Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 05/07/2021 23 phút đọc

I. Luận điểm đầu tư theo cơ bản - Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương Mại TNG

STTNội dungPhân tích và đánh giá
1. Ngành dệt mayBiểu đồ xuất nhập khẩu hàng dệt máy của Việt Nam

Biểu đồ thị trường xuất khẩu may mặc chính của Việt Nam

Tăng trưởng xuất khẩu may mặc của Việt Nam vào các thị trường chính trong 2020

Nguồn bộ công thương tổng cục hải quan

+ Năm 2021, ngành dệt may trong nước đang dần hồi phục mạnh mẽ sau năm 2020 ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid và hướng tới đạt giá trị doanh thu như năm 2019 trước đợt dịch.

Theo số liệu phân tích của Bộ công thương và Tổng cục Hải quan, 5T2021, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tăng 15,3% n/n, đạt 12,2 tỷ USD (gần bằng cùng kỳ 2019), so với mức tăng chỉ 1,4% n/n trong Q1 và -6% n/n trong 2T2021.

+ Tín hiệu tích cực ở các thị trường xuất khẩu may mặc lớn của Việt Nam: Nhờ thúc đẩy việc tiêm chủng mạnh mẽ trong những tháng gần đây, Mỹ, một số nước Châu Âu đã ghi nhận tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng hơn và đã có kế hoạch nới lỏng các biện pháp phòng dịch và mở cửa trở lại nền kinh tế.

+ Nhiều đối tác khách hàng tìm đến doanh nghiệp Việt Nam: Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc, sự bất ổn chính trị và kiểm soát dịch bệnh ở nhiều nước khiến làn sóng di dời nhà máy và các đối tác tìm kiếm đơn hàng đến thị trường như Việt Nam.

+ Mục tiêu tăng trưởng 2021: Nhiều doanh nghiệp trong ngành đặt mục tiêu giá trị sản xuất đạt đến mức trước dịch bệnh (năm 2019), nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu cao hơn 2019 như TNG, TCM, STK…

+ Đơn hàng đã được đặt hết năm 2021: Các doanh nghiệp lớn chia sẻ đã được đối tác khách hàng đặt đủ đơn hàng làm hết năm 2021 như VGT, TNG, TCM…

+ Chính phủ đã có cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ và tăng tốc ngành dệt may.

+ So sánh Top doanh nghiệp niêm yết lớn trong ngành dệt may

Top doanh nghiệp niêm yết lớn ngành dệt may

Năm 2020, nhìn chung các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid. Tuy nhiên, với số liệu thống kê của 5 tháng đầu năm cho thấy sự hồi phục nhanh của toàn ngành nhờ việc triển khai mạnh tiêm vacxin và ưu tiên giữ kinh tế của các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu …

Ngoài ra, chiến tranh thương mại Mỹ- Trung cũng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm những đối tác lớn góp phần đạt được mục tiêu đề ra.

Tuy vậy, vẫn có rủi ro lớn nếu các thị trường lớn thất bại trong việc mở cửa lại nền kinh tế trong trường hợp dịch bùng phát mạnh trở lại. Song song với việc đảm bảo an toàn cho người lao động Việt Nam khi Covid trong nước đang gia tăng và đặc biệt tại các cụm nhà máy, khu công nghiệp.

2. TNG

+ VCSH: 1.148 tỷ

+ CP freeload: 53.5%

+ Giao dịch cổ đông lớn 2021 đến hiện tại: Phó chủ tích HĐQT mua 643 nghìn cp; TV HĐQT mua 258 nghìn cp

+ Đơn vị kiểm toán: Deloitte từ năm 2010 đến nay

TNG+ Cơ cấu cổ đông theo báo cáo gần nhất: tổng số cổ đông tổ chức trong nước và nước ngoài là 38 tổ chức, chiếm tỷ lệ 3.06%. Trong đó có quỹ đầu tư tên tuổi như Tundra Vietnam Fund.

+ Tính từ đầu năm 2021 đến hiện tại, cổ đông nội bộ đang chủ yếu mua ròng cổ phiếu: Phó chủ tích HĐQT mua 643 nghìn cp; TV HĐQT mua 258 nghìn cp.

Lợi thế

+ Là một trong các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, với thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ (42.8%), Pháp (23%), Canada (7.38%), Đức (6.25%)…với sản phẩm chủ yếu áo Jacket, áo bông, lông vũ…và đối tác có thương hiệu lớn như Adidas, Nike, Zara, Tommy..Đặc biệt, TNG đã có đơn hàng ODM (thiết kế và tạo ra sản phẩm theo chỉ định của khách hàng) cho thấy TNG đã có thể cạnh tranh với các đơn vị khác trên Thế giới.

+ TNG có các nhà máy sản xuất các sản phẩm và nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất dệt may và xuất khẩu giúp giảm thiếu chi phí đầu vào như: sản xuất bông trần, túi PE, thùng carton, giặt công nghiệp…

+ Phát triển đầu tư bất động sản từ năm 2019: đầu tư bds khu công nghiệp (KCN Sơn Cầm 70 ha được khai thác từ 2021), bds nhà ở (20ha Sơn Cầm, dự án TNG villages (2019)…)

+ Tập trung chủ đạo vào phát triển và mở rộng quy mô sản xuất may mặc theo quy mô sản xuất lớn, tiêu chuẩn xanh và hiện đại của Mỹ. Tích cực đầu tư các hệ thống tự động vào sản xuất: tự động trải vải, cắt tự động…, giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý nhờ đưa các ứng dụng quản lý trong sản xuất và bán hàng…

+ TNG có các nhà máy tại các vùng có nhiều lao động và đang xây dựng các chính sách đãi ngộ tốt nhằm thu hút và giữ chân lao động

+ TNG luôn nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để thích ứng và tìm kiếm cơ hội. Sự kiện nổi bật 2020: các sản phẩm mới nghiên cứu và phát triển thành công: bông kháng khuẩn phục vụ sản phẩm kháng khuẩn; quẩn áo bảo hộ y tế phòng dịch…

+ TNG có doanh thu chủ yếu ở mảng xuất khẩu nên biến động tỷ giá cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Yếu tố khách quan, xu hướng giảm dài hạn của tỷ giá USD/VND cũng sẽ tích cực đến doanh nghiệp có doanh thu chủ yếu là xuất khẩu như TNG

Thách thức:

+ Tỷ lệ vay nợ cao chiếm 68% tổng tài sản, trong đó vay ngắn hạn 52% tổng tài sản, dài hạn: 16% tổng tài sản.

+ Cạnh tranh thu hút nhân sự ở KCN

+ Cạnh tranh về giá & nhân công

+ Cạnh tranh của các đối thủ ở Trung Quốc, Ấn Độ..

+ Thách thức liên quan đến nguồn nguyên liệu do sản phẩm phần lớn là hàng FOB (khách hàng chỉ định nguồng nguyên phụ liệu)

+ Yêu cầu ngày càng cao của đối tác Mỹ, Nhật Bản…

+ Đây là yếu tố thuận lợi dành cho TNG khi hiệp định EVFTA được thực thi, và lợi thế cạnh tranh của TNG khi tìm kiếm cũng như đón đầu các đơn hàng dịch chuyển từ Trung Quốc và các quốc gia lân cận do chiến tranh thương mại và bất ổn chính trị, khắc phục covid…

+ Với làn sóng dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam, việc đầu tư BDS khu công nghiệp và nhà ở KCN cho thấy tầm nhìn và đón đầu của TNG (lợi thế về quỹ đất và giá)

+ TNG chú trọng công nghệ tự động giúp giảm thiểu chi phí quản lý, sản xuất giúp tăng lợi nhuận và hướng đến ROE tăng lên trên 20% năm theo kế hoạch 2021-2025.

+ Để khác phục vấn đề biến động tỷ giá và rút ngắn thời gian thanh toán của khách hàng, TNG đã áp dụng hạn mức thanh toán điện tử tự động quốc tế

+ Chi phí lãi vay năm 2020 là 101 tỷ tương đương 66% LNST đã bào mòn tỷ lệ lớn lợi nhuận.

Chỉ tiêu tài chínhKhả năng tăng trưởng+ ROE bất ngờ giảm mạnh năm 2020 sau 3 năm duy trì tỷ lệ trên 20% của TNG, một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid và giá bình quân đơn hàng giảm 5-10%; Nguyên nhân khác do TNG đẩy mạnh chi phí xây dựng cơ bản dở dang, cụ thể là đầu tư mở rộng nhà máy và dây chuyền sản xuất (TS đầu tư dở dang năm 2019: 169 tỷ, năm 2020: 451 tỷ) với việc tài trợ đầu tư bằng dòng tiền đi vay khiến chi phí tài chính tăng cao. Bên cạnh đó từ năm 2019, TNG bắt đầu sang lĩnh vực đầu tư bds (giá trị đầu tư bds 2019: 34 tỷ, năm 2020: 49 tỷ)

+ Chỉ tiêu tài chính đã có sự thay đổi tích cực các năm gần đây và đạt đỉnh cao năm 2019 trước dịch bệnh, năm 2020 bị ảnh hưởng bởi tình hình chung. TNG đã đặt kế hoạch 2021 quay trở về thời kỳ 2019 dựa trên các chiến lược và kế hoạch khắc phục cụ thể về phát triển tìm kiếm khách hàng quốc tế, phát triển thị phần nội địa và bắt đầu ghi nhận lợi nhuận từ bds đầu tư.

+ Lũy kế 6 tháng đầu năm, Công ty đạt 2.366 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 104% kế hoạch bán niên và tăng 29% so với cùng kỳ 2020. Ước lợi nhuận lũy kế 6 tháng của TNG đạt 80 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ.

+ TNG đang có đà hoạt động khởi sắc và tăng trưởng mạnh trong các tháng gần đây. Dự kiến tháng 7, doanh thu đạt 625 tỷ dựa trên các đơn hàng đã thực hiện.

+ Năm 2021, TNG đặt kế hoạch doanh thu 4.798 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 175 tỷ đồng, tăng 7% và 14% so với thực hiện năm 2020. Đây là kế hoạch kinh doanh thận trọng nhất bởi theo tổng giám đốc TNG - ông Nguyễn Văn Thời, nếu tình hình thị trường duy trì như hiện nay, Công ty có thể đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất cao hơn. Và số liệu kế hoạch đặt ra chưa tính đến lợi nhuận từ các dự án bds tiềm năng.

+ Về mảng bất động sản công nghiệp, TNG đang tập trung hoàn thiện dự án cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 và Công ty đang nghiên cứu 2-3 dự án bất động sản tiềm năng khác tại Thái Nguyên với quy mô vài trăm ha.

+ EPS dự phóng 2021: 2.936 (tăng 42.7%)

Với P/E hiện tại là 12 thì giá cổ phiếu của TNG dự phóng tương ứng 35.000đ/cp

Kế hoạch phân phối lợi nhuận và tăng vốn năm 2021+ Đã thông qua kế hoạch cổ tức 2020: 8% tiền mặt + 8% cổ tức bằng cổ phiếu

+ Phát hành 20 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo giá khởi điểm lớn hơn giá trị sổ sách của báo cáo quý gần nhất và theo tình hình thực tế của thị trường

+ Mặc dù 2020 được đánh giá là năm khó khăn chung, TNG vẫn duy trì mức cổ tức khá cao và cổ tức bằng tiền chiếm 50% cho thấy dòng tiền của doanh nghiệp chủ động.

+ Việc thanh toán cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu là cần thiết để tài trợ vốn cho việc đầu tư phát triển lĩnh vực sản xuất chính cũng như lĩnh vực đầu tư bất động sản mà TNG đang triển khai.

>>> Học phân tích đầu tư chứng khoán

II. Phân tích kỹ thuật:

+ Xu hướng dài hạn: đang trong trend tăng khi vượt đỉnh cũ 18

+ Xu hướng trung hạn: đang giao động trong hộp giá 19 – 27 với động lực tăng giá mạnh ở 3 nến xanh dài và đang test lại vùng giá hỗ trợ 22-24

+ Xu hướng ngắn hạn: Vận động sideway trong khung giá 22.5-24 với khối lượng tích cực trở lại ở 2 phiên tăng giá gần đây.

Dự báo và khuyến nghị:

TNG đang cho xu hướng đi ngang trong vùng giá 22-24 với khối lượng gia tăng trong 2 phiên tăng giá cho thấy dòng tiền bắt đầu chú ý trở lại khi kiểm định vùng hỗ trợ giá Ma20 trung hạn. Xu hướng trung hạn của TNG đã có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước cho thấy xu hướng tăng trung hạn đang được hình thành.

Khuyến nghị:

Mua thăm dò 1/3 ở vùng giá 22-24; Mua mạnh khi vượt 24.5 kèm thanh khoản lớn

Cắt lỗ: thủng 21

Mục tiêu Trung hạn: 29

Dài hạn: 35

Phân tích kỹ thuật - TNG

Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước ESOP là gì? Quy định về phát hành cổ phiếu ESOP

ESOP là gì? Quy định về phát hành cổ phiếu ESOP

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo