Phái Sinh Là Gì? Chứng Khoán Phái Sinh Là Gì?

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 19/07/2024 14 phút đọc

Phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh là gì? Trong thị trường chứng khoán ngoài cổ phiếu, chứng khoán phái sinh cũng là sản phẩm tài chính tạo cho nhà đầu tư lợi nhuận. Tham khảo chi tiết hơn ở bài viết sau của Phân tích tài chính.

1. Phái sinh là gì?

Phái sinh là một công cụ mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của một loại hàng hóa khác (được gọi là tài sản cơ sở). Các tài sản cơ sở của phái sinh có thể là cổ phiếu, trái phiếu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, đặc điểm tín dụng, chỉ số, hàng hóa và có thể là các công cụ phái sinh khác.

2. Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh (CKPS) được định nghĩa là một công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng mà trong đó giá trị của CKPS phụ thuộc vào một hay nhiều loại tài sản cơ sở.

Cụ thể, hợp đồng xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở vào thời điểm xác định trong tương lai với mức giá nhất định được thỏa thuận trước. Tài sản cơ sở của CKPS cũng được quy định là chứng khoán, các chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác (thực phẩm, nông sản, kim loại,...)

Hay hiểu một cách đơn giản hơn, tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm chứng khoán phái sinh cho phép NĐT đặt cược vào sự “tăng” hoặc “giảm” của tài sản cơ sở trong tương lai. Nếu sự thay đổi đó diễn ra đúng như dự đoán của NĐT, NĐT sẽ có lời.

Bằng cơ chế hoạt động linh hoạt như vậy, CKPS được triển khai đa dạng dưới 04 loại chính bao gồm:

Chứng khoán phái sinh

- Hợp đồng Kỳ hạn (HĐKH): là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước tại ngày thực hiện giao dịch.

- Hợp đồng Tương lai (HĐTL): là một dạng hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tại thị trường tập trung (Sở Giao dịch chứng khoán)

- Hợp đồng Quyền chọn (HĐQC): là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã được xác định trước tại hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

- Hợp đồng Hoán đổi (HDHĐ): là một thỏa thuận pháp lý trong đó có hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của một công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong đó, hợp đồng tương lai sẽ là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam, cụ thể là Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (VN30 và HNX30) và Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 5 năm). Các sản phẩm này được lựa chọn trước tiên do tính chất sản phẩm đơn giản, tài sản cơ sở đều là các công cụ có độ rủi ro thấp và có tính đại diện cao. Nguyên tắc giao dịch Hợp đồng tương lai cũng không quá khác biệt so với giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở.

Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh

Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh (tiếng Anh là Expiration date) là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh (Hợp đồng Tương lai hoặc Hợp đồng Quyền chọn). Trước hoặc trong ngày này, nhà đầu tư phải quyết định sẽ làm gì với vị thế của mình.

Trước khi đáo hạn quyền chọn, người nắm giữ hợp đồng có thể chọn thực hiện quyền chọn, đóng vị thể ghi nhận lãi lỗ, hoặc để nguyên hợp đồng vô giá trị đáo hạn.

Khác với thị trường chứng khoán cơ sở, mỗi hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh đều có ngày đáo hạn cụ thể. Vào ngày đó, hợp đồng sẽ ngừng giao dịch và chuyển đổi thành thanh toán bằng tiền mặt.

Lúc này, khách hàng có thể mua thêm hoặc bán đi các hợp đồng này cho đến ngày giao dịch cuối cùng (tương đương với ngày đáo hạn hợp đồng). Đến ngày đáo hạn, toàn bộ các vị thế đang mở cửa hợp đồng đáo hạn sẽ được xem là đóng vào cuối ngày. Toàn bộ lãi/ lỗ sẽ được thanh toán vào tài khoản nhà đầu tư vào hôm sau.

Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai được quy định là thứ Năm lần thứ 3 của tháng đáo hạn hợp đồng. Trong đó, các tháng đáo hạn lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của hai quý gần nhất.

chung-khoan-phai-sinh-la-gi

Sự khác biệt của giao dịch Hợp đồng tương lai của Chứng khoán phái sinh với giao dịch cổ phiếu

Các Hợp đồng tương lai (HĐTL) cũng có những bảng giá riêng, nhà đầu tư (NĐT) sẽ dựa vào kỳ vọng của mình về sự tăng hay giảm chỉ số để đặt lệnh và khớp lệnh giao dịch. NĐT kỳ vọng chỉ số tăng sẽ mua HĐTL chỉ số, ngược lại, NĐT sẽ bán HĐTL chỉ số nếu kỳ vọng chỉ số giảm.

Theo đó, điểm khác biệt đầu tiên của giao dịch HĐTL là “đáo hạn”, vì vậy khi giao dịch hợp đồng NĐT cần chú ý để lựa chọn hợp đồng có tháng đáo hạn phù hợp với kế hoạch đầu tư.

Điểm khác biệt thứ hai, nếu NĐT muốn mua cổ phiếu trên thị trường cơ sở cần phải có đủ tiền trước khi giao dịch, ở giao dịch HĐTL thì không. NĐT không nhất thiết phải có đủ toàn bộ số tiền để tham gia mua hoặc không cần nắm giữ tài khoản để tham gia bán. Với điểm khác biệt này dẫn NĐT đến với khái niệm mới “Ký quỹ”.

Ký quỹ trong giao dịch chứng khoán phái sinh đóng vai trò là khoản đặt cọc đảm bảo việc thực hiện nghĩa cụ của cả hai bên khi tham gia hợp đồng. Tỉ lệ ký quỹ ban đầu cho mỗi loại hợp đồng là khác nhau và được quy định bởi Trung tâm lưu ký. Trong trường hợp NĐT không đủ số tiền ký quỹ như yêu cầu có thể bị gọi ký quỹ và NĐT sẽ phải hoàn thành đầy đủ ký quỹ để tiếp tục giữ hợp đồng.

Một điểm khác biệt nữa của chứng khoán phái sinh là cơ chế thanh toán hàng ngày. NĐT khi giao dịch hợp đồng phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi, lỗ mỗi ngày.

- Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh lỗ ròng: NĐT sẽ cần thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng ngày hôm sau

- Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lãi ròng: nhà đầu tư sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh sau 11h sáng ngày hôm sau.

Trên đây là khái niệm phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh là gì? Hy vọng hữu ích với b
ạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức và đầu tư có hiệu quả bạn có thể tham khảo học phân tích đầu tư chứng khoán tại địa chỉ đào tạo uy tín.

>>> Xem thêm: Các mô hình phân tích kỹ thuật chứng khoán thông dụng

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Vốn Hóa Thị Trường Là Gì? Tỷ Lệ Vốn Hóa Là Gì?

Vốn Hóa Thị Trường Là Gì? Tỷ Lệ Vốn Hóa Là Gì?

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Chứng Chỉ Đại Lý Thuế Uy Tín Nên Chọn Ở Đâu?

Khóa Học Chứng Chỉ Đại Lý Thuế Uy Tín Nên Chọn Ở Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo