Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 17/07/2024 27 phút đọc

Để tạo ra thu nhập, doanh nghiệp phải chịu mất đi 1 khoản tiền do nguyên vật liệu bị tiêu dùng, máy móc bị hao mòn, trả lương cho người lao động... Khoản tiền bị mất đi đó gọi là chi phí. Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về vật chất, về lao động mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để có được thu nhập trong 1 thời kỳ (thường là tháng, quý, năm). Nếu tài sản, vốn, nguồn vốn được xét tại mỗi thời điểm thì chi phí, thu nhập, lợi nhuận lại cần xét trong 1 khoảng thời gian. học kế toán tổng hợp ở đâu

Không phải toàn bộ số tiền doanh nghiệp bỏ ra chi tiêu (sử dụng quỹ tiền tệ) mua sắm tài sản trong kỳ đều trở thành chi phí mà chỉ gồm phần thực sự mất đi để tạo ra thu nhập trong kỳ. Chẳng hạn trong số tiền chi mua máy móc trong kỳ thì chỉ có 1 phần tiền đó bị mất đi trong kỳ sản xuất kinh doanh do máy móc bị hao mòn.

>>>>>Xem thêm: Phân tích mục tiêu của chính sách tiền tệ

Chi phí không chỉ liên quan trực tiếp mà còn liên quan gián tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp như chi phí đào tạo, y tế, trợ cấp thôi việc...

Không phải khoản chi nào của doanh nghiệp cũng được coi là chi phí. Các khoản chi không liên quan đến quá trình tạo ra thu nhập như chi ủng hộ, từ thiện không được coi là chi phí. Chi khen thưởng, phúc lợi, ốm đau, chi sự nghiệp cũng không được coi là chi phí.

Nghiên cứu chi phí có ý nghĩa trong việc tính toán đúng kết quả kinh doanh (lãi, lỗ), tránh hiện tượng lãi giả lỗ thật do không hạch toán đầy đủ chi phí. Đồng thời giúp tính giá thành sản phẩm để từ đó phát hiện nguyên nhân dẫn đến chi phí bất hợp lý để có biện pháp khắc phục và để xác định giá cả.

Doanh nghiệp phi tài chính gồm có 2 hoạt động là sản xuất, thương mại, dịch vụ (gọi chung là sản xuất kinh doanh) và đầu tư tài chính. Do đó căn cứ vào loại hoạt động, chi phí của doanh nghiệp phi tài chính gồm có chi sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường.

I. Chi phí sản xuất kinh doanh

Xét theo nguyên nhân phát sinh hay nội dung kinh tế của chi phí, có 8 yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh như sau: học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội

  • Chi phí nguyên vật liệu (trong doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ), hàng hoá mua vào (trong doanh nghiệp thương mại). Để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu các doanh nghiệp thường xây dựng các định mức tiêu hao. kế toán trong doanh nghiệp xây lắp
  • Chi phí dụng cụ sản xuất kinh doanh. Cộng đồng xuất nhập khẩu
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định hay chi phí hao mòn tài sản cố định.
  • Chi phí nhân công: gồm tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất tiền lương như phụ cấp, trợ cấp và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, y tế do doanh nghiệp chịu.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: là chi phí trả cho tổ chức, cá nhân bên ngoài về các dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp như: điện, nước, điện thoại, uỷ thác xuất nhập khẩu, bảo hiểm...
  • Chi phí tiếp thị như quảng cáo, khuyến mại...
  • Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác, trừ thuế thu nhập doanh nghiệp và thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vì đây là những khoản lấy từ lợi nhuận.
  • Chi phí khác như lãi vay, chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí...

Doanh nghiệp có 3 bộ phận làm việc, đó là bộ phận sản xuất, bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Căn cứ vào địa điểm phát sinh, tương ứng có 3 loại chi phí là chi phí sản xuất, bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Hai loại chi phí sau gọi là chi phí ngoài sản xuất. Để phục vụ quản lý chi phí, mỗi loại chi phí này lại được chia tiếp theo nguồn gốc phát sinh. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm

Cách phân loại kết hợp như vậy có tác dụng trong việc xây dựng các định mức chi tiêu phù hợp và tạo thuận tiện cho việc phân tích tìm ra chi phí bất hợp lý để khắc phục.

1. Chi phí sản xuất

Là chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để chế tạo sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ. Doanh nghiệp thương mại không có loại chi phí này. Xét theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng sản phẩm có 2 loại:

- Chi phí sản xuất trực tiếp: là chi phí có mối quan hệ tỉ lệ thuận với khối lượng sản xuất nên nó là chi phí biến đổi. Tất cả các chi phí còn lại của doanh nghiệp là chi phí cố định. Chi phí sản xuất gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp để chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ trong kỳ. học kế toán thuế
  • Chi phí nhân công trực tiếp: là khoản tiền trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, thực hiện dịch vụ.

Chi phí sản xuất

- Chi phí sản xuất chung: là chi phí phục vụ sản xuất phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ, không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm tạo ra trong kỳ, bao gồm:

  • Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định thuộc bộ phận sản xuất
  • Chi phí nhân viên phân xưởng (quản đốc, nhân viên kế toán, thống kê, thủ kho phân xưởng, công nhân sửa chữa máy móc thiết bị...) học kế toán tổng hợp ở đâu tốt
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài
  • Chi phí khác như chi phí tiếp khách của phân xưởng, thuế tài nguyên (nếu có)...

2. Chi phí ngoài sản xuất, gồm 2 loại:

- Chi phí bán hàng hay chi phí tiêu thụ: là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Căn cứ vào tác dụng, chi phí bán hàng chia thành 2 loại: tuyển dụng hr

  • Chi phí lưu thông: là những chi phí liên quan tới bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp, bán hàng.
  • Chi phí tiếp thị: là những chi phí gắn liền với việc đẩy mạnh khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường như chi phí giới thiệu sản phẩm (quảng cáo, tham gia hội chợ, chào hàng), bảo hành, khuyến mại, hội nghị khách hàng. nên học kế toán thực hành ở đâu

Xét về nội dung kinh tế, chi phí bán hàng gồm có các chỉ tiêu: chi phí nhân viên (nhân viên bán hàng, vận chuyển, bảo hành...), khấu hao tài sản cố định (cửa hàng, kho, phương tiện vận tải...), bao bì, dụng cụ (đo lường, tính toán...), dịch vụ mua ngoài... ở khâu bán hàng. môn nguyên lý kế toán

- Chi phí quản lý doanh nghiệp (gọi tắt là chi phí quản lý) hay còn gọi là chi phí quản lý chung: là chi phí bỏ ra để duy trì hoạt động của bộ máy quản lý doanh nghiệp (ban giám đốc và các phòng ban), gồm chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính và các chi phí khác. Căn cứ vào nội dung kinh tế, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những chỉ tiêu sau: học tin học văn phòng

  • Chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý
  • Chi phí nhân viên quản lý
  • Thuế, phí, lệ phí như thuế môn bài, thuế nhà đất... học kế toán ở đâu tốt
  • Chi phí dự phòng: phản ánh các khoản dự phòng được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (trừ chi phí dự phòng giảm giá đầu tư tài chính)
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài khóa học c&b tphcm
  • Chi phí bằng tiền khác như chi phí hội nghị, giám đốc, tiếp khách, công tác phí, đào tạo, lãi vay, phí bảo hiểm tài sản ở bộ phận quản lý...

So với chi phí sản xuất và chi phí bán hàng thì đây là chi phí không liên quan trực tiếp đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên còn gọi là chi phí gián tiếp.

Khi tính lãi gộp (lãi vẫn còn chứa chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp) doanh nghiệp cần biết giá trị gốc của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá trị gốc đó gọi là giá vốn hàng bán. Đối với doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, giá vốn hàng bán được tạo thành từ chi phí sản xuất. Đối với doanh nghiệp thương mại giá vốn hàng bán là giá trị thực tế của hàng hoá xuất bán trong kỳ. Giá trị thực tế là giá mua cộng với các chi phí phát sinh cho đến khi hàng nhập kho của doanh nghiệp. Như vậy chi phí của doanh nghiệp thương mại được chia thành giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm

Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh với khối lượng sản phẩm được tạo ra, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh còn chia thành 2 loại:

- Chi phí cố định hay chi phí bất biến: là những chi phí không bị biến động trực tiếp theo sự thay đổi của khối lượng sản phẩm được sản xuất. Thuộc loại này gồm có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

- Chi phí biến đổi hay chi phí khả biến: là những chi phí bị biến động trực tiếp theo sự thay đổi của khối lượng sản phẩm được sản xuất. Thuộc loại này gồm các chi phí còn lại là chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Cách phân loại này giúp nhà quản lý phân tích điểm hoà vốn để ra quyết định đầu tư và phân tích giá thành sản phẩm. học nguyên lý kế toán ở đâu tốt

II. Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường

Tìm hiểu chi tiết về chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường

1. Chi phí hoạt động tài chính:

Là chi phí phát sinh liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính. Ứng với từng loại hoạt động tài chính có các khoản chi sau:

- Chi phí đầu tư chứng khoán như hoa hồng môi giới mua bán chứng khoán...

- Chi phí hoạt động liên doanh như chi phí đánh giá lại tài sản cố định đem góp vốn liên doanh, chi phí vận chuyển, lãi tiền vay góp vốn...

- Chi phí hoạt động cho thuê bất động sản như thuế, khấu hao... chi phí liên quan đến đầu tư bất động sản như hoa hồng môi giới...

- Chi phí liên quan đến cho vay vốn và mua bán ngoại tệ. học kế toán thực hành ở đâu tốt

- Các khoản lỗ về hoạt động tài chính như giá mua chứng khoán cao hơn giá bán, vốn liên doanh thu về thấp hơn vốn góp... Lỗ đưa vào chi phí để được bù đắp đủ vốn đầu tư ban đầu và nhằm tính đúng lợi nhuận thu được trong kỳ.

- Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính.

2. Chi phí bất thường:

Là chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp mang lại. Có thể do nguyên nhân khách quan hay chủ quan gây ra. Gồm những khoản chi phí sau:

- Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu

- Giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý và nhượng bán, tức là phần giá trị chưa khấu hao hết nhằm bù đắp đủ vốn đầu tư ban đầu. Tài sản nhượng bán là tài sản vẫn còn tiếp tục sử dụng được trong sản xuất kinh doanh nhưng doanh nghiệp có vốn và nhu cầu thay thế để hiện đại hoá hoặc do thu hẹp hay thay đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh. Thanh lý khi tài sản hư hỏng hoặc lạc hậu về mặt kỹ thuật không thể sử dụng tiếp nên không nhượng bán được. Khi phải thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết do lạc hậu có nghĩa là người quản lý tài chính đã chọn thời điểm khấu hao không sát với tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định.

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng như để nợ vay quá hạn, vi phạm pháp luật như chậm nộp thuế ...

- Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm hay bỏ sót khi vào sổ, kỳ này mới phát hiện.

Hai khoản chi phí đầu tiên là do nguyên nhân nhủ quan, còn lại là do khách quan.

III. Giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ biến động theo số lượng sản phẩm được tạo ra, cho nên không có cơ sở để đánh giá tình hình chi phí bỏ ra trong kỳ là hợp lý hay không so với kỳ trước và so với các doanh nghiệp khác và cũng không có căn cứ để tính chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm để xác định giá bán. Vì vậy cần phải so sánh chi phí với số lượng sản phẩm do chi phí đó tạo ra, chỉ tiêu so sánh này gọi là giá thành sản phẩm.

giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất 1 thành phẩm hoặc thực hiện việc cung ứng 1 dịch vụ. Như vậy chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm đều là chi phí nên có mối quan hệ mật thiết. Giá thành sản phẩm được tính bằng chi phí chia cho số lượng sản phẩm do chi phí đó tạo thành.

Căn cứ vào loại chi phí chứa trong giá thành sản phẩm, có 2 loại giá thành:

- Giá thành sản xuất: là chi phí sản xuất cần thiết để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm được tính trên cơ sở giá vốn hàng bán. học kế toán thực hành ở tphcm

- Giá thành toàn bộ: là chi phí sản xuất kinh doanh cần thiết để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm.

Chi phí trong giá thành sản phẩm chia thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. So sánh, đánh giá các chi phí này giữa các thời kỳ giúp xác định nơi phát sinh chi phí bất hợp lý.

Muốn xác định giá bán, nhất là với sản phẩm mới ngoài việc căn cứ vào tình hình cung cầu thị trường, doanh nghiệp phải căn cứ vào giá thành sản phẩm

>>>>Xem thêm: học khóa kế toán ngắn hạn ở đâu

Cách học xuất nhập khẩu

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Nội dung của tài chính doanh nghiệp

Nội dung của tài chính doanh nghiệp

Bài viết tiếp theo

Phân Tích Vốn Chủ Sở Hữu: Cấu Trúc, Vai Trò và Ý Nghĩa Tài Chính

Phân Tích Vốn Chủ Sở Hữu: Cấu Trúc, Vai Trò và Ý Nghĩa Tài Chính
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo