Phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 37 phút đọc

Nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Vốn đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, song căn cứ vào đặc điểm trách nhiệm pháp lý có 2 loại là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả (ngắn hạn và dài hạn). Cách phân loại này đồng thời cho thấy thời hạn sử dụng của các nguồn vốn. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn được cân đối với nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn.

1. Nguồn vốn chủ sở hữu (Equity)

Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp nên doanh nghiệp không có trách nhiệm phải trả vốn đó cho người khác. Số liệu về vốn chủ sở hữu giúp cho thấy trong số giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu được dùng để đảm bảo trả nợ. khóa học c&b tphcm

Có 2 nguồn hình thành vốn chủ sở hữu là nguồn vốn - quỹ (vốn tự có) và nguồn kinh phí.

Vốn tự có được tạo thành từ vốn góp của chủ doanh nghiệp và lợi nhuận để lại, ngoài ra còn có thể từ viện trợ, biếu tặng. nghiệp vụ xuất nhập khẩu

1.1. Nguồn vốn - quỹ

Được chia thành 5 chỉ tiêu phân tích, quản lý như sau:

Nguồn vốn kinh doanh:

nguồn vốn tạo ra các tài sản đang phục vụ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ 1 phần tài sản là tiền và chi phí của 4 nguồn vốn - quỹ còn lại. Vì vậy đây là nguồn vốn chính tạo nên vốn tự có. Nguồn vốn kinh doanh được hình thành chủ yếu từ 2 nguồn:

- Từ sự đóng góp của chủ doanh nghiệp (chủ sở hữu) khi thành lập doanh nghiệp và đóng góp bổ sung trong quá trình hoạt động. Nguồn vốn đóng góp ban đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc xin giấy phép thành lập. hạch toán kế toán xây lắp

Muốn thành lập doanh nghiệp, vốn tự có ít nhất bằng vốn pháp định. Vốn pháp định là số vốn tối thiểu cần thiết để doanh nghiệp hoạt động được bình thường do Nhà nước quy định phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh. Vốn tự có ban đầu khi thành lập doanh nghiệp gọi là vốn điều lệ vì được ghi trong điều lệ hoạt động của doanh nghiệp. Riêng đối với doanh nghiệp tư nhân không cần có điều lệ hoạt động thì gọi là vốn kinh doanh. học chứng chỉ kế toán trưởng online

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn tự có ban đầu gọi là vốn pháp định. Vốn điều lệ, vốn tự có ban đầu của doanh nghiệp tư nhân ít nhất phải bằng vốn pháp định, thường trong thực tế lớn hơn vốn pháp định.

Trong quá trình kinh doanh, các chủ sở hữu có thể góp vốn bổ sung tăng vốn điều lệ (tăng nguồn vốn kinh doanh), chẳng hạn công ty cổ phần phát hành cổ phiếu mới. Ngược lại khi trả vốn cho chủ sở hữu thì nguồn vốn kinh doanh bị giảm. bài tập về nguyên lý kế toán

- Bổ sung từ lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho sự phát triển vốn tự có.

Ngoài 2 nguồn cơ bản trên thì 1 số doanh nghiệp có thể bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ quà tặng, biếu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước…

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

Là nguồn vốn dùng cho việc xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định để mở rộng quy mô kinh doanh và đổi mới công nghệ.

Chỉ tiêu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong bảng phản ánh vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện có của doanh nghiệp gồm vốn chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng công tác xây dựng cơ bản chưa hoàn thành, chưa được quyết toán tại thời điểm báo cáo. học kế toán qua video

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành từ 2 nguồn giống như của nguồn vốn kinh doanh: vốn góp bổ sung của chủ sở hữu và từ lợi nhuận để lại.

Xây dựng chỉ tiêu này trong thành phần của nguồn vốn - quỹ để theo dõi tiến độ xây dựng cơ bản và sử dụng vốn đúng mục đích. Khi có phần công trình xây dựng cơ bản hoàn thành và quyết toán thì nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản giảm và nguồn vốn kinh doanh tăng tương ứng với phần giá trị công trình được quyết toán.

Hai nguồn vốn kể trên (gọi chung là nguồn vốn) còn được phân loại thành vốn chủ sở hữu cấp (chẳng hạn vốn ngân sách nhà nước cấp), vốn cổ phần, vốn liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh) và vốn tự bổ sung.

Quỹ: khóa học c&b

Nói chung mỗi quỹ được thành lập là nhằm mục đích chi tiêu nhất định, sự khác nhau giữa các quỹ thường là do mục đích của quỹ quyết định và cũng mục đích của quỹ quyết định nguồn hình thành quỹ. Doanh nghiệp có 3 quỹ và đều được hình thành từ lợi nhuận

- Quỹ phát triển kinh doanh: Dùng để đầu tư chiều sâu như nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ, chế thử sản phẩm mới và dùng để mua sắm đổi mới tài sản cố định. Khi các công trình nghiên cứu và mua sắm tài sản cố định hoàn thành thì kết chuyển sang nguồn vốn kinh doanh. Quỹ này còn dùng bổ sung vốn xây dựng cơ bản hợp đồng thuê nhà xưởng

- Quỹ dự phòng (dự trữ) tài chính: Nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường khi gặp rủi ro gây tổn thất tài sản mà biện pháp tham gia bảo hiểm và phòng chống rủi ro khác không có hoặc khi khiếu nại bồi thường chưa được công ty bảo hiểm giải quyết xong hoặc không được bồi thường do doanh nghiệp thiếu trách nhiệm gây ra. Ngoài mục đích chính ở trên quỹ dự phòng tài chính còn có thể dùng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản nếu được phép của cơ quan có thẩm quyền khi quỹ dự phòng đã được trích lập tương đối lớn và doanh nghiệp đang có kế hoạch đầu tư. Sau đó phải bù đắp cho đủ mức quy định theo pháp luật (ít nhất 10% vốn điều lệ). khóa học kế toán trưởng

- Quỹ khen thưởng và phúc lợi: Dùng để khen thưởng cho người lao động có thành tích như có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, có năng suất lao động cao... và khen thưởng cuối năm, cuối quý. Phần phúc lợi dùng để chi trợ cấp khó khăn, nghỉ mát, phong trào văn hoá văn nghệ…

Trong bảng tổng kết tài sản, chỉ tiêu quỹ phản ánh số tiền còn chưa sử dụng của từng quỹ tại thời điểm báo cáo. Riêng quỹ phát triển kinh doanh còn phản ánh cả công trình nghiên cứu và hoạt động mua sắm tài sản cố định chưa quyết toán hoặc chưa hoàn thành.

Lãi chưa phân phối:

Phản ánh số lãi hoặc số lỗ chưa được quyết toán hoặc quyết toán rồi nhưng chưa phân phối vào 2 nguồn vốn và các quỹ ở trên và chưa trả lãi cho người góp vốn. kỹ năng tin học văn phòng

Chênh lệch giá, gồm có 2 loại:

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản, chủ yếu đối với tài sản cố định trong 2 trường hợp sau:

  • Khi giá cả tài sản bị biến động, thường do lạm phát hoặc tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm bảo toàn vốn.
  • Khi góp vốn liên doanh, cổ phần bằng tài sản mà có sự chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ kế toán với giá trị thực tế.

- Chênh lệch tỷ giá: Do nguyên tắc hạch toán kế toán là chỉ ghi sổ kế toán bằng đồng nội tệ và chuyển đổi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế có sử dụng ngoại tệ nên khi tỷ giá thay đổi dẫn đến chênh lệch giá trị tài sản, nguồn vốn có gốc ngoại tệ. Nếu tỷ giá tăng thì chênh lệch tỷ giá dương và ngược lại. Chỉ tiêu chênh lệch giá phản ánh chênh lệch do đánh giá lại tài sản hoặc do thay đổi tỷ giá chưa được xử lý. học kế toán thực hành online

Chỉ tiêu lãi chưa phân phối và chênh lệch giá mà âm thì khi xử lý sẽ làm giảm nguồn vốn kinh doanh, nếu dương thì làm tăng nguồn vốn kinh doanh; đồng thời giá trị của các loại tài sản liên quan để đánh giá lại tài sản và điều chỉnh tỷ giá cũng giảm, tăng tương ứng.

Chỉ tiêu lãi chưa phân phối và chênh lệch giá chỉ tồn tại tạm thời khi chưa xử lý, nếu âm thì khi xử lý sẽ làm giảm nguồn vốn kinh doanh, ngược lại nếu dương thì tăng nguồn vốn kinh doanh. Riêng lãi chưa phân phối còn được đưa vào nguồn vốn xây dựng cơ bản, quỹ và trả lãi cho người góp vốn. Như vậy nó không gắn với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp. Lập 2 chỉ tiêu này để thấy được cần tiếp tục phân phối vốn mới được bổ sung từ lợi nhuận và chênh lệch giá, đồng thời khi 2 chỉ tiêu này âm cho thấy vốn tự có của doanh nghiệp thực chất là bao nhiêu fca

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn tự có liên tục được bổ sung từ lợi nhuận thu được nhưng không bắt buộc phải đăng ký tăng vốn điều lệ vì vậy vốn tự có nói chung và nguồn vốn kinh doanh nói riêng luôn lớn hơn vốn điều lệ đang đăng ký.

Các nguồn vốn tự có ở trên có mối quan hệ chuyển hoá sang nhau, nguồn này tăng thì nguồn kia giảm, nhất là 2 chỉ tiêu lãi chưa phân phối và nguồn vốn kinh doanh.

Giống như quản lý tài sản, việc quản lý nguồn vốn cũng được thông qua công cụ kế toán.

Số dư bên phải (bên có) thể hiện giá trị nguồn vốn tại thời điểm xem xét và ghi vào bên phải của bảng tổng kết tài sản. tự học kế toán online miễn phí

1.2. Nguồn kinh phí

Quỹ quản lý của cấp trên: Chỉ có ở các doanh nghiệp cấp trên được phép lập quỹ

quản lý, đó là tổng công ty. Quỹ hình thành do các đơn vị cấp dưới nộp lên để chi

tiêu cho bộ máy quản lý của đơn vị cấp trên. Chỉ tiêu này phản ánh số tiền quỹ

quản lý của cấp trên hiện còn chưa chi dùng.

Nguồn kinh phí sự nghiệp: Chỉ tiêu nguồn kinh phí sự nghiệp trong bảng phản ánh số kinh phí được cấp đã chi tiêu nhưng chưa được quyết toán hoặc chưa sử dụng.

Số tiền chi sự nghiệp bên tài sản ứng với số tiền của nguồn kinh phí sự nghiệp đã chi tiêu nhưng chưa được quyết toán. Kinh phí chưa sử dụng là hiệu số giữa chỉ tiêu nguồn kinh phí sự nghiệp và chi sự nghiệp.

Nguồn kinh phí là của ngân sách nhà nước và cấp trên cấp nên khi chưa sử dụng hoặc chưa được quyết toán thì vẫn chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp vì vậy vốn tự có không bao gồm chỉ tiêu này.

Xem thêm: Tìm hiểu các công cụ lưu thông trên thị trường vốn

2. Nợ phải trả (Debt)

Nợ phải trả là số tiền mà doanh nghiệp vay, thuê tài chính cho nên doanh nghiệp có trách nhiệm trả cho các chủ nợ số tiền đó sau 1 thời hạn nhất định. Có 4 nguồn hình thành nợ phải trả:

Nợ phải trả

- Vay nợ (nợ vay): thông qua các hình thức vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, vay cán bộ công nhân viên, vay chính phủ. Có thể vay trong nước và nước ngoài. Còn hình thức tín dụng thương mại thuộc các khoản phải trả, giống như khoản cấp tín dụng thương mại thuộc phải thu của khách hàng.

  • Thuê tài chính
  • Các khoản phải trả (Accounts payable) gồm có nợ tiền hàng, nợ thuế, nợ lương: hình thành do 2 nguyên nhân sau:
  • Do chế độ thanh toán đem lại nên có thời hạn ngắn và không phải trả lãi như thuế, tiền lương chưa đến kỳ phải trả, tiền hàng chưa đến ngày hết hạn thanh toán… vì trong tiền bán hàng thu được đã có chứa thuế, tiền lương nhưng các khoản nợ này trả theo định kỳ nên chưa đến kỳ trả thì doanh nghiệp được tạm thời sử dụng. Các hình thức thanh toán ngay (trừ thanh toán bằng tiền mặt) cũng sau 1 thời gian từ khi chấp nhận trả tiền (tức là từ khi sở hữu hàng hoá dịch vụ) mới phải thanh toán.

Khoản phải trả kể trên sẽ trở thành vốn chiếm dụng bất hợp pháp nếu không được trả nợ đúng hạn. Tỷ lệ vốn chiếm dụng bất hợp pháp trên tổng số vốn chiếm dụng của không ít doanh nghiệp hiện nay rất cao, cho thấy phân tích tình hình tài chính khó khăn và kết quả kinh doanh yếu kém của những doanh nghiệp đó.

  • Do doanh nghiệp mua chịu hàng hoá dịch vụ, tức là thanh toán về sau.
  • Nhận ký quỹ, ký cược, chi phí trả trước…

Trong các nguồn nợ phải trả trên thì vay nợ, thuê tài chính và mua chịu có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng quy mô kinh doanh và hiện đại hoá thiết bị.

Căn cứ vào thời hạn trả nợ, nợ phải trả được chia thành 3 loại: nợ ngắn hạn, dài hạn và nợ khác.

2.1. Nợ ngắn hạn (Short-term debt):

Là khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh. Căn cứ vào nguồn hình thành, nợ ngắn hạn chia thành 3 loại:

- Vay ngắn hạn: Thường dùng để đầu tư tài sản lưu động không thường xuyên cần thiết như mua nguyên vật liệu dự trữ khi thời vụ... hoặc để trả các khoản nợ đến hạn do chưa kịp thu hồi các khoản phải thu.

- Nợ dài hạn đến hạn trả: là nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán. Vào cuối năm tài chính, doanh nghiệp căn cứ vào hợp đồng vay và thuê tài chính xác định số nợ dài hạn đã đến hạn phải thanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo và chuyển sang chỉ tiêu nợ dài hạn đến hạn trả.

Việc tách ra này có tác dụng giúp doanh nghiệp bố trí nguồn vốn trả nợ kịp thời mà không bị đọng vốn, đồng thời cho ta thấy nợ dài hạn đã đến hạn phải trả trong năm tài chính kể cả nợ quá hạn, qua đó giúp đánh giá đúng khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này phản ánh số nợ còn phải trả của nợ dài hạn đã đến hạn trả trong năm tài chính hoặc quá hạn phải trả. học chứng chỉ kế toán trưởng ở đâu

Các khoản phải trả, gồm 6 hình thức cụ thể sau:

- Phải trả cho người bán.

- Người mua trả tiền trước: tức là người mua đã ứng trước cho doanh nghiệp, khi giao sản phẩm, doanh nghiệp trừ đi số tiền này.

- Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước như phí, lệ phí, thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, phụ thu.

- Phải trả công nhân viên về tiền lương, tiền công, phụ cấp.

- Phải trả cho các đơn vị nội bộ: Trong phần tài sản chúng ta đã được biết các khoản phải thu nội bộ. Phải thu của đơn vị cấp dưới là khoản phải trả của đơn vị cấp trên hoặc của đơn vị cấp dưới khác, phải thu của đơn vị cấp trên là khoản phải trả của đơn vị cấp dưới.

- Các khoản phải trả, phải nộp khác: Như nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn của đơn vị khác, phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do doanh nghiệp đóng góp phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội, y tế, trả lãi cho các bên tham gia góp vốn... Trong thời hạn ký quỹ, ký cược doanh nghiệp được sử dụng số tài sản này và đồng thời theo dõi nó như một khoản nợ ngắn hạn.

Trong số các tài sản của doanh nghiệp có 2 loại chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: tài sản thuê tài chính và tài sản nhận ký quỹ, ký cược ngắn dài hạn; do đó nguồn vốn hình thành thuộc nợ phải trả. Ký cược thường ít thực hiện còn ký quỹ thường gửi ở tài khoản phong toả ở ngân hàng nên nguồn vốn này không đáng kể và đưa vào loại nợ phải trả khác.

Các khoản nợ ngắn hạn được trang trải từ tiền bán hàng và tiền thu hồi các khoản đầu tư tài chính đến hạn. Nếu gặp khó khăn tiêu thụ sản phẩm hoặc tiền bán hàng và các khoản đầu tư tài chính không thu hồi được đúng hạn thì doanh nghiệp phải vay nợ mới để trả nợ cũ đến hạn.

Chỉ tiêu nợ ngắn hạn phản ánh số nợ ngắn hạn chưa đến ngày phải trả hoặc đã quá hạn trả. Nợ quá hạn làm suy giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp và phản ánh tình hình tài chính và uy tín của doanh nghiệp.

Cách phân loại nợ ngắn hạn kể trên giúp cho việc đánh giá tính chất của từng khoản nợ để bố trí thời gian, nguồn trả nợ phù hợp và có sự ưu tiên khi cần thiết, chẳng hạn ưu tiên trả lương cho người lao động.

2.2. Nợ dài hạn (Long-term debt):

Là khoản nợ mà thời gian trả nợ trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh. Khoản nợ này dùng để đầu tư tài sản cố định và vốn lưu động thường xuyên cần thiết. Căn cứ vào nguồn hình thành, nợ dài hạn chia làm 2 loại:

- Vay dài hạn

- Nợ vay dài hạn khác, chủ yếu là thuê tài chính nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh nợ dài hạn còn chưa đến hạn trả trong niên độ kế toán. Phần đến hạn trả đã được tách ra như chúng ta đã nói ở nợ dài hạn đến hạn trả. Như vậy nợ dài hạn không bao gồm nợ quá hạn.

2.3. Nợ khác: có các dạng chính sau

- Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn: Chỉ bao gồm tài sản ký quỹ, ký cược dưới dạng tiền. Vì trong thời hạn doanh nghiệp được dùng tạm thời và làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu bằng hiện vật thì được theo dõi ngoài bảng nhưng ít khi xảy ra. Nếu có nhận cầm cố thế chấp bằng tài sản cũng đưa ra ngoài bảng.

- Chi phí phải trả hay chi phí trích trước: Là chi phí hoạt động kinh doanh được ghi nhận trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh. Cần tính trước vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây ra đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh. Những chi phí này phải dự trù trước được như tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép, chi phí sửa chữa tài sản cố định...

Cách phân loại nợ phải trả theo thời gian như trên có tác dụng bố trí nguồn trả nợ kịp thời mà không bị đọng vốn, đồng thời giúp đánh giá đúng đắn khả năng thanh toán của doanh nghiệp (vì nợ dài hạn đến hạn trả và toàn bộ nợ quá hạn thuộc về nợ ngắn hạn).

Toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp còn có thể chia thành nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn. Nguồn vốn dài hạn gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc đánh giá, bố trí nguồn vốn ngắn hạn, dài hạn phù hợp với thời hạn đầu tư của tài sản khóa học kế toán doanh nghiệp

Tham khảo bài viết: Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Bài viết tiếp theo

Công Nghệ Blockchain Và Ứng Dụng Trong Tài Chính

Công Nghệ Blockchain Và Ứng Dụng Trong Tài Chính
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo