Mẫu Hợp Đồng Vay Tiền (Cho Vay Tiền) - Những Lưu Ý Khi Lập

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 30/11/2022 33 phút đọc

Hợp đồng vay tiền (hợp đồng cho vay tiền) được sử dụng khi bên vay và bên cho vay cần giấy tờ pháp lý chứng minh các thỏa thuận như số tiền vay, lãi vay, thời hạn trả, quyền và nghĩa vụ của các bên. Bài viết sau Phân tích tài chính chia sẻ chi tiết đến bạn đọc về Mẫu hợp đồng vay tiền (cho vay tiền) - Những lưu ý khi lập.

1. Hợp đồng vay tiền là gì?

Hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tiền cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay đầy đủ số tiền và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Lãi suất trong Hợp đồng vay tiền

Lãi suất vay trong hợp đồng vay là số phần trăm nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tiền đã vay tính theo thời gian. Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Dựa vào lãi suất, số tiền vay và thời gian vay mà bên vay sẽ tính được số tiền lãi phải trả.

Quy định về lãi suất vay trong hợp đồng vay

  • Lãi suất vay tối đa

Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định lãi suất trong hợp đồng vay tiền giới hạn là 20%/năm của khoản vay. Trường hợp các bên cho vay vượt quá lãi suất quy định thì phần vượt quá không có hiệu lực, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác (Luật các tổ chức tín dụng).

  • Lãi suất vay trong trường hợp không có thỏa thuận

Trường hợp các bên có thoả thuận về lãi suất nhưng không cụ thể, nếu có tranh chấp thì tính bằng 10%/năm của khoản tiền vay tương ứng với thời hạn vay.

  • Lãi suất vay quá hạn

Lãi suất vay quá hạn được quy định là bằng 150% lãi suất trong hạn. Mặt khác, đối với khoản lãi chưa trả thì bên vay phải trả lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới hạn/khoản lãi chưa trả tương ứng với thời hạn chậm trả lãi.

3. Xử phạt nếu có vi phạm về lãi suất trong hợp đồng cho vay tiền

Hợp đồng vay tiền, hợp đồng cho vay tiền rất dễ bị biến tướng dưới dạng cho vay nặng lãi nên khi lập hợp đồng cần phải thỏa thuận và xác nhận rõ mức lãi suất bên vay phải trả khi đến thời hạn. Lãi suất cho vay không được vượt quá 20%/năm. Nếu vi phạm về lãi suất, người cho vay có thể bị phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự:

2.1. Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính

Theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, nếu cho vay tiền có cầm cố tài sản mà lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay thì sẽ bị phạt tiền từ 05 - 15 triệu đồng.

Như vậy, căn cứ tại thời điểm cho vay, mức lãi suất không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

2.2. Chịu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015, một người có thể bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu vi phạm một trong các điều sau:

- Cho vay với lãi suất cao gấp 05 lần lãi suất giới hạn (20%/năm);

- Thu lợi bất chính từ 30 - 100 triệu đồng;

- Đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Ngoài ra, nếu thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng - 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

Có thể thấy, mức phạt về hành vi cho vay nặng lãi là rất nặng. Bởi vậy, cả bên vay và bên cho vay đều phải thực hiện theo đúng quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tiền.

4. Các mẫu hợp đồng vay tiền cụ thể

HỢP ĐỒNG CHO VAY TIỀN
Số: …../…../HĐ
(Số đăng ký tại NH/HTXTD:…../…..)

Hôm nay, ngày …. tháng …. năm ...., Tại …………………………………………Chúng tôi gồm có:
(Nếu vay Ngân hàng và hợp tác xã tín dụng, thì có thêm yếu tố xét đơn xin của đương sự).
BÊN CHO VAY (BÊN A): ........................................................................................................
Địa chỉ:…………………………………………………………...............................................
Điện thoại: ………………………….. Fax:...................................
Mã số thuế:……………………………Tài khoản số:……………………...............................

Do Ông (Bà): …………………………………………Sinh năm: ……………………….......

Chức vụ: ………………………………………………………………………………..…… làm đại diện.

BÊN VAY (BÊN B): ................................................................................................................

Địa chỉ:………………………………………………………………………….……………

Điện thoại: ……………………………… Fax: …………………………………………

Mã số thuế:…………………………………………………................................................

Tài khoản số:………………………………..........................................................................

Tài khoản tiền gửi VNĐ số: ………………………….. tại Ngân hàng: ………………………………….............................................................................................

Tài khoản tiền gửi ngoại tệ số: …………………….... tại Ngân hàng: ………………………………….............................................................................................

Do Ông (Bà): ………………………………………………….. Sinh năm: ……………………….………

Chức vụ: ………………………………………………………………………………..…… làm đại diện.

Sau khi thỏa thuận cùng nhau ký hợp đồng vay tiền với các điều khoản sau:

Điều 1: Đối tượng của Hợp đồng

Bên A đồng ý cho bên B vay số tiền:

- Bằng số: ……………………………………………………………………………..

- Bằng chữ: ……………………………………………………………………………

Điều 2: Thời hạn và phương thức vay

2.1. Thời hạn vay là ………………… tháng

- Kể từ ngày ……………………… tháng … ………….năm ……………………..

- Đến ngày ………………………... tháng …………… năm ……………………..

2.2. Phương thức vay (có thể chọn các phương thức sau):

- Chuyển khoản qua tài khoản: …………………………………….……………….

- Mở tại ngân hàng: ……………………………………………………………….....

- Cho vay bằng tiền mặt.

Chuyển giao thành ……… đợt

- Đợt 1: ……………………………………………………………………………….

- Đợt 2: ……………………………………………………………………………….

Điều 3: Lãi suất (1)

3.1 Bên B đồng ý vay số tiền trên với lãi suất ……….. % một tháng tính từ ngày nhận tiền vay.

3.2 Tiền lãi được trả hàng tháng đúng vào ngày thứ 30 tính từ ngày vay, lãi trả chậm bị phạt …….. % tháng.

3.3 Trước khi hợp đồng này đáo hạn ….. ngày; nếu bên B muốn tiếp tục gia hạn phải được sự thỏa thuận trước tại địa điểm ………………………………………………………………………………

3.4 Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực không thay đổi mức lãi suất cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng này.

3.5 Khi nợ đáo hạn, bên B không trả đủ vốn và lãi cho bên A, tổng số vốn và lãi còn thiếu sẽ chuyển sang nợ quá hạn, và chịu lãi suất tính theo nợ quá hạn là …… % một tháng.

3.6 Thời hạn thanh toán nợ quá không quá …. ngày nếu không có sự thỏa thuận nào khác của hai bên.

Điều 4: Nghĩa vụ của bên A

4.1 Giao tiền cho bên B đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận;

4.2 Bồi thường thiệt hại cho bên B, nếu bên A biết tài sản không đảm bảo chất lượng mà không báo cho bên B biết, trừ trường hợp bên B biết mà vẫn nhận tài sản đó;

4.3 Không được yêu cầu bên B trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật dân sự 2015.

Điều 5: Nghĩa vụ của bên B

5.1 Bên B phải trả đủ tiền khi đến hạn;

5.2 Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên B;

5.3 Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên B không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên B phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận.

5.4 Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên B không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên B phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Điều 6: Sử dụng tiền vay

Các bên có thể thoả thuận về việc tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích vay; bên A có quyền kiểm tra việc sử dụng tiền vay và có quyền đòi lại tiền vay trước thời hạn, nếu đã nhắc nhở mà bên B vẫn sử dụng tiền vay trái mục đích.

Điều 7: Biện pháp bảo đảm hợp đồng

7.1 Bên B đồng ý thế chấp (hoặc cầm cố) tài sản thuộc sở hữu của mình là ………và giao toàn bộ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản cho bên A giữ (có thể nhờ người khác có tài sản đưa giấy tờ sở hữu đến bảo lãnh cho bên B vay). Việc đưa tài sản ra bảo đảm đã được hai bên lập biên bản đính kèm sau khi có xác nhận của phòng Công chứng Nhà nước tỉnh (thành) ……………………………………

7.2 Khi đáo hạn, bên B đã thanh toán tất cả vốn và lãi cho bên A, thì bên này sẽ làm các thủ tục giải tỏa thế chấp (hoặc cầm cố, bảo lãnh) và trao lại bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản đã đưa ra bảo đảm cho bên B.

7.3 Bên B thỏa thuận rằng, nếu không trả đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng này sau …. ngày thì bên A có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền phát mại tài sản đưa ra bảo đảm để thu hồi khoản nợ quá hạn từ bên B.

Điều 8: Trách nhiệm chi trả những phí tổn có liên quan đến hợp đồng

Những chi phí có liên quan đến việc vay nợ như: tiền lưu kho tài sản bảo đảm, phí bảo hiểm, lệ phí tố tụng, v.v… bên B có trách nhiệm thanh toán.

Điều 9: Những cam kết chung

9.1 Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng này, nếu những nội dung khác đã quy định trong pháp luật Nhà nước không ghi trong hợp đồng này, hai bên cần tôn trọng chấp hành.

9.2 Nếu có tranh chấp xảy ra, hai bên sẽ giải quyết bằng thương lượng.

9.3 Nếu tự giải quyết không thỏa mãn, hai bên sẽ chuyển vụ việc tới Tòa án ………………….… nơi bên vay đặt trụ sở (2).

Điều 10: Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ……… tháng …..… năm …….. đến ngày … tháng … năm ………..

Hợp đồng này được lập thành ……….… bản. Mỗi bên giữ ………… bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A

Chức vụ

(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN B

Chức vụ

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Mức lãi suất cho vay không được vượt quá mức lãi suất theo quy định tại Điều 468 Bộ Luật dân sự 2015;

(2) Nếu bên vay là cá nhân thì là nơi bên vay cư trú.

mau-hop-dong-cho-vay-tien

>>> Bài viết xem nhiều: Review khóa học tài chính cho người không chuyên tốt nhất

5. Nên công chứng hợp đồng vay tiền không?

– Đối với các hợp đồng vay tiền mà bên cho vay là tổ chức tín dụng thì thực hiện theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Hợp đồng vay tiền mà bên cho vay là các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

– Hợp đồng vay tài sản của các tổ chức, cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng thì không bắt buộc phải công chứng.

Để hạn chế rủi ro, các bên vay tiền nên lập hợp đồng bằng văn bản và công chứng tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nơi thuận tiện. Nếu có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng vay tiền này sẽ có giá trị chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện tại Tòa án.

Thêm vào đó, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng vay tiền được công chứng sẽ không phải chứng minh, trừ trường hợp hợp đồng vay tiền này vô hiệu.

Do vậy, dù pháp luật không yêu cầu hợp đồng vay tiền phải lập thành văn bản và công chứng thì các bên vẫn nên thực hiện để tránh rủi ro đáng tiếc.

Công chứng hợp đồng vay tiền ở đâu?

Cá nhân hoặc tổ chức có thể công chứng hợp đồng vay tiền tại các văn phòng công chứng của quận, huyện, thành phố hoặc các văn phòng công chứng cá nhân được cấp phép.

Cần chuẩn bị những giấy tờ sau khi thực hiện công chứng vay tiền.

a. Bên cho vay:

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tiền, sổ tiết kiệm, sao kê tài khoản, xác nhận của ngân hàng tại thời điểm lập hợp đồng.

- Chứng minh (hộ chiếu), hộ khẩu, đăng ký kết hôn 2 vợ chồng

b. Bên vay:

- Cá nhân

Chứng minh (hộ chiếu), hộ khẩu người vay

- Tổ chức

+ Đăng ký kinh doanh, hoạt động, điều lệ

+ Biên bản họp theo quy định về việc thực hiện giao dịch

+ Chứng minh (hộ chiếu) người đại diện tổ chức, giấy ủy quyền hợp lệ nếu có.

6. Lưu ý khi viết hợp đồng vay tiền

- Căn cứ pháp lý về lưu ý khi soạn hợp đồng cho vay tiền: Luật dân sự 2015.

- Tài sản thuộc đối tượng của hợp đồng vay phải là những tài sản hợp pháp và xác định được giá trị tài sản. Nếu tài sản không hợp pháp thì đồng nghĩa với việc hợp đồng vay tiền không có hiệu lực pháp luật. Nếu có tranh chấp thì việc giải quyết sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi.

- Hình thức của hợp đồng vay được xác lập dưới hai hình thức là bằng miệng và bằng văn bản. Hình thức thỏa thuận bằng miệng được áp dụng với những trường hợp mà số tiền hay giá trị tài sản ít. Nhưng nếu khi xảy ra tranh chấp thì việc xác minh nội dung hợp đồng sẽ rất khó khăn. Để tạo cơ sở giải quyết khi có tranh chấp hợp đồng vay thì các chủ thể nên lập văn bản bằng việc vay tài sản.

- Trong hợp đồng vay cũng cần xác định rõ thời điểm chấm dứt hợp đồng vay để có căn cứ xác định trách nhiệm dân sự giữa các bên và tính hiệu lực của hợp đồng. Bởi hợp đồng vay tài sản nếu không có kỳ hạn thì bên cho vay có thể yêu cầu bên vay thực hiện hợp bất cứ thời điểm nào nhưng phải báo trước cho họ trong khoảng thời gian hợp lý. “Khoảng thời gian hợp lý” là bao lâu nên khó xác định ? Vì vậy, tốt nhất các bên trong hợp đồng vay cần thỏa thuận kỳ hạn vay trong hợp đồng.

- Các bên cũng cần chú ý đến lãi suất trong hợp đồng vay không quá 20%/năm của khoản vay. Nếu các bên thỏa thuận lãi suất vượt mức này thì phần vượt mức đó không có hiệu lực pháp luật trừ quy định khác. Khi các bên không thỏa thuận lãi suất hoặc thỏa thuận không cụ thể thì lãi suất được tính bằng 10%/năm của khoản tiền vay tương ứng với thời hạn vay.

- Ngoài ra, việc thỏa thuận rõ các quyền và nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay sao cho tương thích với điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng cũng rất quan trọng để các bên có thể đạt được ý chí, mục đích khi tham gia hợp đồng, tranh xảy ra những tranh chấp không đáng có.

Trên đây là những thông tin về hợp đồng vay tiền- những thông tin cần lưu ý. Mong rằng những chia sẻ của Phân Tích Tài Chính trong bài viết hữu ích với bạn đọc.

Tham khảo thêm các bài viết:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước GDP Là Gì? Cách Tính GDP Bình Quân Đầu Người

GDP Là Gì? Cách Tính GDP Bình Quân Đầu Người

Bài viết tiếp theo

Công Ty Mẹ Là Gì? Cách Xác Định Quyền Biểu Quyết Của Công Ty Mẹ

Công Ty Mẹ Là Gì? Cách Xác Định Quyền Biểu Quyết Của Công Ty Mẹ
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo