FDI là gì? Vai trò của FDI? Đặc điểm của doanh nghiệp FDI?
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng trưởng nhưng nguồn lực kinh tế đôi khi vẫn còn yếu kém. Do đó, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bước tiến vô cùng cần thiết và quan trọng.
Vậy FDI là gì? Vai trò của FDI? Đặc điểm của doanh nghiệp FDI? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc như trên, Phantichtaichinh.com sẽ giải thích tường tận cho bạn ngay trong bài viết này.
1. FDI là gì?
FDI là viết tắt của từ “ Foreign Direct Invesment” có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức kinh doanh của doanh nghiệp nền kinh tế này hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và dành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Vốn FDI là gì?
Vốn FDI là dòng vốn của các cá nhân, tổ chức của nền kinh tế kinh tế này đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm mục đích sản sinh lợi nhuận hoặc các lợi ích khác cho nhà đầu tư học kế toán trưởng
2. Nguồn gốc và bản chất của FDI
Mặc dù xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đến cả vài chục năm nhưng FDI đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trong quan hệ quốc tế. Dần trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới.
Về bản chất, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của hai bên, một bên là nhà đầu tư và bên còn lại là quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong đó, cụ thể: nghiệp vụ thanh toán quốc tế
Có sự thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư.
- Đối với các nguồn vốn đã được đầu tư, thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý.
- Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà nước đầu tư với nước bản địa.
- Có liên quan đến sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia.
- Luôn luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
3. Các đặc điểm chính của FDI
- Mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. học kế toán tổng hợp online
- Tùy theo quy định của từng quốc gia, nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu để có thể tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
- Các nước muốn thu hút đầu tư FDI phải có hành lang pháp lý rõ ràng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tránh trường hợp FDI chỉ phục vụ mục đích của nhà đầu tư.
- Tùy vào luật pháp của từng quốc gia mà tỷ lệ vốn góp giữa các bên có sự thay đổi sao cho phù hợp, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này.
- Thu nhập của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chủ đầu tư là người quyết định quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chính vì vậy phải chịu trách nhiệm về tình hình lãi, lỗ của doanh nghiệp đó. Bất kể nhà đầu tư nào khi đầu tư đều có quyền quyết định thị trường, hình thức quản lý, công nghệ đo đó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất để mang lại lợi nhuận cao nhất. học kế toán online
- Doanh nghiệp FDI thường là doanh nghiệp kèm theo công nghệ của nhà đầu tư cho các nước tiếp nhận đầu tư chính vì vậy các nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ tiên tiến thông qua đó học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật.
4. Vai trò của FDI
Tác động tích cực của FDI
- Do người nước ngoài là người trực tiếp điều hành, quản lí vốn nên họ có trách nhiệm cao và kỹ năng tốt. học xuất nhập khẩu online
- Khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi dào. Tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công chất lượng cao.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ kéo theo đó là quy mô sản xuất rộng lớn, nâng cao sản xuất, giảm giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng. học kế toán trưởng
- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư.
- Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Tạo nguồn thu ngân sách lớn cho cả hai bên.
Tác động tiêu cực của FDI
Không thể phủ nhận những tác động tích cực mà FDI mang lại, nhưng cũng không thể lơ đi những tác động tiêu cực của nó. Đặc biệt trong kinh doanh, việc nhận biết sớm những mặt tiêu cực của một vấn đề sẽ là lợi thế, nhằm xây dựng những kế hoạch và định hướng đúng đắn.
Đối với FDI, cũng không tránh được những tác động tiêu cực điển hình như sau:
Phải đối mặt với nhiều gánh nặng trong môi trường mới về chính trị, xung đột vũ trang. Hay đơn thuần là những tranh chấp nội bộ, mâu thuẫn về những khác biệt trong tư duy truyền thống.
Nếu doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư. Gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, áp lực giải quyết việc làm trong nước, do đó có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất
Các chính sách trong nước có thể bị thay đổi bởi khi đưa ra yêu cầu đầu tư, các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động Nhà nước theo hướng có lợi cho mình.
Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục của các luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.
Những tác động tích cực và tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân. Vì thế, nhà nước ta cần có những chính sách thông thoáng, lắng nghe đàm phán và sẵn sàng hợp tác. Mặt khác, siết chặt quản lý, theo dõi nghiêm ngặt các hoạt đoạt động kinh doanh.
Tất cả nhằm phục vụ và đảm bảo lợi ích, quyền lợi hợp pháp và chính đáng của nhân dân.
5. Định nghĩa về doanh nghiệp FDI
Trên thực tế, có nhiều các định nghĩa khác nhau, các góc nhìn khác nhau về doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, một cách khái quát và ngắn gọn nhất, có thể hiểu rằng: Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này hầu hết trong các hoạt động kinh doanh của mình.
Khái niệm doanh nghiệp FDI là khái niệm chung, không phân biệt so sánh tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. học kế toán thực hành ở tphcm
Có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
Hiện nay, với bối cảnh hội nhập kinh tế, loại hình doanh nghiệp này ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chúng ta tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại. Nổi bật ở các lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thông.
Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt may, đóng giày,… cũng đạt được những công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực. Đây là môi trường thuận lợi, tạo cơ hội phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.
Có thể nói, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo nên thị trường cạnh tranh sôi nổi trong nước. Vừa là thách thức, vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại.
Quả thật, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế nước nhà trong những năm vừa qua. nên học kế toán ở đâu
Đặc điểm doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
Doanh nghiệp FDI của Việt Nam nằm trên lãnh thổ Việt Nam, chịu sự quản lý vĩ mô, chịu các ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế – xã hội nhà nước. Đồng thời tác động ngược lại đối với Việt Nam. Khi hết thời hạn qui định (khoảng từ 50 – 70 năm) doanh nghiệp FDI phải giải thể hoặc chuyển lại cho phía Việt Nam.
Thông thường, một doanh nghiệp FDI không chỉ thuộc phần sở hữu của mỗi nước ta mà còn là của các công ty đa quốc gia khác. Vì vậy, các quyết định của nó không hoàn toàn phụ thuộc vào khuôn khổ pháp lý của Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI có sự tham gia trực tiếp quản lý của nước ngoài, quyền quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn giữa hai bên. Tuy nhiên, đã là đầu tư vào Việt Nam thì đều là những pháp nhân của Việt Nam, ra đời, hoạt động và chịu sự chi phối từ nhiều hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tương đối phức tạp, thâm chí có thể xảy ra những bất đồng do khác biệt từ nhiều yếu tố. Vì vậy, nước ta phải chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ các điều kiện cần thiết để tham gia kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài một cách bình đẳng, hiệu quả. Đồng thời, hạn chế thấp nhất những thua thiệt, rủi ro gây bất lợi cho mình. nên học kế toán thực hành ở đâu
Thực tế cho thấy, đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nguồn vốn FDI có vai trò khá rõ nét và đã được khẳng định trên nhiều lĩnh vực. Theo số liệu thống kê gần đây, cả nước có khoảng trên 15.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 106 tỷ USD.
Tuy nhiên, trên chặng đường xây dựng nền kinh tế nước nhà ngày càng vững mạnh, để có những bước tiến chính xác và hiệu quả. Đòi hỏi phải có những quy định để sàng lọc các dự án FDI trong giai đoạn tới. Tuyệt đối không hô hào thu hút theo chiều rộng mà bỏ qua chất lượng thu hút đầu tư.
Hành trình hơn 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế của nền kinh tế. Khu vực FDI đã trở thành nhân tố quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển nhanh chóng và ổn đinh của nền kinh tế Việt Nam.
Không chỉ là môi trường để phát huy nội lực thực hiện công cuộc đổi mới, mà còn là cơ sở chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong tương lai, nếu tiếp tục xây dựng các chính sách phù hợp, đồng thuận giữa hai bên, FDI hứa hẹn có thể giúp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu.
>>> Xem thêm: Đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính của doanh nghiệp
Phân tích tài chính chúc các bạn thành công!