Tìm hiểu về cán cân thanh toán
Các giao dịch tài chính quốc tế như sự can thiệp vào thị trường hối đoái có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chính sách tiền tệ. Vì vậy chúng ta cần biết các giao dịch này được tính toán như thế nào.
Cán cân thanh toán là hệ thống kế toán để ghi chép tất cả các khoản thu và thanh toán có quan hệ trực tiếp tới sự di chuyển của luồng vốn giữa một nước (khu vực tư nhân và chính phủ) với nước ngoài học xuất nhập khẩu online
Trong bài này, chúng ta xem xét các mục chủ yếu trong cán cân thanh toán
Tài khoản vãng lai
Tài khoản vãng lai là phần ghi chép các giao dịch quốc tế liên quan đến hàng hóa và dịch vụ. Mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, tức mức thu ròng từ thương mại, được gọi là cán cân thương mại. Khi nhập khẩu hàng hóa lớn hơn xuất khẩu, chung ta có thâm hụt cán cân thương mại, còn gọi là nhập siêu. Khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, chúng ta có thặng dư cán cấn thương mại, còn gọi là xuất siêu
Ba khoản mục khác cũng được ghi trong tài khoản vãng lai là thu nhập ròng phát sinh từ thu nhập mà các khoản đầu tư mang lại, mua bán dịch vụ và chuyển giao quốc tế (quà tặng, tiền hưu trí và viện trợ nước ngoài). học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Chẳng hạn vào năm 2001, mức thu nhập ròng từ các khoản đầu tư của Mỹ bằng âm 19 tỷ đô la bởi vì Mỹ nhận được thu nhập từ đầu tư ra nước ngoài ít hơn mức thu nhập của các khoản đầu tư từ nước ngoài. Mỹ mua dịch vụ từ người nước ngoài ít hơn người nước ngoài mua của Mỹ và vì vậy kim ngạch dịch vụ ròng tiền đem lại khoản thu nhập là 79 tỷ đô la. Vì Mỹ thực hiện chuyển giao quốc tế cho nước ngoài (đặc biệt là viện trợ nước ngoài) nhiều hơn người nước ngoài chuyển giao cho Mỹ, nên mức chuyển giao ròng bằng âm 50 tỷ đô la. Tổng của ba khoản mục này cộng với cán cân thương mại được gọi là dư thặng dư hay thâm hụt tài khoản vãng lai. Vào năm 2001, tài khoản này bị thâm hụt 417 tỷ đô la (lớp học kế toán)
Tài khoản vốn
Mục quan trọng khác của cán cân thanh toán là tài khoản vốn. Đây là mức thu ròng từ các giao dịch về vốn. Vào năm 2001, tài khoản vốn bằng 416 tỷ đô la. Điều này cho thấy luồng vốn chảy vào Mỹ lớn hơn luồng vốn chảy ra 416 tỷ đô la. Nói cách khác, con số này hàm ý Mỹ có luồng vốn ròng bằng 416 tỷ đô la. Tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn phải bằng cán cân giao dịch dự trữ chính thức. Con số này bằng âm tỷ đô la vào năm 2001 (417 tỷ đô la – 416 tỷ đô la = 1 tỷ đô la). Khi các nhà kinh tế nói có thặng dư hay thâm hụt trong cán cân thanh toán, thì trên thực tế họ muốn ám chỉ mức thặng dư hay thâm hụt trong cán cân giao dịch dự trữ chính thức kpi nhân sự
Do cán cân thanh toán phải cân bằng, nên cán cân giao dịch dự trữ chính thức nói cho chúng ta biết lượng dự trữ quốc tế ròng phải di chuyển giữa các chính phủ (được đại diện bởi ngân hàng trung ương của họ) để tài trợ cho các giao dịch quốc tế. Nghĩa là, chúng ta phải có: mã loại hình xuất nhập khẩu
Tài khoản vãng lai + Tài khoản vốn = Mức thay đổi ròng trong dự trữ quốc tế của chính phủ
Phương trình trên đây cho chúng ta thấy tại sao tài khoản vãng lai được các nhà kinh tế và phương tiện thông tin đại chúng chú ý nhiều đến như vậy. Sổ dư hiện tại trong tài khoản vãng lai nói cho chúng ta biết một nước (bao gồm cả khu vực tư nhân và chính phủ) có sự gia tăng hay giảm bớt các trải quyền (tức quyền được hưởng) của mình đối với của cải nước ngoài. Mức thặng dư của một nước chỉ ra rằng nước đó tăng được trái quyền của mình về của cải nước ngoài. Còn mức thâm hụt của một nước chỉ ra rằng nước đó bị giảm trải quyền của mình về của cải nước ngoài khóa học quản lý tài chính
Các nhà phân tích tài chính theo dõi số dư trong tài khoản vãng lai một cách chặt chẽ, bởi vì họ tin rằng nó có thể cung cấp thông tin về những biến động tương lại của tỷ giá hối đoái. Số dư tài khoản vãng lai đem lại một vài chỉ báo về điều gì đang xảy ra đối với nhu cầu về hàng nhập khẩu và xuất khẩu. Ngoài ra, số dư tài khoản vãng lai còn cung cấp thông tin về điều gì sẽ xảy ra đối với các trái quyền về của cải nước ngoài của một nước trong dài hạn. Do việc chuyển của cải nước ngoài cho cư dân Mỹ có thể có thể tác động đến nhu cầu về tài sản bằng đô la, nên những thay đổi trong trái quyền về của cải nước ngoài của Mỹ được phải ánh lại trong cán cân tài khoản vãng lai có thể tác động tới tỷ giá hối đoái theo thời gian.
Tham khảo bài viết: Tỷ giá hối đoái trong dài hạn