Chứng Quyền Là Gì? Những Kiến Thức Cơ Bản Về Chứng Quyền

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 19/07/2024 17 phút đọc

Chứng quyền là gì? Trong giao dịch chứng khoán, chứng quyền đảm bảo được nhiều nhà đầu tư quan tâm vì loại chứng khoán này giúp giảm thiểu các rủi ro khi giao dịch. Bài viết sau Phân tích tài chính chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức cơ bản về chứng quyền.

1. Chứng quyền là gì?

Chứng quyền có tên tiếng anh là Stock Warrant. Đây là một loại chứng khoán do các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất phát hành. Mục đích chính của việc nắm giữ chứng quyền đó chính là việc cho phép người sở hữu được mua các cổ phiếu của doanh nghiệp theo mức giá được quy định trước đó, cho dù có bất kỳ thay đổi nào về thị trường hay giá trị, những biến động của công ty.

Chủ sở hữu sẽ nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá chứng khoán hiện tại và giá chứng khoán xác định tại thời điểm tương lai quy định từ trước (ngày đáo hạn). Sản phẩm chứng quyền sẽ được xây dựng gắn liền với một mã chứng khoán cơ sở, từ đó xác định lãi hoặc lỗ vào ngày đáo hạn, theo biến động giá.

Sản phẩm chứng quyền được phát triển hoàn chỉnh, niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng quyền hoạt động có biến động biểu đồ như chứng khoán cơ sở, tạo nên sàn giao dịch có tính thanh khoản cao (được đảm bảo bởi tổ chức/ công ty phát hành chứng quyền).

2. Những kiến thức cơ bản về chứng quyền

Chứng quyền được niêm yết như một cổ phiếu bình thường, tính thanh khoản được đảm bảo bởi công ty phát hành (đơn vị được ủy ban chứng khoán cấp phép hoạt động). Sản phẩm chứng quyền hiện nay có 2 loại:

- Chứng quyền mua – Loại chứng quyền cho phép nhà đầu tư có thể mua một số lượng chứng khoán cơ sở hoặc nhận chênh lệch tăng khi giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm đáo hạn cao hơn so với giá xác định từ trước.

- Chứng quyền bán – loại chứng quyền cho phép nhà đầu tư bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá hiện tại hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá ngày đáo hạn thấp hơn giá xác định trước đó.

Thông tin cơ bản chung của sản phẩm chứng quyền

Bạn cần lưu ý những thông tin cơ bản sau:

- Tài sản cơ sở: Khác với giai đoạn đầu tiên chỉ có cổ phiếu được chọn là tài sản cơ sở. Hiện nay, chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là cổ phiếu đơn lẻ, chứng chỉ quỹ ETF hay chỉ số chứng khoán.

- Giá chứng quyền: Chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra để sở hữu chứng quyền. Giá sẽ được công ty phát hành công bố.

- Giá thực hiện: Là mức giá nhà đầu tư thực hiện quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở tại ngày đáo hạn.

- Tỷ lệ chuyển đổi 4:1: Nhà đầu tư phải sở hữu 4 chứng quyền để mua một chứng khoán cơ sở cùng mã.

- Thời hạn chứng quyền: Thời gian lưu hành của một chứng quyền, được công ty chứng khoán quy định. Thời hạn chứng quyền tối thiểu 3 tháng và tối đa đến 24 tháng.

- Ngày giao dịch cuối cùng: Ngày xác định trước 2 ngày so với thời điểm đáo hạn, tương ứng là ngày cuối cùng mà chứng quyền được thực hiện giao dịch mua bán. Trong trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết, ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền sẽ trùng với ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở.

- Ngày đáo hạn: Ngày cuối cùng mà chủ sở hữu được thực hiện chứng quyền.

- Kiểu thực hiện quyền chính: Phong cách thực hiện kiểu châu Âu và châu Mỹ.

- Phương thức thanh toán khi thực hiện chứng quyền: Tiền mặt – khoản chênh lệch khi giá thanh toán chứng khoán cơ sở cao hơn so với giá thực hiện.

chung-khoan-dam-bao-la-gi

Các trạng thái của chứng quyền

Các trạng thái của chứng quyền mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi tham gia chơi:

- Trạng thái lãi: Khi giá chứng khoán cơ sở đáo hạn cao hơn so với mức giá thực hiện và phí chứng quyền (theo quy định của sàn giao dịch). Lúc này, sàn giao dịch sẽ tiến hành thanh toán tiền lãi cho nhà đầu tư, bằng mức chênh lệch giá chứng khoán cơ sở.

- Trạng thái hòa vốn: Khi giá chứng khoán cơ sở đáo hạn bằng giá thực hiện và phí chứng quyền. Thời điểm này, nhà đầu tư sẽ nhận lại được phí mua chứng quyền ban đầu từ sàn giao dịch.

- Trạng thái lỗ một phần: [Giá thực hiện] < [Giá chứng khoán cơ sở đáo hạn] < [Giá thực hiện + phí chứng quyền]. Nhà đầu tư nhận được phần còn lại của phí mua chứng quyền ban đầu trừ đi khoản lỗ.

- Trạng thái lỗ toàn bộ: [Giá chứng khoán cơ sở đáo hạn] =< [Giá thực hiện]. Lúc này, nhà đầu tư sẽ thua lỗ toàn bộ và không nhận được khoản thanh toán nào từ sàn giao dịch.

Lưu ý quan trọng khi xác định trạng thái chứng quyền:

- Trạng thái lãi hoặc lỗ khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch trước ngày đáo hạn sẽ được tính như chứng quyền cơ sở.

- Nhà đầu tư cần theo dõi và giao dịch chứng quyền theo đúng bảng giá của sàn giao dịch quy định.

3. Chứng quyền đảm bảo

Chứng quyền đảm bảo là gì?

Mở rộng khái niệm về cổ phiếu chứng quyền là gì, chúng ta sẽ thường xuyên được nghe đến nhiều hơn một khái niệm khác nữa là chứng quyền có đảm bảo. Loại chứng quyền này trong tiếng anh là Covered Warrant (thường được viết tắt: CW).

Đây là một loại chứng khoán được phát hành riêng biệt bởi các tổ chức tài chính, cho phép người sở hữu có thể mua cổ phiếu của một doanh nghiệp cụ thể với một mức giá đã quy định sẵn ở một thời điểm bất kỳ trong tương lai.

Đặc điểm của chứng quyền có đảm bảo

Chứng quyền có đảm bảo có những đặc điểm rất riêng để phân biệt với các loại chứng quyền thông thường:

- Chứng quyền có đảm bảo sẽ được niêm yết với mã giao dịch riêng trên các sàn chứng khoán.

- Chứng quyền có đảm bảo hoạt động như một mã chứng khoán cơ sở thông thường.

- Ủy ban Chứng khoán nhà nước sẽ chịu trách nhiệm cấp phép cho các công ty chứng khoán được phép phát hành CW.

- CW luôn được liên kết với 1 mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ xác định lời, lãi.

- Giá của chứng quyền được xác định ở 2 thời điểm khác nhau:

+ Thời điểm IPO (phát hành lần đầu tiên): Công ty chứng khoán chịu trách nhiệm phát hành sẽ đưa ra một mức giá nhất định.

+ Sau khi phát hành: Dựa trên mã chứng khoán cơ sở, giá của CW sẽ có một vài biến động.

- Các CW đã được niêm yết trên sàn giao dịch có thể được bán lại bởi các nhà đầu tư đã mua CW.

CW có quy định thời gian đáo hạn nên nhà đầu tư có thể giữ đến thời điểm này để có được một khoản chênh lệch bằng tiền mặt. Phần chênh lệch này được tính dựa trên giá thanh toán của CW tại ngày đáo hạn (là mức giá trung bình của 5 phiên giao dịch trước thời điểm đáo hạn của CW) và giá thực hiện (là mức giá không đổi đã được quy định rõ vào thời điểm nhà đầu tư mua CW)

Công ty chủ quản không được phép phát hành thêm CW. Chính vì vậy, các công ty chứng khoán trước khi phát hành, đều phải có một lượng chứng quyền nhất định để làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành CW

Ví dụ: Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI thông báo phát hành chứng quyền có đảm bảo với các thông tin như sau:

- Tên chứng quyền: Chứng quyền TCB/5M/55I1C/EUlCash-09

- Tên (mã) mã chứng khoán cơ sở: TCB

- Tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Trên đây là những kiến thức cơ bản về chứng quyền mà nhà đầu tư cần biết? Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức và đầu tư có hiệu quả bạn có thể tham khảo học phân tích đầu tư chứng khoán tại địa chỉ đào tạo uy tín.

>>> Xem thêm: Phái Sinh Là Gì? Chứng Khoán Phái Sinh Là Gì?

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Nhận Định Thị Trường Chứng Khoán Ngày 18/10-22/10/2021: Xu hướng vượt đỉnh 1420; dòng tiền hướng đến cổ phiếu nhỏ đầu tuần

Nhận Định Thị Trường Chứng Khoán Ngày 18/10-22/10/2021: Xu hướng vượt đỉnh 1420; dòng tiền hướng đến cổ phiếu nhỏ đầu tuần

Bài viết tiếp theo

Đầu Tư Ngắn Hạn Là Gì? Lợi Ích Và Rủi Ro Cần Biết

Đầu Tư Ngắn Hạn Là Gì? Lợi Ích Và Rủi Ro Cần Biết
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo