Gần 32 tỷ USD vốn FDI được "rót" vào Việt Nam trong 11 tháng

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 11 phút đọc

Khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tính đến ngày 20/11/2019, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đạt gần 31,8 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018 bao gồm đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

Trong đó, có 3.478 dự án FDI cấp mới với tổng vốn đăng ký 14,68 tỷ USD, tăng 28,2% về số dự án nhưng giảm 7% về số vốn so với cùng kỳ năm 2018.

Trong số các dự án được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư mới, có thể kể đến: Dự án Công ty TNHH Wanna Explore Travel (Ai Cập), tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD, đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu thực hiện dịch vụ đại lý lữ hành - Điều hành tour du lịch và hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp khác cho vận tải hàng không; Dự án Nhà máy Sản xuất màn hình LCD-Qisda Việt Nam (Đài Loan), tổng vốn đầu tư đăng ký 263 triệu USD, đầu tư tại Hà Nam với mục tiêu sản xuất màn hình tinh thể lỏng LCD. Ngoài ra, còn có thể kể đến Dự án Nhà máy Chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện, tổng vốn đầu tư đăng ký 260 triệu USD do Goertek Co., Limited (Hồng Kông) đầu tư tại Bắc Ninh...

Bên cạnh đó, có 1.256 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng số vốn tăng thêm 5,87 tỷ USD, tăng 20% về số dự án nhưng giảm 10,7% về số vốn so với cùng kỳ năm 2018. khi nào bị thanh tra thuế

Số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho thấy, trái ngược xu hướng giảm của vốn đăng ký mới và tăng thêm, vốn FDI đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng mạnh.

Cụ thể, tính chung 11 tháng qua, cả nước có 8.561 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp 11,24 tỷ USD, tăng 47,1% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 35,4% tổng vốn đăng ký. học xuất nhập khẩu online

Từ đầu năm đến nay, dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư lớn nhất chỉ là 420 triệu USD, thì năm ngoái, dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội có vốn đầu tư tới trên 4,1 tỷ USD. Chưa kể, còn dự án nhà máy sản xuất Polypropylene, kho ngầm chứa dầu mỏ hóa lỏng với tổng vốn đăng ký 1,2 tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

11 tháng qua, ghi nhận lượng góp vốn, mua cổ phần vẫn tiếp tục xu hướng tăng mạnh. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Điển hình như năm 2017, đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần chiếm 17,02% tổng vốn đăng ký; năm 2018 chiếm 27,78%; còn trong 11 tháng đầu năm 2019 đã chiếm 35,4% tổng vốn đăng ký.

Bên cạnh đó, vốn giải ngân trong 11 tháng qua khá tích cực với 17,62 tỷ USD được đưa vào thực hiện, tăng 6,8% so với cùng kỳ.

Còn theo đối tác đầu tư, tính đến 20/11/2019, đã có 117 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,69 tỷ USD (trong đó, có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào Công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm 57,5% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông); Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,73 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,47 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản... lớp học logistics

Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, đầu tư từ Trung Quốc, Hồng Kông có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Cụ thể, đầu tư từ Trung Quốc tăng gần 2 lần, từ Hồng Kông tăng 3,9 lần so với cùng kỳ 2018.

Theo các chuyên gia, Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trong thu hút và sử dụng FDI. Tính đến nay đã có 30.136 dự án với tổng vốn đăng ký 360 tỷ USD, vốn thực hiện gần 210 tỷ USD; độ mở thương mại của quốc gia hiện nay đạt trên 200% GDP.

Hiện nay, việc thu hút nguồn vốn FDI là chủ trương lớn của Việt Nam, nhằm phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Không chỉ có lợi thế chính trị ổn định và môi trường đầu tư hấp dẫn, Việt Nam còn đang nỗ lực thu hút FDI bằng những cam kết mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Bên cạnh đó, cần có sự kết nối giữa khu vực FDI với khu vực tư nhân trong nước. Theo ông Jacques Morisset - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ngoài việc chú trọng thu hút dự án công nghệ cao, ít thâm dụng lao động, bảo vệ môi trường... thì việc kết nối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để nâng cao hiệu quả thu hút FDI cũng là giải pháp quan trọng, đối với các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam việc đánh giá hiệu quả đầu tư, sự kết nối của khối FDI với khối doanh nghiệp trong nước là rất quan trọng.

>>> Xem thêm: FDI là gì? Vai trò của FDI? Đặc điểm của doanh nghiệp FDI?

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Nền kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh như thế nào?

Nền kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh như thế nào?

Bài viết tiếp theo

Đầu Tư Ngắn Hạn Là Gì? Lợi Ích Và Rủi Ro Cần Biết

Đầu Tư Ngắn Hạn Là Gì? Lợi Ích Và Rủi Ro Cần Biết
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo