Vốn Lưu Động Là Gì? Cách Tính Vốn Lưu Động

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 28/02/2022 19 phút đọc

Để có thể tồn tại thì ngoài vốn điều lệ là các khoản vốn mà chủ sở hữu, hay các thành viên đóng góp, cam kết đóng góp lúc thành lập công ty thì Doanh Nghiệp cần phải có vốn lưu động. Đó là nguồn vốn đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp diễn ra một cách liên tục và thường xuyên.

Hãy cùng Phân tích tài chính tìm hiểu về vốn lưu động là gì và những yếu tố nào tác động đến vốn lưu động?

1. Vốn lưu động là gì? Vòng quay vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động (hay còn được gọi là vốn luân chuyển) là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Ví dụ: Tiền phải trả nhà cung cấp, phải trả công nhân viên, các khoản phải thuế phải nộp cho nhà nước,...

- Vòng quay vốn lưu động chính là số ngày mà doanh nghiệp hoàn thành chu kỳ kinh doanh của mình.

Hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá thông qua vòng quay vốn lưu động. Doanh nghiệp càng có vòng quay vốn lưu động lớn thì doanh nghiệp ấy sử dụng vòng quay vốn càng hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối tốt và ngược lại doanh nghiệp có vòng quay vốn lưu động nhỏ thì khả năng thu hồi vốn chậm, các khoản nợ xấu nhiều, khả năng sản xuất không cao.

»»»» Review Khóa Học Kế Toán Cho Người Mới Bắt Đầu TỐT NHẤT

2. Cách tính vốn lưu động

Cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là một dạng của tài sản ngắn hạn và được tính theo công thức:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - Nợ phải trả ngắn hạn

Trong đó:

  • Tài sản ngắn hạn là loại tài sản có tính thanh khoản cao, thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh.

Ví dụ: Tiền mặt, tiền gửi dưới một năm hay dưới một chu kỳ kinh doanh, ngoại tệ, vàng bạc, các khoản phải thu của khách hàng, …

  • Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ đơn vị có trách nhiệm hoàn trả trong vòng 1 năm hay trong 1 chu kỳ kinh doanh.

Nợ ngắn hạn là khoản nợ doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả bao gồm khoản vay ngắn hạn, trả cho người bán, người lao động, các khoản thuế, trích nộp khác,...

Tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn được thể hiện trên bảng cân đối kế toán.

Công thức tính vốn lưu động bình quân

Vốn lưu động bình quân = (Tổng vốn lưu động của 12 tháng)/12

Công thức tính vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng chính là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên với giá trị tài sản dài hạn.

Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn thường xuyên - Tài sản dài hạn

Trong đó:

  • Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Tài sản dài hạn là bộ phận tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trên một năm hay kéo dài qua 1 chu kỳ kinh doanh.

3. Ý nghĩa của vốn lưu động là gì?

Từ khái niệm và công thức ta có thể thấy rằng vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng lớn đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Cụ thể:

- Vốn lưu động sẽ giúp bạn đánh giá được công ty có đủ tài sản ngắn hạn để trang trải trong các khoản nợ ở thời gian ngắn hay không.

- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thì doanh nghiệp cần phải có một nguồn vốn lưu động để mua nguyên vật liệu, hàng hóa để phục vụ hoạt động sản xuất này.

- Vốn lưu động còn có vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: Xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

4. Cách phân loại vốn lưu động

Phân loại vốn lưu động

Dựa vào những khía cạnh khác nhau mà vốn lưu động được phân loại theo những cách khác nhau:

*Dựa vào quan hệ sở hữu

- Vốn chủ sở hữu: vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định với loại vốn này (sử dụng, chiếm hữu hoặc chi phối và định đoạt). Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà có các hình thức vốn chủ sở hữu khác nhau.

- Các khoản nợ: là khoản vốn lưu động được tạo nên từ khoản vay các tổ chức tài chính, các ngân hàng thương mại, hoặc vốn vay thông qua phát hành trái phiếu,...

*Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn

- Vốn lưu động tạm thời: là các khoản vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh thường có tính chất tạm ứng.

- Vốn lưu động thường xuyên: là khoản vốn có tính ổn định để tạo nên tài sản lưu động thường xuyên.

*Dựa vào công dụng

- Vốn lưu động dự trữ kinh doanh như nguyên vật liệu, công cụ lao động,...

- Vốn lưu động trong sản xuất như sản phẩm dở dang, chi phí trả trước,...

- Vốn lưu động trong lưu thông hàng hóa, thành phẩm, các khoản thế chấp, ký cược.

5. Vốn lưu động bao nhiêu là đủ?

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục thì cần bao nhiêu vốn đầu tư thì đủ? Để biết được điều này chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm “tỷ lệ vốn lưu động

Tỷ lệ vốn lưu động (Working capital ratio) là chi tiêu kế toán phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của một doanh nghiệp bằng cách sử dụng tài sản lưu động. Tỷ lệ vốn lưu động được tính theo công thức:

Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn / Nợ phải trả ngắn hạn

- Tỷ lệ vốn lưu động < 1.0 chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lúc này nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn. Doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và đứng trước nguy cơ phá sản.

- 1.0 < Tỷ lệ vốn lưu động < 2.0 chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lúc này lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn. Khi đó, doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền và thanh toán các khoản nợ tới hạn. Tình hình tài chính của doanh nghiệp tương đối ổn định.

- Tỷ lệ vốn lưu động > 2.0 tức tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn gấp hai lần nợ phải trả nghĩa là doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh nhất định, dòng tiền kinh doanh khỏe mạnh.

Tùy thuộc vào từng ngành nghề mà tỷ lệ vốn lưu động có thể cao hay thấp. Thông thường tỷ lệ vốn lưu động lớn hơn 1.0 là có thể chấp nhận được.

6. Những yếu tố tác động đến vốn lưu động

- Hàng tồn kho: nếu hàng tồn kho quá nhiều dẫn đến quá trình thu hồi vốn chậm làm giảm số vốn lưu động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.

- Nếu chủ doanh nghiệp không rút phần lợi nhuận sau thuế ra thì phần lợi nhuận đó sẽ làm tăng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Các khoản nợ xấu mà công ty không thể thu hồi cũng là yếu tố làm giảm vốn lưu động.

Tham khảo:

Trên đây Phân tích tài chính chia sẻ chia tiết về Vốn lưu động là gì? Và cách tính vốn lưu động. Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức về tài chính và đầu tư có hiệu quả bạn có thể tham khảo khóa học phân tích tài chính doanh nghiệp tại địa chỉ đào tạo uy tín.

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Phân Khúc Thị Trường Là Gì? Cách Phân Khúc Thị Trường

Phân Khúc Thị Trường Là Gì? Cách Phân Khúc Thị Trường

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo