Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 26/02/2020 22 phút đọc

Cũng như các doanh nghiệp khác, tài sản của ngân hàng thương mại (NHTM) cũng bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn, tuy nhiên có sự khác biệt giữa cơ cấu các nhóm tài sản của NHTM và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình thường. Trong bài viết dưới đây Phân tích tài chính sẽ hướng dẫn các bạn phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn chi tiết hop dong thue nha

Có thể bạn quan tâm: Học kế toán ở đâu tốt Hà Nội vàTPHCM

Tài sản của ngân hàng thương mại

Tài sản của NHTM là toàn bộ những thứ có giá trị mà ngân hàng hiện có quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một cách hợp pháp. Chúng là kết quả của các hoạt động trong các thời kỳ trước đó và có khả năng mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng

Về hình thức, tài sản của Ngân hàng có thể tồn tại dưới những tài sản thực (hữu hình) hoặc tài sản vô hình, các tài sản tài chính hoặc tài sản phi tài chính,...

Về nguồn hình thành, tài sản của Ngân hàng được hình thành từ 3 nguồn chính:

Tài sản của một Ngân hàng thay đổi về quy mô, kết cấu, hình thức và tính chất... gắn liền với quá trình hoạt động của Ngân hàng. Việc theo dõi, phản ánh, ghi ghép những biến đổi đó được thực hiện bởi bộ máy kế toán của Ngân hàng, phản ánh trên các tài khoản, trong sổ sách kế toán

Tài sản Có (tài sản) của Ngân hàng là giá trị tiền tệ của các tài sản mà Ngân hàng hiện có, hiện đang sử dụng vào các mục đích khác nhau, tính đến một thời điểm nhất định

Tài sản Nợ (nguồn vốn) của Ngân hàng là giá trị tiền tệ của các khoản nợ, nguồn hình thành các tài sản mà ngân hàng có nghĩa vụ phải thanh toán, tính đến một thời điểm nhất định.

Nguồn vốn của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại dùng các nguồn vốn huy động của khách hàng và vốn chủ sở hữu để hoạt động. Ngân hàng thương mại phân chia các nguồn vốn này theo đặc điểm hoạt động của NHTM và tạo ra một cấu trúc tài sản. Đó là: các khoản cho vay, các khoản đầu tư chứng khoán, các khoản dự trữ ngân quỹ, góp vốn, tài sản cố định. khóa học xuất nhập khẩu tphcm

1. Các khoản dự trữ

Là một phần tài sản của NHTM nhằm đáp ứng yêu cầu của chính sách tiền tệ, nhu cầu chi trả tiền gửi khi đến hạn, thực hiện một khoản đầu tư mới hoặc một khoản tín dụng trong tương lai và các dịch vụ thanh toán khác của Ngân hàng.

Các khoản dự trữ bao gồm:

  • Tiền mặt tại két của NHTM học xuất nhập khẩu online
  • Số dư tiền gửi trên tài khoản tiền gửi tại NHTM
  • Số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác,
  • Tiền mặt đang trong quá trình thu.

2. Các khoản đầu tư chứng khoán:

Chứng khoán được hiểu là những giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, chứng khoán xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp.

Ngoài ra các NHTM lưu giữ các chứng khoán khác do các cơ quan do Chính phủ phát hành có thời gian đáo hạn ngắn với mục đích đa dạng các hoạt động. Ngân hàng thương mại còn lưu giữ một số chứng khoán có thời gian đáo hạn dài, lợi tức cao, có lợi về thuế.

Tỷ trọng của các loại chứng khoán trong tổng hợp mức đầu từ chứng khoán thường thay đổi theo giá cả chứng khoán và các khoản đầu tư, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng chứng khoán, nguồn vốn của ngân hàng, sự phát triển nền kinh tế, thị trường chứng khoán, công nghệ ngân hàng.

3. Các khoản cho vay (tín dụng)

Là một bộ phận tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của NHTM và cũng đem lại thu nhập lớn nhất cho NHTM nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao nhất.

Các khoản cho vay được NHTM phân chia theo từng loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Cụ thể như:

  • Tín dụng ngắn hạn thời hạn vay từ 12 tháng trở xuống,
  • Tín dụng trung hạn: từ 1 – 5 năm tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiện vận tải,
  • Tín dụng dài hạn trên 5 năm tài trợ cho các tài sản cố định như nhà xưởng, sân bay.

4. Tài sản cố định và các tài sản khác

Khoản mục này bao gồm toàn bộ trụ sở, phương tiện, trang thiết bị và phần nâng cấp tài sản thuê. Những tài sản này được xếp vào loại tài sản không sinh lời vì chúng không trực tiếp tạo ra doanh thu cho Ngân hàng

Bất động sản khác thuộc sở hữu của Ngân hàng, đây là tất cả những bất động mà Ngân hàng sở hữu, do Ngân hàng xiết nợ tài sản thế chấp khi khách hàng vỡ nợ. Vì vậy nếu công tác cho vay yếu kém thường dẫn đến gia tăng khoản mục này ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.

Xem thêm: Phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp

Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

Để phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của ngân hàng, trước hết cần thống nhất cách phân loại tài sản, nguồn vốn thành các nhóm lớn như trong bảng:

Tài sản

Nguồn vốn

1

Ngân quỹ và giao dịch giữa ngân hàng với NHNN và các tổ chức tín dụng khác

11

Tiền gửi của kho bạc, tiền gửi của NHNN và tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng khác

Trong đó: - Ngắn hạn

- Trung, dài hạn

2

Tín dụng đối với tổ chức kinh tế và cá nhân

Trong đó: - Ngắn hạn

- Trung, dài hạn

22

Tiền gửi của khác hàng không phải là tổ chức tín dụng

Trong đó: - Ngắn hạn

- Trung, dài hạn

3Các hoạt động về đầu tư

Trong đó: - Ngắn hạn

- Trung, tài hạn

33Phát hành chứng khoán

Trong đó: - Ngắn hạn

- Trung, dài hạn

4Tài sản khác4Nguồn vốn khác
5Tài sản cố định5Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản

Tổng nguồn vốn

Một trong những nguyên tắc cơ bản để đánh giá khái quát tình hình tài sản là phải sắp xếp lại đối tượng phân tích theo một trình tự nhất định phù hợp với mục tiêu phân tích.

Sau đó, căn cứ vào tỷ trọng từng khoản mục tài sản, nguồn vốn và sự biến động của chúng để đưa ra những nhận định khái về việc phân bổ vốn, tính hợp lý của nguồn. Chẳng hạn, căn cứ vào tính lỏng giảm dần của tài sản và căn cứ vào mức độ sẵn sàng thực hiện yêu cầu chi trả từ cao đến thấp của nguồn vốn, các nhà phân tích ngân hàng thường phân chia tài sản, nguồn vốn thành các khoản nêu trong bảng trên

Trong cơ cấu tài sản, phần tài sản dự trữ chiếm tỷ trọng lớn sẽ đảm bảo tính thanh khoản cao song về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Các khoản cho vay và đầu tư là những tài sản có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất song lại là kém lỏng nhất và dễ xảy ra rủi ro. Bởi vậy, duy trì một tỷ lệ phù hợp giữa tài sản dự trữ và tài sản có khả năng sinh lời là vấn đề được các nhà ngân hàng đặc biệt quan tâm.

Trong cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản trị ngân hàng thường quan tâm đến:

  • Tính hợp lý của tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng với nguồn vốn ngân hàng huy động được từ bên ngoài
  • Sự tương ứng giữa nguồn vốn ngắn hạn, dài hạn;
  • Sự tương ứng giữa nguồn vốn chủ sở hữu với nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định,
  • Sự tương ứng giữa vốn tự có của ngân hàng với phần tài sản khó có khả năng thu hồi...

Xem thêm: Phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn hình thành tài sản

Bài viết phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của Ngân hàng thương mại được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia của Phân tích tài chính, mong rằng bài viết hữu ích với các bạn!

Để hiểu rõ về báo cáo tài chính bạn có thể tham gia các khoá học Phân tích báo cáo tài chính ở các Trung tâm uy tín.

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu

Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu

Bài viết tiếp theo

Công Ty Mẹ Là Gì? Cách Xác Định Quyền Biểu Quyết Của Công Ty Mẹ

Công Ty Mẹ Là Gì? Cách Xác Định Quyền Biểu Quyết Của Công Ty Mẹ
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo