LÃI SUẤT TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LÃI SUẤT TÍN DỤNG
Cùng tìm hiểu sâu về lãi suất tín dụng và các nhân tố tác động đến lãi suất tín dụng
I. LÃI SUẤT TÍN DỤNG VÀ MÔ HÌNH CUNG – CẦU VỐN VAY.
Lãi suất tín dụng thực chất là “giá của khoản cho vay vốn”, người ta phải trả một khoản tiền (tiền lãi) để được hưởng khoản tiền được cho vay. Vì vậy nó được quyết định bởi Cung – Cầu vốn vay trên thị trường.
Khi nghiên cứu về sự tác động của lãi suất đến Cung vốn vay, ta có: học quản lý nhân sự
LS = -a + bi (a, b > 0) Theo đó: LS chỉ lượng cung vốn vay
i chỉ mức lãi suất
a, b là các hệ số
Ở đây chúng ta thấy “+bi” chỉ sự tác động cùng chiều của i (lãi suất) đến LS (lượng cung vốn vay). Đồ thị đường Cung có hướng dốc lên, tức lãi suất càng cao thì các nhà đầu tư càng có xu hướng cho vay nhiều để hưởng lợi nhiều và ngược lại. Ngoài lãi suất còn có các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến LS (lượng cung vốn vay), chúng ta đặt sự ảnh hưởng của các yếu tố này vào “ –a” trong mô hình. Khi các yếu tố khác ngoài i tác động đến LS sẽ khiến đường cung dịch chuyển sang trái hay phải một đoạn, đó là vì sự thay đổi của hệ số -a.
Với đường Cầu: LD = c – di (c, d > 0), ta có giải thích tương tự. học xuất nhập khẩu ở đâu
Khi đường Cung – Cầu vốn vay giao nhau tại một điểm sẽ xác định nên “lãi suất thị trường”. Đây là điểm cân bằng mà lượng cung vốn bằng lượng cầu vốn.Ta có đồ thị đường cung và cầu sau:
Ta có sự tác động của i và các yếu tố ngoài i vào đường cung, đường cầu. Đồng thời, sự thay đổi của đường cung, đường cầu cũng xác định lại lãi suất trên thị trường. Vì vậy, các nhân tố làm dịch chuyển đường Cung – Cầu vốn vay chính là những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng. kế toán xây dựng trên misa
II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LÃI SUẤT TÍN DỤNG.
Ảnh hưởng tới lãi suất tín dụng bao gồm các nhóm nhân tố dưới đây
1. Nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường Cung vốn vay.
Xét 3 nhân tố làm dịch chuyển đường Cung vốn vay đó là: Thu nhập bình quân của các chủ thể kinh tế, lợi tức dự tính và lạm phát kỳ vọng học chứng chỉ kế toán trưởng online
1.1. Thu nhập bình quân của các chủ thể kinh tế.
Y = C + S Trong đó Y: Lượng thu nhập
C: Lượng tiền dùng cho tiêu dùng
S: Lượng tiền để lại tiết kiệm
Trong giai đoạn đang tăng trưởng kinh tế, thu nhập của các chủ thể kinh tế tăng lên, theo tâm lý tích trữ của cải cho tương lai, người ta sẽ tăng lượng tiền tiết kiệm. Đây là khoản tiền chưa dùng đến của các chủ thể kinh tế nên để sinh lời, họ sẽ đem nó là nguồn cung vốn. Điều này làm tăng cung vốn vay, khiến đường cung vốn vay dịch chuyển sang phải. Với đường cầu chưa đổi, lãi suất mới được xác định trên thị trường. Mô tả dưới mô hình Cung – Cầu sau: học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm
Trong trường hợp suy thoái kinh tế, các chủ thể kinh tế không có khả năng cung ứng vốn thì đường cung vốn vay sẽ dịch chuyển sang trái, tương tự, lãi suất lại tăng lên. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu
1.2. Lợi tức dự tính và lạm phát kì vọng.
1.2.1 Lợi tức dự tính
Cụm từ “Lợi tức” dùng để chỉ chung về những khoản lợi nhuận (lãi, lời) thu được khi chủ thể kinh tế đầu tư, kinh doanh. Trong các trường hợp khác nhau, lợi tức có tên gọi khác nhau. Trong đầu tư chứng khoán vốn, lợi tức có thể gọi là “cổ tức”, trong tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn, nó gọi là lãi hay tiền lãi, còn trong các hoạt động đầu tư kinh doanh khác, lợi tức có thể gọi là lợi nhuận, lời... học kế toán ở đâu tốt nhất tphcm
“Lợi tức dự tính” là khoản lời dự tính đạt được khi chủ thể kinh tế đầu tư, kinh doanh.
Bởi trên thị trường, người ta có nhiều lựa chọn để đầu tư sinh lời ngoài các chứng khoán nợ nên sẽ có sự cạnh tranh giữa các công cụ nợ với các tài sản khác như: đất đai, chứng khoán vốn,…
“Lợi tức dự tính” của các công cụ nợ không chỉ phụ thuộc vào lãi suất cho vay, mà còn phụ thuộc vào biến động giá thị trường của nó. Ví dụ khi người ta thấy đầu tư vào bất động sản mang lại lợi nhuận nhiều hơn việc mua trái phiếu, tức “Lợi tức dự tính” của bất động sản lớn hơn các công cụ nợ trái phiếu, sự thu hút đầu tư vốn sẽ giảm (và ngược lại). Đường cung vốn dịch chuyển sang trái, với đường cầu không đổi, xác lập lãi suất thị trường mới. Mô tả dưới mô hình Cung – Cầu sau: học kế toán thực hành ở hà nội
1.2.2. Lạm phát kì vọng chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng
“Lạm phát” được hiểu là sự gia tăng giá cả của hàng hóa, hay sự mất giá của đồng tiền. Ví dụ như bạn trả 20 nghìn cho một bát phở, nhưng một năm trôi qua, bạn phải trả 40 nghìn cho một bát phở với giá trị dinh dưỡng của nó không hề thay đổi. Điều đó nghĩa là sau khi một năm trôi qua, 20 nghìn giờ chỉ bằng “nửa bát phở”, giá trị của 20 nghìn ngày càng giảm, và có lẽ khi 2 năm nữa trôi qua, 20 nghìn không đủ để mua ¼ bát phở nữa.
“Lạm phát kỳ vọng” là mức độ mất giá của đồng tiền được ước tính dựa vào mức lạm phát của năm trước cùng các hành động can thiệp của Chính phủ ở thời điểm hiện tại
Khi giá cả ngày một tăng cao, người ta sẽ có xu hướng giảm tiết kiệm mà đổ dồn đi mua các loại hàng hóa, vàng, ngoại tệ để dự trữ (trước khi giá tăng cao đến mức họ không thể mua được), hoặc có thể là mua vào để chờ bán ra để có lợi nhuận cao hơn. học kế toán thuế tại hà nội
Thêm nữa, vì: Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát cao khiến số tiền lãi thực tế nhận được ngày càng giảm (với lãi suất danh nghĩa chưa tăng theo). Các nhà đầu tư sẽ thấy điểm lỗ này mà hạn chế cung vốn vào các công cụ nợ.
Tất cả những điều trên khiến cung vốn giảm. Đường cung dịch chuyển sang trái, với đường cầu không đổi, một lãi suất thị trường mới được xác lập. Mô tả dưới mô hình Cung – Cầu sau:
1.3. Rủi ro
Rủi ro bị mất vốn là điều mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng luôn phải cân nhắc. học kế toán trưởng online
Ví như khi ngân hàng cung cấp vốn cho người dân vay. Đến khi đáo hạn, người dân không có khả năng chi trả gốc và lãi, dẫn đến việc ngân hàng phải nhận căn nhà mà họ đem thế chấp. Tuy vậy, giá trị căn nhà dẫu có bán cũng không thể hoàn lại phần gốc và lãi mà ngân hàng đáng ra nhận được. khóa học báo cáo tài chính
Nếu nhận thấy các công cụ nợ có rủi ro mất vốn cao, nhà đầu tư sẽ có xu hướng giảm cung vốn. Lúc này đường cung dịch chuyển sang trái, với đường cầu không đổi, tạo nên mức lãi suất thị trường mới, cao hơn mức lãi suất trước. học kế toán thực tế ở đâu
Tương tự như vậy, đối với các tài sản khác như chứng khoán vốn, đất đai,… Nếu nhà đầu tư thấy rủi ro ở các tài sản này cao, thì sẽ chuyển sang đầu tư vào các chứng khoán nợ. Lúc này cung vốn tăng, đường cung dịch sang phải, với đường cầu không đổi, tạo nên mức lãi suất thị trường mới.Mô tả dưới mô hình Cung – Cầu sau:
1.4. Tính thanh khoản (Tính lỏng)
“Tính thanh khoản” chỉ mức độ một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán dễ dàng trên thị trường mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó.
Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó có thể được bán nhanh chóng mà giá bán không giảm đáng kể, thường được đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn. Ví dụ, tiền mặt có tính thanh khoản cao, vì nó thường có thể được "bán" (để đổi lấy hàng hóa) với giá trị gần như không thay đổi (trừ trường hợp xảy ra lạm phát hay giảm phát quá lớn). tự học kế toán online miễn phí
Khi công cụ nợ là trái phiếu có khả năng mua bán dễ dàng (tính thanh khoản cao) thì sẽ thu hút vốn đầu tư vào trái phiếu. Lúc này đường cung sẽ dịch chuyển sang phải, với đường cầu chưa đổi, xác lập nên lãi suất thị trường mới, giảm so với lãi suất trước đó. khóa học kế toán doanh nghiệp
“Tính thanh khoản” của các tài sản khác cũng ảnh hưởng đến sự thu hút đầu tư vốn vào các công cụ nợ. Ví dụ khi chính phủ có chính sách giảm chi phí môi giới cho các giao dịch cổ phiếu sẽ thu hút nhiều người mua cổ phiếu hơn. Bởi với cùng một số tiền họ đang nắm giữ, chi phí bỏ ra mua cổ phiếu sẽ ít hơn chi phí bỏ ra mua trái phiếu mà khả năng chuyển đổi sang tiền mặt của cổ phiếu cũng cao hơn của trái phiếu. Theo đó, cung vốn vay sẽ giảm và đường cung vốn vay dịch chuyển sang trái, kéo theo lãi suất giảm. Mô tả dưới mô hình Cung – Cầu sau: điều kiện học kế toán trưởng
Xem thêm: Cách đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp
2. Nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường Cầu vốn vay.
Trong nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường Cầu vốn vay chúng ta xét tới lợi nhuận kỳ vọng của các cơ hội đầu tư, lạm phát kỳ vọng và vay nợ chính phủ
2.1. Lợi nhuận kỳ vọng của các cơ hội đầu tư.
Trong các chủ thể kinh tế cần nguồn vốn vay, chúng ta có các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần vốn cho các cơ hội đầu tư của mình, ví dụ đơn giản như để mua tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh. “Lợi nhuận kỳ vọng” là phần lãi, lời mà doanh nghiệp ước tính thu được khi thực hiện đầu tư vào dự án nào đó. Phần lãi được ước tính này càng nhiều thì doanh nghiệp càng có nhu cầu vay vốn để phát triển, mở rộng dự án đầu tư và ngược lại. học kế toán ở đâu tốt nhất
Ví dụ như khi doanh nghiệp ước tính lợi nhuận thu được khi đầu tư vào sản phẩm A nhiều thì sẽ tăng vốn vay cho cơ hội đầu tư này. Lúc này cầu vốn tăng, đường vốn dịch sang phải, với đường cung không đổi, tạo nên mức lãi suất mới trên thị trường. Mô tả dưới mô hình Cung – Cầu sau:
Xem thêm bài viết: Cách đọc báo cáo tài chính của ngân hàng
2.2. Lạm phát kỳ vọng.
Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là hiện tượng ảnh hưởng đến mức giá cả chung, theo công thức trên ta có thể thấy nó tác động trực tiếp đến lãi suất cho vay. Vậy nên không chỉ tác động đến đường cung, lạm phát còn tác động cả lên đường cầu.
Tỷ lệ lạm phát càng cao, khi “lãi suất danh nghĩa” chưa tăng theo kịp, thì “lãi suất thực tế” càng giảm. Đây là cơ hội tốt để đi vay khi tiền lãi phải trả (“giá” của khoản vốn vay) ngày càng giảm. Vì lí do đó, cầu sẽ tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải một đoạn, với đường cung chưa đổi, tạo lập nên lãi suất thị trường mới. Mô tả dưới mô hình Cung – Cầu sau: học kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội
Trong thực tế, khi xảy ra lạm phát, đường cung đường cầu sẽ cùng thay đổi, khi có ta có đồ thị như sau:
2.3. Vay nợ chính phủ
Chúng ta có một chủ thể vay vốn nữa, đặc biệt quan trọng, đó là Chính phủ, bởi gần như bất kì hoạt động nào của Chính phủ cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ thể kinh tế còn lại. Trong trường hợp ngân sách thâm hụt, Chính phủ sẽ sử dụng Chính sách thuế hoặc Vay nợ. học nguyên lý kế toán
Có quan điểm cho rằng: Các cá nhân dự tính rằng, hiện giờ chính phủ vay nợ để chi tiêu, thì đến một thời điểm trong tương lai chính phủ sẽ lại tăng thuế để có tiền trả nợ. Do đó, người ta tiết kiệm hiện tại để có tiền đóng thuế trong tương lai. Vì người dân gia tăng tiết kiệm nên cung vốn sẽ tăng. Lúc này, không những đường cầu dịch chuyển sang phải, mà cung cũng sẽ dịch chuyển sang phải. Mô tả dưới mô hình Cung – Cầu sau:
Tuy nhiên, có những công trình nghiên cứu cho rằng số tiền Chính phủ vay để chi tiêu không tương ứng với số tiền người dân gia tăng tiết kiệm. Trong trường hợp vay nợ Chính phủ không ảnh hưởng đến các chủ thể khác, chúng ta có mô hình Cung – Cầu sau: hoc ke toan truc tuyen mien phi
Trên đây Phân tích tài chính chia sẻ cho các bạn bài viết lãi suất tín dụng và các nhân tố tác động đến lãi suất tín dụng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Có thể bạn quan tâm: Cảnh báo các chiêu trò lừa đảo các trung tâm kế toán
tìm hiểu thêm về việc học xuất nhập khẩu ở hà nội và tphcm qua các bài viết tiếp theo của chúng tôi