IAS 21.1]. Các vấn đề chính được đề cập là tỷ giá hối đoái nào sẽ được áp dụng và cách trình bày ảnh hưởng của những thay đổi về tỷ giá hối đoái trong báo cáo tài chính. [IAS 21.2]

Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái theo thông lệ quốc tế

Các khái niệm cơ bản về tỷ giá hối đoái

IAS 21 đưa ra các khái niệm rất cụ thể liên quan đến ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái, bao gồm các nội dung sau:

  • Tỷ giá đóng cửa (Closing rate) là tỷ giá giao ngay tại ngày lập bảng cân đối kế toán.
  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Exchange difference) là chênh lệch từ việc chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ sang một đồng tiền khác theo các tỷ giá hối đoái khác nhau.
  • Tỷ giá hối đoái (Exchange rate) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ.
  • Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
  • Ngoại tệ (Foreign currency) là một đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chức năng (Functional currency) của doanh nghiệp. khóa học xuất nhập khẩu online số 1 việt nam
  • Hoạt động ở nước ngoài là việc một doanh nghiệp con, đơn vị liên doanh, liên kết hoặc chi nhánh có hoạt động tại một nước khác không phải là nước sở tại của doanh nghiệp lập báo cáo.
  • Khoản mục tiền tệ: Đặc điểm cơ bản của một khoản mục tiền tệ là quyền nhận (hoặc nghĩa vụ phải thực hiện) đối với một lượng đơn vị tiền tệ nhất định, ví dụ các khoản phải trả người lao động bằng tiền, các khoản cổ tức tiền mặt phải trả.

Ngược lại, đặc điểm thiết yếu của một khoản mục phí tiền tệ là sự vắng mặt của quyền nhận (hoặc nghĩa vụ phải thực hiện) đối với một số đơn vị tiền tệ cố định hoặc có thể xác định được, chẳng hạn như: Số tiền trả trước cho hàng hóa và dịch vụ (ví dụ: tiền thuê trả trước); tài sản vô hình; hàng tồn kho; nhà máy và thiết bị.

Xem thêm: Tỷ giá hối đoái trong dài hạn

Các giao dịch bằng ngoại tệ

IAS 21 không đưa ra đơn vị tiền tệ cụ thể nào để các doanh nghiệp trình bày báo cáo tài chính. Tuy nhiên các doanh nghiệp thường sử dụng đơn vị tiền tệ của nước sở tại để trình bày số liệu. Theo IAS 21 [IAS 21.2], các giao dịch ngoại tệ là những giao dịch bằng đồng ngoại tệ hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ, bao gồm các giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp: học xuất nhập khẩu online lê ánh

a. Mua hoặc bán hàng hóa hoặc dịch vụ bằng ngoại tệ;

b. Vay hoặc cho vay khi số tiền phải trả hoặc phải thu bằng ngoại tệ;

c. Bán hoặc mua tài sản, hoặc khi phát sinh, hoặc thanh toán các khoản nợ bằng ngoại tệ.

Nguyên tắc áp dụng

Khi ghi nhận ban đầu, trên thực tế, tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch thường được sử dụng, ví dụ, tỷ giá trung bình cho một tuần hoặc một tháng có thể được sử dụng cho tất cả các giao dịch bằng ngoại tệ xảy ra trong khoảng thời gian đó. Tuy nhiên, nếu tỷ giá hối đoái dao động đáng kể, việc sử dụng tỷ giá trung bình trong một khoảng thời gian là không phù hợp.

Tại ngày lập báo cáo tài chính:

a. Các khoản mục tiền tệ bằng ngoại tệ sẽ được quy đổi theo tỷ giá đóng cửa;

b. Các khoản mục phi tiền tệ bằng ngoại tệ được đo lường theo giá gốc sử dụng ngoại tệ vãn được ghi nhận theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch;

c. Các khoản mục phi tiền tệ bằng ngoại tệ được đo bằng giá trj hợp lý sẽ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác định giá trị hợp lý.

Giá trị ghi sổ của một khoản mục được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán có liên quan như chuẩn mực về hàng tồn kho hoặc chuẩn mực về tài sản. Chẳng hạn như hàng tồn kho được xác định theo giá gốc, tài sản cố định được xác định theo nguyên giá hay giá trị hợp lý.

Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái

Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong việc thanh toán các khoản mục tiền tệ hoặc quy đổi các khoản mục tiền tệ khác với tỷ giá hối đoái được ghi nhận ban đầu trong kỳ hoặc trong báo cáo tài chính trước đố sẽ được ghi nhận vào lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ phát sinh, ngoại trừ trường hợp trong báo cáo tài chính hợp nhất của doanh nghiệp mẹ có doanh nghiệp con hoạt động ở nước ngoài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận trong một phần vốn chủ sở hữu và ghi nhận trong giá trị thuần của khoản đầu tư.

Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái là kết quả từ sự sụt giảm mạnh giá trị của một đồng tiền mà không có các công cụ tự bảo vệ dẫn tới các khoản công nợ mà doanh nghiệp không có khả năng thanh toán và các khoản công nợ phát sinh trực tiếp từ các nghiệp vụ mua tài sản bằng ngoại tệ gần đây, thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái sẽ được hạch toán vào giá trị còn lại của tài khoản liên quan, với điều kiện giá trị tài sản sau khi điều chỉnh không vượt quá mức thấp hơn giữa giá trị có thể thu hồi được và chi phí thay thế tài sản.

Tham khảo: Khóa học tài chính cho người không chuyên

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo