Các yếu tố gây ra khủng hoảng tài chính

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 13/06/2019 21 phút đọc

Khủng hoảng tài chính xảy ra khi có gián đoạn trong hệ thống tài chính và sự gián đoạn này làm cho vấn đề lựa chọn tiêu cực và quy giảm đạo được gia tăng trên các thị trường tài chính, dẫn tới việc chúng không còn khả năng tạo kênh dẫn vốn có hiệu quả từ người tiết kiệm tới những người có cơ hội đầu tư vào sản xuất. Sự bất lực của thị trường tài chính trong việc hoạt động có hiệu quả làm cho số lượng hợp đồng kinh tế giảm mạnh khóa học tài chính doanh nghiệp

Các yếu tố gây ra khủng hoảng tài chính

Để hiểu tại sao khủng hoảng ngân hàng và tài chính lại xảy ra, và cụ thể hơn là các yếu tố tạo ra chúng. Năm nhóm yếu tố có thể gây ra khủng hoảng tài chính là:

Khủng hoảng tài chính

1. Sự gia tăng lãi suất

Các cá nhân và doanh nghiệp có dự án đầu tư rủi ro nhất thường là những người sẵn sàng trả lãi suất cao nhất. Nếu lãi suất thị trường bị đẩy lên đến mức độ nhất định do nhu cầu về tín dụng ngày càng tăng hoặc do có sự suy giảm trong cung tiền, những người có mức rủi ro tín dụng thấp ít có khả nang muốn vay nợ hơn, còn những người có mức rủi ro tín dụng cao vẫn sẵn sàng vay nợ. cách tính kpi

Do sự gia tăng phát sinh từ đó của vấn đề lựa chọn tiêu cực, người cho vay sẽ không muốn vay nữa. Sựu suy giảm mạnh của tín dụng này sẽ dẫn tới sự suy giảm đáng để trong đầu tư và hoạt động kinh tế tổng hợp

2. Sự gia tăng tính bất định

Khi có sự gia tăng mạnh mẽ trong tính bất định trên thị trường tài chính, có thể do sự sụp đổ của một định chế tài chính hoặc phi tài chính hàng đầu do một cuộc suy thoái hay do thị trường cổ phiếu sụp đổ, người cho vay gặp khó khăn trong việc sàng lọc để chọn ra người có mức rủi ro tín dụng thấp. Sự bất lực này của người cho vay trong việc giải quyết vấn đề lựa chọn tiêu cực làm cho họ ít sẵn sàng cho vay hơn và điều này dẫn tới sự suy giảm trong quy mô cho vay, đầu tư và hoạt động kinh tế tổng hợp

3. Tác động của thị trường tài sản tới bảng tổng kết tài sản

Tình hình bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với mức độ nghiêm trọng của vấn đề thông tin cân xứng trong hệ thống tài chính. Sự giảm mạnh của thị trường chứng khoán là yếu tố có thể gây ra sự sói mòn nghiêm trọng bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp, qua đó làm tăng sự lựa chọn tiêu cực và suy giảm đạo đức trên thị trường tài chính, cũng như tạo đà cho sự xuất hiện một cuộc khủng hoảng tài chính. Sự suy giảm trên thị trường cổ phiếu hàm ý giá trị ròng của các công ty giảm do giá cổ phiếu được dùng để xác định giá trị ròng của các công ty. Sự suy giảm trong giá trị ròng do thị trường cổ phiếu giảm giá làm cho người cho vay ít sẵn sàng cho vay hơn, bởi vì như chúng ta đã thấy, giá trị ròng của doanh nghiệp đóng vai trò tương tự như vật thế chấp. hs code

Khi giá trị của vật thế chấp giảm, nó tạo ra sự bảo vệ thấp hơn đối với người cho vay, mà điều này có nghĩa là tổn thất khi cho vay có khả năng nghiêm trọng hơn. Do người cho vay được bảo vệ ít hơn trong việc chống lại những hậu quả của sự lựa chọn tiêu cực, nên họ giảm mức cho vay của mình và hành động này đến lượt nó lại làm cho đầu tư và tổng sản lượng giảm.

Ngoài ra, sự suy giảm giá trị ròng của công ty do thị trường cổ phiếu giảm sút cũng làm tăng vấn đề suy giảm đạo đức, bởi vì nó tạo ra động cơ cho các doanh nghiệp vay nợ chấp nhận những dự án đầu tư rủi ro: giờ đây họ bị mất ít hơn nếu dự án đầu tư thất bại. học xuất nhập khẩu online

Sự gia tăng của vấn đề suy giảm đạo đức như vậy làm cho việc cho vay kém hấp dẫn hơn và đây là một nguyên nhân khác giải thích tại sao sự giảm sút của thị trường cổ phiếu và sự suy giảm phát sinh từ đó trong giá trị ròng dẫn tới sự sụt giảm của khối lượng cho vay và hoạt động kinh tế.

Trong các nền kinh tế mà lạm phát ở mức vừa phải, nhìn chung nhiều hợp đồng nợ có ngày đáo hạn khá dài và lãi suất cố định. Trong môi trường thể chế như vậy, sự giảm sút bất ngờ của mức giá chung cũng làm giảm giá trị ròng doanh nghiệp. khóa học khai báo hải quan điện tử

So các khoản thanh toán nợ bị cố định theo hợp đồng dưới dạng danh nghĩa, nên sự giảm sút bất ngờ trong mức giá làm tăng giá trị các khoản nợ của doanh nghiệp tính bằng hiện vật, nhưng không làm tăng giá trị thực tế của các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ. Kết quả là giá trị ròng tính bằng hiện vật (mức chênh lệch giữa tài sản và các khoản nợ tính bằng hiện vật) giảm. Do vậy, sự giảm mạnh trong mức giá gây ra sự giảm sút trong giá trị ròng thực tế, qua đó làm tăng vấn đề lựa chọn tiêu cực và suy giảm đạo đức mà người cho vay phải đối mặt.

Từ đó chúng ta có thể kết luận rằng, sự giảm sút bất ngờ của mức giá chung dẫn tới sự suy giảm trong khối lượng cho vay và hoạt động kinh tế

Do tính bất định về giá trị tương lai của đồng nội tệ ở các nước đang phát triển, nhiều doanh nghiệp phi tài chính, ngân hàng và chính phủ cảm thấy dễ dàng phát hành chứng chỉ nợ ghi bằng ngoại tệ hơn. Cách làm này cũng có thể gây ra khủng hoảng tài chính theo cách tương tự như sự sụt giảm bất ngờ trong mức giá.

Khi các hợp đồng nợ được ghi bằng đồng tiền nước ngoài, thì sự giảm sút bất ngờ trong giá trị của đồng nội tệ, tức gánh nặng nợ của các doanh nghiệp trong nước tăng. Vì tài sản nhìn chung được ghi bằng đồng nội tệ, nên rõ ràng ở đây có sự xói mòn trong bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp và sự giảm sút trong giá trị dòng – cái mà đến lượt nó lại làm tăng vấn đề lựa chọn tiêu cực và suy giảm đạo đức tương tự như chúng ta đã mô tả. Dĩ nhiên, sự gia tăng trong vấn đề thông tin không cân xứng này sẽ dẫn tới sự suy giảm trong đầu tư và hoạt động kinh tế.

Mặc dù chúng ta đã thấy rằng sự gia tăng lãi suất ảnh hưởng trực tiếp tới sự gia tăng vấn đề lựa chọn tiêu cực, nhưng đây không phải là hậu quả duy nhất của nó. Sự gia tăng lãi suất cũng đóng một vai trò nhất định trong việc thúc đẩy sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng tài chính thông qua tác động của nó tới bảng tổng kết tài sản của cả các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Khi lãi suất tăng, các khoản thanh toán lãi suất làm giảm dòng tiền mặt của các hộ gia đình và doanh nghiệp. Sự giảm sút của dòng tiền mặt gây ra sự xói mòn bảng tổng kết tài sản, bởi vì nó làm giảm khả năng thanh toán của hộ gia đình và doanh nghiệp. Khi đó, người cho vay không biết các doanh nghiệp và hộ gia đình có khả năng trả nợ không. Kết quả là, vấn đề lựa chọn tiêu cực và suy giảm đạo đức trở nên nghiêm trọng hơn đối với những người cho các doanh nghiệp và hộ gia đình vay tiền, dẫn tới sự giảm sút trong quy mô cho vay và hoạt động kinh tế. Đây là một nguyên nhân khác lý giải tại sao sự gia tăng mạnh mẽ của lãi suất có thể là yếu tố quan trọng dẫn tới khủng hoảng tài chính.

4. Các vấn đề nảy sinh trong khu vực ngân hàng

Các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính, bởi vì họ ở vào vị thế thuận lợi để tham gia vào các hoạt động tạo ra những thông tin thúc đẩy đầu tư vào sản xuất trong nền kinh tế. Tình hình bảng tổng kết tài sản của ngân hàng có ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng.

Nếu các ngân hàng phải chịu sự xói mòn bằng tổng kết tài sản của mình và vì vậy có sự thu hẹp đáng kể trong khối lượng vốn, họ sẽ có ít nguồn lực hơn để cho vay và quy mô cho vay của ngân hàng giảm. Sau đó, sự thu hẹp cho vay này đến lượt nó lại gây ra sự suy giảm trong chi tiêu cho đầu tư và hoạt động kinh tế

Nêu sự xói mòn bảng tổng kết tài sản của ngân hàng nghiêm trọng đến mức nhất định, ngân hàng sẽ bắt đầu sụp đổ và nỗi sợ hãi có thể lan tràn từ một ngân hàng sang các ngân hàng khác, làm cho ngay cả những ngân hàng lành mạnh cũng bị suy sụp. Sự sụp đổ của hàng hoạt ngân hàng phát sinh từ đó được mọi người gọi là tình trạng hoảng loạn ngân hàng.

Nguồn gốc gây ra tình trạng lan truyền bệnh dịch này vẫn là vấn đề thông tin không cân xứng. Trong tình trạng hoảng loan, do lo sợ cho sự an toàn của số tiền đã gửi (khi không có bảo hiểm tiền gửi) và không biết chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng, người gửi tiền đổ xô đến rút tiền ra cho đến khi ngân hàng sụp đổ.

Sự sụp đổ của một số lớn ngân hàng trong khoảng thời gian ngắn hàm ý có tình trạng không tạo ra được thông tin trên thị trường tài chính và vai trò trung gian tài chính của khu vực ngân hàng cũng không còn. Sự suy giảm mức cho vay của ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính cũng làm giảm mức cung về vốn vay cho người đi vay, dẫn tới lãi suất cao hơn.

Kết cục của tình trạng hoảng loạn ngân hàng là sự gia tăng vấn đề lựa chọn tiêu cực và suy giảm đạo đức trên thị trường tín dụng. Vấn đề này còn tạo ra sự suy giảm mạnh hơn trong mức cho vay để tạo thuận lợi cho đầu tư vào sản xuất và quy mô của sự thu hẹp trong hoạt động kinh tế cũng nghiêm trọng hơn.

5. Sự mất cân bằng ngân sách của chính phủ

Trong các nước thị trường mới, sự mất cân bằng ngân sách của chính phủ có thể tạo ra tình trạng lo sợ rằng chính phủ sẽ mất khả năng trả nợ. Kết quả là, chính phủ có thể gặp khó khăn trong việc khuyến khích mọi người mua trái phiếu của mình và để xử lý tình huống này, chính phủ có thể buộc các ngân hàng mua trái phiếu chính phủ

Nếu giá củ trái phiếu giảm thì nó có thể làm suy yếu đáng kể bảng tổng kết tài của ngân hàng và dẫn tới sự thu hẹp trong quy mô cho vay vì những nguyên nhân đã mô tả trước đây. Tình trạng lo sợ chính phủ vỡ nợ cũng có thể gây ra cuộc khủng hoảng ngoại tệ, trong đó giá trị của đồng nội tệ giảm mạnh do các nhà đầu tư rút tiền của họ ra khỏi đất nước. Khi đó, sự giảm sút giá trị của đồng nội tệ dẫn tới sự hủy bảng đổng kết tài sản của các doanh nghiệp với phần lớn số nợ được ghi bằng ngoại tệ. Những vấn đề trong bảng tổng kết tài sản dẫn tới sự gia tăng sự lựa chọn tiêu cực và sự suy giảm đạo đức, sự giảm sút trong quy mô cho vay và sự thu hẹp của hoạt động kinh tế.

Xem thêm bài viết: Chi phí giao dịch trên thị trường tài chính

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Chi phí giao dịch trên thị trường tài chính

Chi phí giao dịch trên thị trường tài chính

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo