Phân tích rủi ro thu hồi nợ của doanh nghiệp

Phân tích tài chính Tác giả Phân tích tài chính 15/11/2018 11 phút đọc

Để thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ, khuyến khích người mua, doanh nghiệp thường áp dụng các chính sách bán hàng khác nhau, trong đó có các chính sách tín dụng bán hàng (tín dụng thương mại). Theo đó, thay vì thanh toán trường hay thanh toán ngay khi mua hàng, bên mua được phép thanh toán chậm một thời gian theo thỏa thuận

Có thể bạn quan tâm: Khóa học phân tích báo cáo tài chính công ty

Phân tích rủi ro thu hồi nợ của doanh nghiệp

Việc phát sinh các khoản thanh toán sau (thanh toán chậm) trong bán hàng mặc dầu có thể tăng được lượng hàng tiêu thụ nhưng cũng rất dễ phát sinh rủi ro do khách hàng không thanh toán hoặc thanh toán không đúng thời gian quy định. khóa học kỹ năng giao tiếp

Những khoản tổn thất do khách hàng không thanh toán này sẽ làm doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong hoạt động. Từ đó, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh, thậm chí có thể khiến doanh nghiệp phải ngừng hoạt động

Rủi ro thu hồi nợ

Để hạn chế phần nào rủi ro do thu hồi nợ đem lại, các doanh nghiệp thường tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi vào cuối niên độ kế toán tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

học xuất nhập khẩu ở đâu

Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.

Đối tượng trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu có đầy đủ chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ (hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, biên bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác) và có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi (nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác; nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng con nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thế; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết).

Với các khoản nợ phải thu khó đòi không đủ căn cứ xác định nêu trên, doanh nghiệp phải xử lý như một khoản tổn thất khóa học kế toán tổng hợp tại hà nội

Các chỉ tiêu khi phân tích khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp

Phân tích rủi ro thu hồi nợ sẽ giúp những người sử dụng thong tin nắm được số nợ mà doanh nghiệp có thể mất, không thu hồi được; mức độ tổn thất; nguyên nhân tổn thất;… Từ đó, xác định được tác động của các khoản nợ phải thu khó đòi tới hoạt động của doanh nghiệp, dự báo được rủi ro tài chính có thể xảy ra khi doanh nghiệp không thu hồi được nợ để có giải pháp thích ứng.

Khi phân tích rủi ro thu hồi nợ, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tỷ trọng nợ phải thu khó đòi so với tổng số nợ phải thu (%) = (Số nợ phải thu khó đòi / Tổng số nợ phải thu) x 100

  • Chỉ tiêu này cho biết số nợ phải thu khó đòi chiếm bao nhiều % trong tổng số nợ phải thu của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ mức độ nợ phải thu khó đòi càng cao, phần tổn thất có thể xảy ra càng cao và do vậy, doanh nghiệp rất dễ gặp rủi ro tài chính. Ngược lại, trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, số nợ khó đòi càng giảm, mức độ tổn thất của doanh nghiệp càng thấp và do vậy, nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính càng thấp

Tỷ trọng nợ phải thu khó đòi so với tổng số tài sản (%) = (Số nợ phải thu khó đòi/Tổng số tài sản) x 100

  • Chỉ tiêu cho biết nợ phải thu khó đòi chiếm bao nhiêu % trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ mức độ nợ phải thu khó đòi chiếm trong tổng số tài sản càng cao, phần tổn thất có thể xảy ra càng cao và do vậy, doanh nghiệp rất dễ gặp rủi ro tài chính

Tỷ lệ giữa dự phòng nợ phải thu khó đòi so với tổng số nợ phải thu (%) = (Số dự phòng nợ phải thu khó đòi / Tổng số nợ phải thu) x 100 khóa học kế toán trưởng

  • Ngoài ra, có thể sử dụng kết hợp chỉ tiêu “Tỷ lệ giữa nợ phải thu khó đòi với tổng số nợ phải thu người mua. Chỉ tiêu này cho biết: Trong 100 đồng nợ phải thu, doanh nghiệp đã lập mấy đồng dự phòng phải thu khó đòi. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ mức độ nợ phải thu khó đòi càng cao, phần tổn thất có thể xảy ra càng cao, khả năng xảy ra rủi ro tài chính càng cao và ngược lại; trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, số nợ khó đòi càng giảm, mức độ tổn thất của doanh nghiệp càng thấp do vậy, nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính càng thấp

Căn cứ vào trị số của các chỉ tiêu phản ánh rủi ro về thu hồi nợ và sự dụng công cụ so sánh, các nhà phân tích sẽ chỉ ta mức độ tổn thất và cảnh báo được khả năng xảy ra rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Dữ liệu thu thập phục vụ cho việc tính toán chỉ tiêu

  • Nợ phải thu khó đòi: Bao gồm khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán và nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. Số liệu được thu thập trên bản thuyết minh báo cáo tài chính hoặc tài liệu kế toán chi tiết khóa học kế toán tổng hợp tại hà nội
  • Tổng số nợ phải thu: Bao gồm phải thu ngắn hạn (chỉ tiêu có mã số 130) và phải thu dài hạn (chỉ tiêu có mã số 210) trên bảng cân đối kế toán
  • Tổng số tài sản: Chỉ tiêu có mã số 270 trên bảng cân đối kế toán
  • Số dự phòng nợ phải thu khó đòi: Bao gồm dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (chỉ tiêu có mã số 137) và dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (chỉ tiêu có mã số 219) trên bảng cân đối kế toán

Xem thêm bài viết: Dự báo các chỉ tiêu tài chính

nên học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu

Phân tích tài chính
Tác giả Phân tích tài chính Admin
Bài viết trước Dự báo các chỉ tiêu tài chính

Dự báo các chỉ tiêu tài chính

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo