7 cách tính tỷ lệ tăng trưởng bền vững

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 10 phút đọc

Tỷ lệ tăng trưởng bền vững là tỷ lệ mà doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận mà không phải đi vay từ các tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu tư.

Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ, tỷ lệ này mô tả lợi nhuận tăng lên hàng năm mà không phải đầu tư thêm bằng vốn tự có hoặc đi vay ngân hàng. Chủ doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều phải tính tỷ lệ tăng trưởng bền vững, và sử dụng chúng để quyết định liệu họ có đủ vốn đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài hay không.

7 CÁCH TÍNH TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG

Cùng Phân Tích Tài Chính tìm hiểu chi tiết các cách tính tỷ lệ tăng trưởng bền vững trong nội dung bài viết dưới đây

1. Chia doanh thu cho tổng tài sản

Đây là tỷ lệ sử dụng tài sản, phần trăm doanh thu hàng năm tính trên tổng tài sản.

Ví dụ: Tổng tài sản cuối năm là 100 tỷ đồng. Tổng doanh thu cả năm là 25 tỷ đồng. Tỷ lệ sử dụng tài sản là 25/100, hay 25%, có nghĩa là mỗi năm bạn tạo được doanh thu tương đương 25% tổng tài sản.

2. Chia lợi nhuận ròng cho tổng doanh thu

Đây là tỷ suất sinh lời của công ty, hay tỷ lệ phần trăm trong tổng doanh thu được giữ lại cuối năm sau khi thanh toán mọi chi phí. (Lợi nhuận ròng bằng doanh thu trừ chi phí).

Ví dụ: Lợi nhuận ròng là 5 tỷ đồng. Tỷ suất sinh lời là 5/25, hay 20%, có nghĩa là hàng năm bạn giữ lại cho công ty 20% doanh thu, phần còn lại thanh toán chi phí kinh doanh. tỷ lệ tăng trưởng bền vững

3. Chia tổng nợ cho tổng vốn chủ sở hữu

Đây là tỷ lệ sử dụng tài chính của công ty. Tính tổng vốn chủ sở hữu bằng tổng tài sản trừ tổng nợ. khóa học xuất nhập khẩu online

Ví dụ: Tổng nợ là 50 tỷ đồng. Tổng vốn chủ sở hữu là 50 tỷ đồng. Tỷ lệ sử dụng tài chính là 100%

4. Nhân tỷ lệ sử dụng tài sản, tỷ suất sinh lời và tỷ lệ sử dụng tài chính với nhau

Nhân ba tỷ lệ vừa được tính với nhau, ta được tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Chỉ số ROE là tỷ lệ lợi nhuận công ty giữ lại và sử dụng để sinh lời trong tương lai. học kế toán trên mạng

Nhân tỷ lệ sử dụng tài sản, tỷ suất sinh lời và tỷ lệ sử dụng tài chính với nhau

Ví dụ: Nhân ba tỷ số với nhau 25% x 20% x 100% được chỉ số ROE bằng 5%.

5. Chia tổng giá trị cổ tức cho lợi nhuận ròng

Đây là tỷ lệ cổ tức, phần trăm thu nhập chi trả cho cổ đông. (Nếu bạn sở hữu doanh nghiệp nhỏ, bất kỳ khoản tiền nào bạn giữ lại cho mình vào cuối năm, ngoài tiền lương, được gọi là cổ tức).

Ví dụ: Lợi nhuận ròng là 5 tỷ đồng. Giá trị cổ tức là 0,5 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức sẽ là 0,5/5 = 10%.

6. Trừ 100% cho tỷ lệ cổ tức

Đây là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại của công ty, hay phần trăm thu nhập ròng được công ty giữ lại sau khi chi trả cổ tức. học chứng chỉ kế toán trưởng

Ví dụ: 100% – 10% = 90% là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại.

Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại công ty rất quan trọng vì chỉ số này cho biết số thu nhập sẽ chi trả cho cổ tức trong tỷ lệ tăng trưởng bền vững và giả định việc tiếp tục trả cổ tức với tỷ lệ như vậy trong tương lai.

»» Tham khảo »» Khóa học phân tích tài chính cho người không chuyên

7 tỷ lệ tăng trưởng bền vững

7. Nhân tỷ lệ lợi nhuận giữ lại với chỉ số ROE

Đây là tỷ lệ tăng trưởng bền vững. Chỉ số này mô tả lợi nhuận thu được từ việc đầu tư kinh doanh mà không phải phát hành thêm cổ phiếu, đầu tư thêm vào vốn chủ sở hữu, vay thêm nợ hay tăng lợi nhuận cận biên.

Ví dụ: nhân chỉ số ROE vừa được tính với tỷ lệ lợi nhuận giữ lại 5% x 90% để được tỷ lệ tăng trưởng bền vững là 4,5%. Như vậy, doanh nghiệp có thể đạt tỷ lệ tái đầu tư lợi nhuận là 4,5% hàng năm. học kế toán online

Trên đây là bài viết 7 cách tính tỷ lệ tăng trưởng bền vững. Để tránh gặp phải sai sót khi phân tích tài chính doanh nghiệp, giúp bạn có những hướng đi đúng đắn trong quản lý tài chính doanh nghiệp hãy tiếp cận những người có kinh nghiệm hoặc các chuyên gia tài chính, ngoài ra bạn có thể tham gia các khoá học Phân tích tài chính ở các Trung tâm uy tín.

>>> Xem thêm: Quản lý và phân tích bảng cân đối kế toán hoàn hảo nhất

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Quản lý và phân tích bảng cân đối kế toán hoàn hảo nhất

Quản lý và phân tích bảng cân đối kế toán hoàn hảo nhất

Bài viết tiếp theo

Phân Tích Vốn Chủ Sở Hữu: Cấu Trúc, Vai Trò và Ý Nghĩa Tài Chính

Phân Tích Vốn Chủ Sở Hữu: Cấu Trúc, Vai Trò và Ý Nghĩa Tài Chính
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo