Tỷ giá hối đoái trong dài hạn

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 02/07/2019 17 phút đọc

Giống như giá của bất kỳ hàng hóa hay tài sản nào trên thị trường từ do, tỷ giá hối đoái được xác định bởi sự tương tác giữa cung và cầu. Để đơn giản hóa phân tích của mình về tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do, chúng ta chia nó vào thành hai phần. Trước hết, chúng ta tìm hiểu xem tỷ giá hối đoái được xác định như thế nào trong dài hạn, sau đó chúng ta sử dụng hiểu biết của mình về các yếu tố quyết định tỷ giá hối đoái trong dài hạn để tìm hiểu xem chúng được xác định như thế nào trong ngắn hạn

Tỷ giá hối đoái trong dài hạn

Quy luật một giá

Xuất phát điểm cho việc tìm hiểu về cách xác định tỷ giá hối đoái là ý tưởng đơn giản có tên là quy luật một giá. Nó nói rằng nếu hai nước sản xuất ra hàng hóa giống hệt nhau, trong khi chi phí giao dịch và hàng rào thương mại rất thấp, thì giá hàng hóa sẽ như trên khắp thế giới, bất kể nước nào sản xuất ra nó. Giả sử thép sản xuất ở Mỹ có giá 100 đô la một tấn và thép giống hệt như vậy của Nhật có giá bằng 10.000 yên mỗi tấn. Nếu quy luật một giá đúng, thì tỷ giá hối đoái giữa các đồng yên và đồng đô la phải bằng 100 yên ăn một đô la và vì thể một tấn thép của Mỹ được bán với giá 10.000 yên ở nhật (bằng giá théo Nhật) và một tấn thép Nhật được bán với giá 100 đô la ở Mỹ (bằng giá thép của Mỹ). Nếu tỷ giá hối đoái là 200 yên ăn một đô la, thép của Nhật sẽ được bán với giá 50 đô la một tấn ở Mỹ hoặc bằng nửa giá thép của Mỹ và thép của Mỹ sẽ được án với giá 20.000 yên một tấn ở Nhật, tức gấp đôi giá thép của Nhật. Do thép của Mỹ đắt hơn thép của Nhật ở cả hai nước và giống hệt thé của Nhật, nên cầu về thép của Mỹ sẽ giảm xuống 0. Nếu giá bằng đô la của thép Mỹ không thay đổi, thì tình trạng dư cung về thép của Mỹ chỉ bị loại trừ khi tỷ giá hối đoái giảm xuống 100 yên ăn một đô la, làm cho giá thép của Mỹ và giá thép của Nhật bằng nhau ở cả hai nước

Xem thêm: Các quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái

Lý thuyết ngang bằng sức mua

Một trong các lý thuyết nổi bật nhất về cách xác định tỷ giá hối đoái là lý thuyết ngang bằng sức mua (thường viết tắt là PPP). Lý thuyết này nói rằng tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền bất kỳ sẽ điều chỉnh để phản ánh những thay đổi trong mức giá của hai nước. Lý thuyết PPP chỉ là sự vận dụng quy luật một giá vào mức giá của các quốc gia, chứ không phải giá của từng hàng hóa. Giả sử giá thép của Nhật tính bằng đồng yên tăng 10% (lên 11.000 yên) so với giá thép của Mỹ tính bằng đô la (không thay đổi, vẫn bằng 100 đô la). Nếu quy luật một giá đúng, thì tỷ giá hối đoái phải tăng lên 110 yên ăn một đô la, tức đồng đô la lên giá 10%. Vận dụng quy luật một giá đối với mức giá ở hai nước, chúng ta sẽ có lý thuyết ngang bằng sức mua và lý thuyết này nói rằng nếu mức giá ở Nhật tăng 10% so với mức giá của Mỹ, thì đồng đô la lên giá 10% đánh giá kpi

Mặc dù lý thuyết PPP đem lại một vài định hướng cho sự biến động dài hạn của tỷ giá hối đoái, nó tỏ ra không hoàn hảo và đặc biệt trong ngắn hạn, nó là một chỉ báo tồi. Điều gì lý giải thất bại của lý thuyết PPP trong việc đem lại con số dự báo chính xác?

Tại sao lý thuyết ngang bằng sức mua không thể lý giải hoàn toàn tỷ giá hối đoái?

Kết luận của lý thuyết PPP rằng tỷ giá hối đoái chỉ được xác định bởi những thay đổi trong mức giá tương đối dựa trên giả định tất cả hàng hóa đều đồng nhất ở cả hai nước cũng như chi phí giao dịch và hàng rào thương mại rất thấp. Khi những giá định đó đúng, quy luật một giá nói rằng giá tương đối tương đối của tất cả hàng hóa này (tức mức giá tương đối giữa hai nước) quyết định tỷ giá hối đoái. Giả định hàng hóa là đồng nhất không thể quả bất hợp lý khi áp udngj cho thép của Mỹ và Nhật, song nó có là giả định hợp lý cho ô tô của Mỹ và Nhật không? Chiếc Toyota có tương đương với chiết Chevrolet không? Do Toyota và Chevrolet rõ ràng không đồng nhất với nhau, nên giá của chúng không buộc phải bằng nhau. Toyota có thể đắt hơn so với Chevrolet và cả người Mỹ và người Nhật vẫn mua Toyota. Do quy luật một giá không đúng với tất cả các hàng hóa, nên sự gia tăng giá của Toyota so với Chevrolet không nhất thiết có nghĩa là đồng yên phải giảm giá đúng bằng mức tăng giá tương đối của Toyota so với Chevrolet. Ngoài ra, lý thuyết PPP không tính đến thực tế kaf nhiều hàng hóa và dịch vụ (mà giá của chúng được đưa vào tính toán mức ía của các nước) không tham gia vào thương mại quốc tế. Nhà ở, đất đai, và những dịch vụ như nhà hàng, cắt tóc và giặt là không phải hàng hóa được trao đổi giữa các nước. Cho nên, mặc dù giá của chúng có thể tăng và dẫn tới mức giá cao hơn so với mức giá của nước khác, song điều này ảnh hưởng rất ít tới tỷ giá hối đoái học về tài chính

Ngoại hối

Các yếu tố tác động tới tỷ giá hối đoái trong dài hạn

Nhiều phân tích kinh tế đã chỉ ra tằng trong dài hạn, bốn yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái đó là

Chúng ta hãy tìm hiểu tác động của mỗi yếu tố trên ảnh hương tới tỷ giá hối đoái trong khi giữ cho các yếu tố còn lại không thay đổi

Để làm điều này, chúng ta có thể lập luận theo cách cơ bản sau đây: bất kỳ yếu tố nào làm tăng cầu về hàng nội so với hàng ngoại đều có xu hướng làm tăng giá đồng nội tệ, bởi vì hàng nội tiếp tục được tiêu thụ tốt ngay cả khi giá trị của đồng nội tệ cao hơn. Tương tự, bất kỳ yếu tố nào làm tăng cầu về hàng ngoại so với hàng nội đều có xu hướng làm tăng giá đồng nội tệ, bởi vì hàng nội chỉ tiếp tục được tiêu thụ tốt hơn khi giá trị của đồng nội tệ thấp hơn

Xem thêm: Các nhân tố ảnh hưởng và phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Mức tương đối

Phù hợp với lý thuyết PPP, khi giá hàng hóa Mỹ tăng và giá hàng ngoại không thay đổi, cầu về hàng hóa Mỹ sẽ giảm và đồng đô la có xu hướng xuống giá sao chi hàng hóa Mỹ vẫn tiêu thụ tốt. Ngược lại, nếu giá của hàng hóa Nhật tăng và vì thế giá tương đối của hàng hóa Mỹ giảm, cầu về hàng hóa Mỹ tăng và đồng đô la có xu hướng lên giá, bởi vì hàng hóa Mỹ sẽ tiếp tục được tiêu thụ tốt ngay cả khi giá trị của đồng nội tệ cao hơn. Trong dài hạn, sự gia tăng mức giá của một nước (tương đối so với mức giá ở nước ngoài) làm cho đồng tiền của nó xuống giá và sự giảm sút trong mức giá của một nước làm cho đồng tiền của nó lên giá incoterm 2020

Hàng rào thương mại

Các hàng rào cản trợ nền thương mại tự do như thuế nhập khẩu (thuế đánh vào hàng nhập khẩu) cũng ảnh hưởng tỷ giá hối đoái. Chúng ta hãy giả sử rằng Mỹ tăng thuế nhập khẩu hoặc đặt ra hạn ngạch thấp hơn đối với thép của Nhật. Sự gia tăng của hàng rào thương mại này làm tăng cầu về thép của Mỹ và đồng đô la có xu hướng lên giá, bởi vì thép của Mỹ sẽ tiêu thụ tốt hơn ngay cả khi đồng đô la có giá trị cao hơn. Như vậy, sự gia tăng hàng rào thương mại làm cho đồng tiền của một nước lên giá trong dài hạn khai báo hải quan điện tử

Sở thích về hàng nội và hàng ngoại

Nếu người Nhật trở nên ưa thích hàng hóa Mỹ hơn – chẳng hạn họ thích cam của Florida và phim của Mỹ hơn – nhu cầu cao hơn về hàng hóa Mỹ (xuất khẩu) có xu hướng làm tăng giá đồng đô la, bởi vì hàng hóa Mỹ tiếp tục tiêu thụ tốt ngay cả khi đồng đô la có giá trị cao hơn. Tương tự, nếu người Mỹ quyết định rằng họ ưa thích ô tô Nhật hơn so với ô tô Mỹ, thì mức cầu cao hơn về hàng hóa Nhật (nhập khẩu) có xu hướng làm giảm giá của đồng đô la. Mức cầu cao hơn về hàng xuất khẩu của một nước làm cho đồng tiền của nó lên giá trong dài hạn. Mức cầu cao hơn về hàng nhập khẩu từ nước ngoài làm cho đồng tiền của nó xuống giá trong dài hạn

Năng suất

Nếu một nước trở nên có năng suất cao hơn các nước khác, thì các doanh nghiệp của nước đó có thể giảm giá hàng nội so với hàng ngoại và vẫn kiếm được lợi nhuận. Kết quả là, cầu về hàng nội tăng và đồng nội tệ có xu hướng lên giá. Tuy nhiên, nếu năng suất của nó tụt lại đằng sau các nước khác, hàng hóa của nó sẽ trở nên đắt hơn một cách tương đối với đồng nội tệ có xu hướng xuống giá. Trong dài hạn, khi một nước trở nên có năng suất cao hơn một cách tương đối so với các nước khác, đồng tiền của nó sẽ lên giá

Xem thêm bài viết: Tại sao tỷ giá hối đoái lại quan trọng?

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Tại sao tỷ giá hối đoái lại quan trọng?

Tại sao tỷ giá hối đoái lại quan trọng?

Bài viết tiếp theo

Công Ty Mẹ Là Gì? Cách Xác Định Quyền Biểu Quyết Của Công Ty Mẹ

Công Ty Mẹ Là Gì? Cách Xác Định Quyền Biểu Quyết Của Công Ty Mẹ
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo