Phân tích xu hướng và nhip điệu tăng trưởng nợ phải thu, phải trả

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 14/08/2018 14 phút đọc

Đánh giá khái quát tình hình thanh toán chỉ mới cung cấp thông tin về tình hình và mức độ chiếm dụng, tình hình nợ xấu mà chưa cung cấp các thông tin về xu hướng, nhịp điệu biến động ( tăng trưởng) về việc đi chiếm dụng hay bị chiếm dụng trong thanh tóan DN. Bởi vậy, cần phải tiến hành phân tích xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của nợ phải thu, nợ phải trả

Để phân tích xu hướng và nhịp điệu biến động (tăng trưởng) nợ phải thu, nợ phải trả theo thời gian, các nhà phân tích sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng định gốc và tốc độ tăng trưởng liên hoàn của nợ phải thu, nợ phải trả theo thời gian. Bằng việc xem xét một chuỗi trị số của các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng định gốc (phản ánh xu hướng tăng trưởng) và phản ánh tốc độ liên hoàn (phản ánh nhịp điệu tăng trưởng) theo thời gian và sử dụng đồ thị hoặc biểu đồ) để biểu hiện, người sử dụng thông tin có biết được xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của nợ phải thu hay nợ phải trả. học xuất nhập khẩu ở đâu

ptich-xu-huong-tang-truong

1. Phân tích tình hình thanh toán nợ phải thu

Nợ phải thu là tài sản của DN bị các DN, tổ chức và cá nhân khác chiếm dụng mà DN có trách nhiệm phải thu hồi. Nợ phải thu càng lớn, số vốn mà DN bị chiêm dụng ngày càng nhiều và do vậy, trong tổ chức

Phân tích tình hình thanh toán nợ phải thu của DN hướng tới việc xem xét tình hình biến động trên tổng số nợ phải thu cũng như theo từng loại, từng khoản nợ phải thu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Qua đó, người sử dụng thông tin nắm bắt được quy mô, tốc độ biến động nợ phải thu cũng như tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của DN.

Để phân tích tình hình thanh toán nợ phải thu, trước hết cần tiến hành phân loại và sắp xếp các khoản nợ phải thu theo thời gian( ngắn hạn, dài hạn); trong đó chi tiết theo từng khoản nợ phải thu( tổng số, nợ quá hạn). Trên cơ sở sắp xếp và phân loại nợ phải thu,các nhà phân tích tiến hành xem xét sự biến động của nợ phải thu giữa kỳ phân tích (cuối năm so với đầu năm hoặc đầu kỳ so với cuối kỳ) cả trên tổng số nợ cũng như theo từng loại ( ngắn hạn, dài hạn, nợ xấu) và theo từng khoản, trong đó chú trọng đến các khoản thanh toán chủ yếu của DN (thanh toán với người mua, thanh toán với người bán) Bên cạnh việc xem xét mức độ biến động về quy mô, các nhà phân tích còn xem xét cả mức độ tăng trưởng của nợ phải thu trên tổng số nợ, từng loại và từng khoản. Trong điều kiện cho phép về dữ liệu (phân tích nội bộ) cần xem xét số nợ đã thu trong kỳ để biết được mức độ thu hồi nợ, xem xét số nợ phải thu còn lại cuối kỳ so với số nợ đã thu và với số nợ phải thu trong kỳ theo từng khoản, từng loại và theo tổng số nợ.

a. Tỷ lệ giữa nợ đã phải thu trong kỳ so với tổng số nợ phải thu trong kỳ

%E1%BA%A3nh-3-xu-huong

Chỉ tiêu này cho biết số nợ đã thu trong kỳ chiếm bao nhiêu trong tổng số nợ phải thu trong kỳ của doanh nghiệp. Trị số này càng lớn chứng tỏ số nợ đã thu trong kỳ của DN càng cao, tình hình thu hồi nợ kịp thời và ngược lại. Tổng số nợ phải thu trong kỳ được xác định bằng số nợ còn phải thu đầu kỳ cộng với số nợ phải thu trong kỳ.

Khi xem xét, cần lưu ý với các khoản nợ phải thu quá hạn: Trong mọi trường hợp, sự xuất hiện của các khoản nợ quá hạn, cho dù với nguyên nhân gì cũng cho thấy tình trang yếu kém trong hoạt động thanh toán của DN.

kế toán quá trình sản xuất

Để thuận tiện cho việc phân tích tình hình thanh toán nợ phải thu của DN, các nhà phân tích có thể lập bảng phân tích thanh toán nợ phải thu học xuất nhập khẩu ở đâu

b. Tỷ lệ giữa nợ còn phải thu cuối kỳ so với tổng số nợ phải thu

%E1%BA%A3nh-4-xu-huong

Chỉ tiêu này cho biết nợ còn phải thu cuối kỳ chiếm bao nhiêu % so với tổng số nợ phải thu trong kỳ của DN.Trị số này càng lớn chứng tỏ nợ phải thu trong kỳ chậm trễ, số nợ bị chiếm dụng từ hoạt động thanh toán của doanh nghiệp trong kỳ càng cao và ngược lại. học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm

2. Phân tích tình hình thanh toán nợ phải trả

Nợ phải trả là các khoản nợ mà DN chiếm dụng phát sinh trong quá trình hoạt động. Thuộc nợ phải trả bao gồm nợ vay và nợ trong thanh toán. Cũng như các khoản nợ phải thu, tùy theo thời gian thanh toán, nợ phải trả được chia thành nợ ngắn hạn( khoản nợ ma doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh bình thường) và nợ dài hạn ( là các khoản nợ mà DN có trách nhiệm phải thanh toán trên một năm hay ngoài 1 chu kỳ kinh doanh bình thường). Trong điều kiện kinh doanh thuận lợi, nợ phải trả càng tăng đồng nghĩa với mức độ độc lập tài chính của DN càng giảm, rủi ro tài chính càng cao nhưng càng có điều kiện để tăng khả năng sinh lợi của vốn và ngược lại

Tương tự như phân tích tình hình thanh toán nợ phải thu, phân tích tình hình nợ phải trả cũng hướng tới việc xem xét tình hình biến động trên tổng số nợ phải trả theo từng loại, từng khoản nơ phải trả giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Qua đó, người sử dụng thông tin nắm bắt được quy mô, tốc độ biến động nợ phải trả cũng như tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả của DN. nên học kế toán thực hành ở đâu

Để phân tích tình hình thanh toán nợ phải trả, trước hết cần tiến hành phân loại và sắp xếp các khoản nợ theo thời gian (ngắn hạn, dài hạn); trong đó chi tiết từng khoản nợ phải trả (tổng số, nợ quá hạn). Trên cơ sở sắp xếp và phân loại nợ phải trả,các nhà phân tích tiến hành xem sự biến động cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ phải trả giữa kỳ phân tích (cuối kỳ, cuối năm) so với kỳ gốc (đầu kỳ, đầu năm) cả trên tổng số nợ cũng như theo từng loại ( ngắn han, dài hạn, nợ xấu) và theo từng khoản, trong đó chú trọng đến các khoản thanh toán chủ yếu của DN. (Thanh toán với người bán, thanh toán với người mua,..) Trong trường hợp nguồn dữ liệu thu nhập cho phép (phân tích nội bộ), các nhà phân tích còn xem xét cả số nợ đã trả trong kỳ so với tổng số nợ phải trả trong kỳ để biết được mức độ thanh toán nợ, xem xét số nợ còn phải trả cuối kỳ so với số nợ phải trả trong kỳ

Cũng như tình hình thanh toán nợ phải thu, khi xem xét tình hình thanh toán nợ phải trả, cần lưu ý đối với các khoản nợ phải trả quá hạn: Trong mọi trương hợp, sự xuất hiện của các khoản nợ quá han,cho dù với nguyên nhân gì cũng cho thấy tình trạng yếu kém trong hoạt động thanh toán của doanh nghiệp

Để thuận tiện cho việc phân tích tình hình thanh toán nợ phải trả của DN, khi phân tích cần lập bảng “ Bảng phân tích tình hình thanh toán nợ phải trả”

>>> Mời bạn tham khảo thêm bài viết: học kế toán ở đâu tốt nhất

học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận

Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận

Bài viết tiếp theo

Công Ty Mẹ Là Gì? Cách Xác Định Quyền Biểu Quyết Của Công Ty Mẹ

Công Ty Mẹ Là Gì? Cách Xác Định Quyền Biểu Quyết Của Công Ty Mẹ
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo