Tìm hiểu cấu trúc thị trường tài chính

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 07/08/2018 23 phút đọc

Cấu trúc thị trường tài chính được phân loại bằng cách căn cứ vào kỳ hạn của chứng khoán, mục đích hoạt động của thị trường, phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường

1. Căn cứ vào kỳ hạn của chứng khoán mua bán trên thị trường

Thị trường tài chính được phân thành hai loại thị trường cơ bản sau:

1.1. Thị trường tiền tệ (Money market)

Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các chứng khoán nợ ngắn hạn – short-term debt securities (có thời hạn đáo hạn từ một năm trở xuống).

Những người đi vay/phát hành trên thị trường này là những người đang thiếu hụt tạm thời về tiền tệ để đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán. Thông qua các giao dịch mua bán quyền sử dụng vốn vay ngắn hạn, thị trường tiền tệ đã cung ứng một lượng tiền tệ cho họ để thoả mãn nhu cầu thanh toán. Cũng vì thế mà nó được gọi là “thị trường tiền tệ”. khóa học quản trị hành chính nhân sự

Những người mua/cho vay trên thị trường tiền tệ là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa muốn đầu tư hoặc đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư, do vậy họ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình trong thời hạn ngắn để tranh thủ hưởng lãi. Đối với họ, việc đầu tư vào thị trường tiền tệ chỉ mang tính nhất thời, họ không quan tâm nhiều tới mức sinh lợi mà chủ yếu là vấn đề an toàn và tính thanh khoản để có thể rút vốn ngay khi cần. kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Trên thị trường tiền tệ, do khối lượng giao dịch chứng khoán thường có qui mô lớn nên các nhà đầu tư (cho vay) thường là các ngân hàng, ngoài ra còn có các công ty tài chính hoặc phi tài chính, còn những người vay vốn thường là chính phủ, các công ty và ngân hàng. Tự học xuất nhập khẩu

Tuỳ theo phạm vi các chủ thể được tham gia giao dịch trên thị trường mà thị trường tiền tệ còn được chia thành thị trường liên ngân hàng (Interbank Market) – là thị trường tiền tệ mà các giao dịch về vốn chỉ diễn ra giữa các ngân hàng (kể cả NHTW) và thị trường mở (Open Market) – là thị trường tiền tệ mà ngoài các ngân hàng ra còn có các tổ chức phi ngân hàng tham gia. Ngoài ra trong thị trường tiền tệ còn có một thị trường bộ phận chuyên giao dịch các chứng khoán ngắn hạn được ghi bằng ngoại tệ, thị trường này được gọi là thị trường hối đoái (Foreign Exchange Market). Thị trường hối đoái ngoài các chứng khoán còn mua bán cả ngoại tệ tiền mặt và các phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ như séc ngoại tệ. Ở Việt nam, thị trường tiền tệ được tổ chức dưới các hình thức: thị trường nội tệ liên ngân hàng (đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1993) và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1994). hoc ke toan thue

1.2. Thị trường vốn (Capital market)

Thị trường vốn là thị trường mua bán các chứng khoán nợ dài hạn – long-term debt securities (có thời hạn đáo hạn trên một năm) và các chứng khoán vốn (equity securities).

Do các chứng khoán mua bán trên thị trường vốn có thời hạn dài nên các nhà phát hành có thể sử dụng vốn thu được để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy thị trường vốn được coi là thị trường cung ứng vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Cấu trúc thị trường tài chính

>>Xem thêm: Các công cụ lưu thông trong thị trường vốn

2. Căn cứ vào mục đích hoạt động của thị trường

Thị trường tài chính được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

2.1. Thị trường sơ cấp (Primary market)

Thị trường sơ cấp là thị trường trong đó các chứng khoán mới được các nhà phát hành bán cho các khách hàng đầu tiên, và do vậy còn được gọi là thị trường phát hành. c&b là gì

Thị trường này cho phép các chủ thể kinh tế như các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ... huy động vốn từ nền kinh tế bằng việc phát hành các chứng khoán mới.

Hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán tại thị trường này chủ yếu diễn ra giữa các nhà phát hành và các nhà đầu tư lớn như các công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư hay công ty bảo hiểm... theo hình thức bán buôn. Các nhà đầu tư này khi đó đóng vai trò như nhà bảo lãnh cho đợt phát hành chứng khoán (underwriting securities), họ sẽ mua lại toàn bộ số chứng khoán phát hành ra theo mức giá thoả thuận (thường là thấp hơn mức giá công bố) để sau này bán lẻ ra thị trường cho các nhà đầu tư khác. Vì các thoả thuận về bảo lãnh chứng khoán thường được tổ chức riêng giữa các nhà bảo lãnh và nhà phát hành nên hoạt động giao dịch cụ thể tại thị trường này không được công khai cho mọi người.

>>> Báo cáo tài chính doanh nghiệp

2.2. Thị trường thứ cấp (Secondary market)

Thị trường thứ cấp là thị trường trong đó các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp được mua đi bán lại, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán.

Thị trường thứ cấp được xem như thị trường bán lẻ các chứng khoán để phân biệt với thị trường sơ cấp là thị trường bán buôn các chứng khoán.

Thị trường thứ cấp đảm bảo khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền, cho phép những người giữ chứng khoán có thể rút ra khỏi sự đầu tư tại thời điểm nào mà họ mong muốn hoặc có thể thực hiện việc di chuyển đầu tư từ khu vực này sang khu vực khác.

Sự khác nhau chủ yếu giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp là ở chỗ hoạt động của thị trường sơ cấp làm gia tăng thêm vốn cho nền kinh tế còn hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán đã phát hành, mà không làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Thị trường sơ cấp đóng vai trò tạo cơ sở cho những hoạt động của thị trường thứ cấp vì nó là nơi tạo ra hàng hoá để mua bán trên thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp cũng có tác dụng trở lại đối với thị trường sơ cấp, đóng vai trò tạo động lực cho sự phát triển của thị trường này. Tác dụng của thị trường thứ cấp tới thị trường sơ cấp được thể hiện ở hai chức năng của nó:

  • Thứ nhất, thị trường thứ cấp tạo ra tính lỏng cho các chứng khoán được phát hành ra trên thị trường sơ cấp27, nhờ vậy sẽ làm tăng tính hấp dẫn cho các chứng khoán, giúp cho việc phát hành chúng tại thị trường sơ cấp được thuận lợi; khóa học tin học văn phòng
  • Thứ hai, thị trường thứ cấp đóng vai trò xác định giá của các chứng khoán sẽ được phát hành trên thị trường sơ cấp. Các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp sẽ không thể mua các chứng khoán phát hành mới tại thị trường này với giá cao hơn giá mà họ nghĩ sẽ có thể bán được tại thị trường thứ cấp. Nếu chứng khoán của một nhà phát hành được mua bán với giá cao tại thị trường thứ cấp thì nhà phát hành càng có cơ hội thu được nhiều vốn nhờ việc phát hành các chứng khoán mới tại thị trường sơ cấp.

Chính vì những đặc điểm này mà các tổ chức phát hành cũng như các nhà đầu tư quan tâm nhiều tới thị trường thứ cấp hơn là thị trường sơ cấp.

3. Căn cứ vào phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường

Thị trường thứ cấp hoạt động dưới hai hình thức: thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.

3.1. Thị trường tập trung (Exchanges)

Thị trường tập trung là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện có tổ chức và tập trung tại một nơi nhất định.

Ví dụ về thị trường tập trung là các Sở giao dịch chứng khoán như Sở giao dịch chứng khoán New York, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, Sở giao dịch chứng khoán London,

Sở giao dịch chứng khoán Paris...

Sở giao dịch được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần. Sở giao dịch cung cấp cho những người mua bán chứng khoán các phương tiện và dịch vụ cần thiết để tiến hành giao dịch như: dịch vụ thanh toán, lưu ký chứng khoán, hệ thống máy tính nối mạng, hệ thống bảng giá điện tử để yết giá chứng khoán, hệ thống ghép lệnh mua và bán chứng khoán v.v....

Hoạt động mua bán chứng khoán tại Sở giao dịch bắt buộc phải thông qua các trung gian môi giới gọi là các nhà môi giới chứng khoán (brokers). Các nhà môi giới muốn hoạt động tại Sở giao dịch phải làm thủ tục đăng ký để có chỗ trong Sở.

Những người mua và bán chứng khoán sẽ thông qua những nhà môi giới để đưa ra các lệnh mua và bán chứng khoán. Các nhà môi giới sau khi nhận lệnh sẽ đến gặp nhau tại một nơi ở trung tâm của Sở giao dịch gọi là Sàn giao dịch đến tiến hành đàm phán. Ngày nay, do sự phát triển của công nghệ máy tính, nhiều Sở giao dịch đã thay việc đàm phán trực tiếp bằng một hệ thống ghép lệnh tự động, tuy vậy hình thức đàm phán trực tiếp vẫn được duy trì tại nhiều Sở giao dịch nổi tiếng trên thế giới.

Không phải tất cả các loại chứng khoán đều được mua bán tại Sở giao dịch, mà chỉ những chứng khoán đã được đăng ký yết giá. Để chứng khoán do một công ty phát hành được đăng ký yết giá, công ty đó phải thoả mãn các điều kiện cần thiết về qui mô vốn, về số lượng chứng khoán đã phát hành, về hiệu quả kinh doanh trong thời gian gần đây v.v....

Sau khi được Sở giao dịch chấp nhận, chứng khoán được đăng ký vào danh bạ của Sở giao dịch chứng khoán và thường xuyên được niêm yết giá trên Sở giao dịch.

3.2. Thị trường phi tập trung (OTC markets or Off-exchange markets)

Thị trường phi tập trung là thị trường mà các hoạt động mua bán chứng khoán được thực hiện phân tán ở những địa điểm khác nhau chứ không tập trung tại một nơi nhất định.

Trên thế giới, thị trường phi tập trung được tổ chức dưới hình thức một thị trường giao dịch “qua quầy” – OTC Market (Over-the-counter Market). Đó là hình thức giao dịch mà những nhà buôn chứng khoán (dealer) tại các địa điểm khác nhau công bố một danh mục chứng khoán với giá mua và bán được yết sẵn, và họ sẽ sẵn sàng mua hoặc bán chứng khoán thẳng cho những ai chấp nhận giá của họ. Do hoạt động mua bán chứng khoán tại thị trường OTC đều được thực hiện qua mạng máy tính nên các nhà buôn chứng khoán cũng như khách hàng có điều kiện biết rõ các mức giá mà các nhà buôn chứng khoán khác chào bán, vì vậy tính chất cạnh tranh của thị trường này rất cao, chẳng kém gì Sở giao dịch.

Như vậy thị trường O.T.C không phải là một thị trường hiện hữu, nó không có địa điểm tập trung nhất định mà thay vào đó là một hệ thống thông tin liên lạc hiện đại mà các bên tham gia thị trường sử dụng để thương lượng việc mua bán chứng khoán.

Do hình thức tổ chức như vậy nên các chứng khoán mua bán tại thị trường OTC rất đông đảo và đa dạng, nó bao gồm chứng khoán của cả những công ty chưa đủ điều kiện yết giá tại Sở giao dịch lẫn những công ty chưa muốn yết giá tại Sở giao dịch. Theo các số liệu thống kê thì ở các nước phát triển giá trị các chứng khoán được mua bán qua thị trường O.T.C lớn hơn rất nhiều so với mua bán tại Sở giao dịch.

Ngoài hai hình thức giao dịch mua bán chứng khoán đã nêu trên: giao dịch tại Sở giao dịch và giao dịch tại thị trường OTC, trên thị trường tài chính thực tế còn tồn tại một bộ phận các giao dịch mua bán trực tiếp giữa những người sở hữu chứng khoán. Thị trường các giao dịch chứng khoán này có thể gọi là thị trường tự do hay thị trường chợ đen. Các thị trường này xuất hiện đầu tiên trong lịch sử phát triển của thị trường tài chính, khi mà những người nắm giữ chứng khoán có nhu cầu bán lại những chứng khoán của mình.

Ngay cả ngày nay, mặc dù đã xuất hiện những thị trường tiên tiến hơn như Sở giao dịch hay thị trường OTC, loại thị trường tự do này vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên quy mô của chúng không lớn lắm, độ rủi ro lại cao, và chỉ có ý nghĩa tại các nước mới hình thành thị trường tài chính

Tham khảo ngay bài viết: học khóa kế toán ngắn hạn ở đâu

học xuất nhập khẩu ở đâu

 

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Các loại hình trung gian tài chính hiện nay

Các loại hình trung gian tài chính hiện nay

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo