Cách Tính Giá Trị Thực Của Cổ Phiếu

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 05/10/2021 24 phút đọc

Trước khi quyết định đầu tư vào mã cổ phiếu nào đó, nhà đầu tư thường sử dụng các cách tính giá trị thực của cổ phiếu. Dựa vào kết quả họ có thể thể biết được giá trị thực của cổ phiếu là bao nhiêu.

Bài viết sau Phân tích tài chính chia sẻ 9 cách tính giá trị thực của cổ phiếu.

1. Định giá cổ phiếu là gì?

Định giá cổ phiếu là một trong những bước quan trọng của công ty cổ phần khi muốn chào bán cổ phiếu, huy động vốn và tăng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường.

Định giá cổ phiếu giúp người đầu tư biết được loại cổ phiếu nào đáng mua và có khả năng sinh lợi lớn nhất. Một cách dễ hiểu đó là đánh giá xem cổ phiếu đó đáng giá bao nhiêu tiền. Sau đó, ta sẽ tiến hành mua vào cổ phiếu nếu giá cổ phiếu thấp hơn so với giá trị ta định giá. Hoặc bán ra cổ phiếu (nếu như nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu đó) nếu giá cổ phiếu hiện đã cao hơn so với định giá để thu lại lợi nhuận.

Mục đích của việc định giá cổ phiếu là xác định giá trị thực của cổ phiếu trong một thời điểm nhất định, nhằm xác định tiềm năng cổ phiếu và đưa ra những quyết định đầu tư liên quan.

2. 09 cách định giá cổ phiếu phổ biến nhất

2.1. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E

Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E là cách phổ biến nhất và có thể áp dụng cho cổ phiếu ở hầu hết các ngành nghề.

Cổ phiếu được định giá theo phương pháp P/E hay chính là dựa vào chỉ số P/E. Theo đó, Chỉ số P/E thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) so với thu nhập của một cổ phần (EPS). Hay nói cách khác để có được 1 đồng thu nhập từ cổ phiếu, nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền. Như vậy, chỉ số P/E cao tức là cổ phiếu đang được định giá cao và ngược lại.

Công thức tính:

P/E = Giá thị trường / EPS

Hay P/E = Vốn hóa công ty / Lợi nhuận sau thuế

Trong đó:

P = Price = Market Price: Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.

EPS = Earning Per Share: Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu

Công thức EPS: = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành)

2.2. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B

Cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B cũng là 1 trong những phương pháp đơn giản nhất. Bạn chỉ cần dữ liệu về giá trị sổ sách (Book Value) của cổ phiếu.

Phương pháp định giá cổ phiếu này sẽ dựa vào chỉ số P/B. Tỷ số P/B được dùng để so sánh giữa giá của một cổ phiếu (Price) với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó (Book value ratio). Tương tự như chỉ số P/E, chỉ số P/B càng thấp tức là cổ phiếu đó đang được định giá thấp và ngược lại.

Công thức tính:

P/B = Giá thị trường / Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu

Hay P/B = Vốn hóa công ty / Vốn chủ sở hữu

Trong đó:

P = Price = Market Price: Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.

B = Book Value: Giá trị sổ sách của một cổ phiếu

2.3. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S

Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/S, là chỉ số đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần (Price/Sales per Share). Và cũng giống như 2 chỉ số đề cập bên trên, chỉ số P/S và cổ phiếu được định giá sẽ tỉ lệ thuận với nhau.

Công thức tính P/S:

P/S = Giá cổ phiếu/ Doanh thu mỗi cổ phần

Trong đó: Doanh thu mỗi cổ phiếu = Tổng doanh thu/ Số lượng cổ phiếu lưu hành

Hoặc: P/S = Tổng vốn hóa/Tổng doanh thu thuần

Trong đó:

P = Price = Market price: Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại

S = Sales per share: Doanh thu thuần trên mỗi cổ phiế

2.4. Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng cổ tức

Có 3 mô hình dựa trên 3 giả thiết về tăng trưởng cổ tức:

- Mô hình 1: cổ tức tăng trưởng với tốc độ không đổi mãi mãi.

- Mô hình 2: cổ tức tăng trưởng với tốc độ không đổi trong 1 số năm nhất định, sau đó chuyển sang một tốc độ tăng trưởng thấp hơn (và không đổi) từ đó cho đến mãi mãi.

- Mô hình 3: cổ tức tăng trưởng với tốc độ không đổi trong 1 số năm nhất định, sau đó tăng trưởng với tốc độ giảm dần trong một số năm, rồi cuối cùng thì giữ nguyên tốc độ tăng trưởng từ đó cho 16 đến mãi mãi.

Công thức đơn giản nhất:

P = D1 / (k – g)

P: Giá trị hợp lý/ Giá trị thật thời điểm năm 0.

D1: Cổ tức của năm 1 (năm tiếp theo)

k: tỷ lệ chiết khấu, tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tư kỳ vọng thu được khi đầu tư vào cổ phiếu, chi phí vốn cổ phần.

g: Tốc độ tăng trưởng cổ tức.

chi-so-tai-chinh

2.5. Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

Định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền tiếng anh là Discount Cash flow, viết tắt là DCF. Đây là phương pháp định giá cổ phiếu được thực hiện dựa trên một nguyên lý: giá trị nội tại (intrinsic value) của doanh nghiệp hiện tại là tổng các dòng tiền tương lai mà công ty sẽ trả cho cổ đông của mình. Từ đó nhà phân tích sẽ tìm cách dự tính giá trị của công ty trong tương lai 5 - 10 năm tới. Sau đó chiết khấu lại về giá trị hiện tại.

Hiểu một cách đơn giản, phương pháp này dựa trên giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà doanh nghiệp đó thu được trong tương lai, được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng với một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của doanh nghiệp đó.

Công thức tính chiết khấu dòng tiền là:

PV = FV / (1 + r)^n

Với: r là suất chiết khấu, n là số năm.

2.6. Định giá cổ phiếu theo phương pháp EV/EBIT, & EV/EBITDA

Trong các chỉ số định giá cơ bản như P/E, P/B, P/S thì có thể nói 2 chỉ số EV/EBIT và EV/EBITDA có sự gần giống với chỉ số P/E nhất. Tuy nhiên điểm khác biệt của chúng cũng rất rõ rệt:

EV/EBIT loại bỏ sự thay đổi trong cơ cấu vốn, nhằm giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn khi các doanh nghiệp có cấu trúc vốn khác nhau, hiểu đơn giản là quy đồng mẫu những công ty có mức nợ và tiền mặt khác nhau.

EV/EBITDA thì mạnh dạn hơn loại bỏ sự thay đổi trong cơ cấu vốn, và khấu hao nhằm giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn khi các doanh nghiệp có cấu trúc vốn khác nhau, hay ngành khác nhau.

Công thức tính

EV chia cho EBIT

EV chia cho EBITDA

Trong đó:

EV: Là giá trị doanh nghiệp.

EBIT: Là lợi nhuận trước lãi vay và thuế

EBITDA: Là Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao

Cụ thể hơn:

EV (giá trị doanh nghiệp) = Vốn hóa thị trường + Tổng nợ – Tiền mặt

EBITDA = Lợi nhuận thuần trước thuế + Chi phí lãi vay + Khấu hao

EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

2.7. Định giá cổ phiếu theo phương pháp PEG

Chỉ số PEG là một chỉ số tài chính quan trọng, tuy nhiên được biết đến ít hơn so với người anh em của nó là chỉ số P/E. Chỉ số PEG còn gọi tên là Hệ số PEG, hay tỷ số PEG.

P/E được xem là số tiền phải trả cho 1 đồng thu nhập, hay P/E chính là số năm hòa vốn nếu lợi nhuận không đổi.

Nhưng thực tế lợi nhuận của doanh nghiệp luôn thay đổi theo thời gian, đó là 1 trong nhiều lý do tạo nên chỉ số P/E khác nhau giữa các doanh nghiệp.

Công thức tính chỉ số PEG là:

PEG = PE/G

Với:

PE: Tức là chỉ số P/E

G: Tốc độ tăng trưởng trong tương lai (%)

Khi đó ta hiểu:

Nếu một cổ phiếu có chỉ số P/E bằng 15, và khi ta có chỉ số G
- Trường hợp 1: Khi G = 10%, thì khi đó PEG = 15/10 =1.5
- Trường hợp 2: Khi G = 15%, thì khi đó PEG = 15/15 = 1
- Trường hợp 3: Khi G = 20%, thì khi đó PEG = 15/20 = 0.75

2.8. Định giá theo phương pháp theo công thức Benjamin Graham

Benjamin Graham là cha đẻ của phương pháp đầu tư giá trị. Do đó những công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham nếu bạn hiểu đúng và đầy đủ sẽ giúp bạn có được lợi nhuận tuyệt vời.
Nguyên tắc của đầu tư giá trị là Biên an toàn. Tức là mua cổ phiếu thấp hơn đáng kể so với giá trị thực của cổ phiếu.

3 công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham

- Công thức định giá 1(CT1)

Value = EPS x (8.5 +2g)

Value: Là giá trị thực mà ta đang tính toán

EPS: Tổng EPS (thu nhập trên mỗi cổ phần) của 12 tháng

8,5: Hằng số biểu thị tỷ lệ PE của công ty với mức tăng trưởng 0%

g: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dài hạn (5-10 năm) của công ty

- Công thức định giá 2 (CT2)

Value= [EPS x (8.5 +2g) x 4.4] / Y

Value – EPS – 8,5­ – g: Được hiểu như công thức định giá 1 của Graham

4: Tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu yêu cầu. Tỷ lệ phi rủi ro là 4,4% vào khoảng năm 1962, khi mô hình này được giới thiệu

Y: Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp AAA 20 năm hiện tại.

- Công thức định giá 3 (CT3)

Ở mức độ này, Cách ước lượng giá trị thật của Benjamin Graham sẽ phụ thuộc vào EPS (Thu nhập trên mỗi cổ phần) & BVPS (Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần), nó thể hiện sự hài hòa giữa tài sản & thu nhập. Công thức định giá thứ 3 là :

Value = (22.5 X EPS X BVPS) ^ (½)

2.9. Công thức định giá cổ phiếu mà Peter Lynch & John Neff dùng – sự kết hợp giữa cổ tức, tốc độ tăng trưởng & P/E

Những cổ phiếu phù hợp sử dụng công thức này, là những doanh nghiệp ổn định, tăng trưởng không cao (<10%/năm) & trả cổ tức tương đối.

Công thức đó là:

(R + G) / PE > 1,5

Chỉ số này càng cao càng tốt

Trong đó:

R: Tỷ suất cổ tức (%)

R = Cổ tức bằng tiền (VNĐ)/ Giá cổ phiếu hiện tại

G: Tốc độ tăng trưởng dài hạn (%)

PE: Chỉ số P/E của cổ phiếu

Trên đây là cách tính giá trị thực của cổ phiếu. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức và đầu tư có hiệu quả bạn có thể tham khảo học phân tích đầu tư chứng khoán tại địa chỉ đào tạo uy tín.

Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Review Khóa Học Kế Toán Cho Người Mới Bắt Đầu TỐT NHẤT

Review Khóa Học Kế Toán Cho Người Mới Bắt Đầu TỐT NHẤT

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo