Mục tiêu và nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là gì? Mục tiêu của phân tích tài chính là gì? Nội dung của phân tích tài chính. Theo dõi bài viết để biết chi tiết các khái niệm này nhé
Có thể bạn quan tâm: Khóa học phân tích tài chính doanh nghiệp tại Hà Nội
Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lý có lợi ích gắn với doanh nghiệp nắm được thực trạng và an ninh tài chính của doanh nghiệp, có thể dự đoán được chính xác tài chính của doanh nghiệp trong tương lai cũng như những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ. học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội
Các chủ thể có lợi ích gắn với doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan đều quan tâm đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau. Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
- Các nhà quản lý doanh nghiệp học xuất nhập khẩu online
- Nhà đầu tư (Bao gồm các cổ đông hiện tại và tương lai)
- Các đối tượng cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp như: Ngân hàng, tổ chức tài chính, người mua trái phiếu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp khác...
- Những người hưởng lương trong doanh nghiệp
- Cơ quan quản lý Nhà nước;
- Nhà phân tích tài chính;... học kế toán ở đâu tốt tại hà nội
Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Các đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đưa ra các quyết định với mục đích khác nhau. Vì vậy, phân tích tài chính đối với mỗi đối tượng khác nhau sẽ đáp ứng các mục tiêu khác nhau. Cụ thể:
Phân tích tài chính đối với nhà quản lý doanh nghiệp
Những nhà quản lý doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp, hiểu rõ nhất tài chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích. Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những mục tiêu sau:
- Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện các nguyên tắc quản lý tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp...;
- Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận... phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp ứng dụng bsc là gì
- Cung cấp thông tin cần thiết cho những dự đoán tài chính;
- Cung cấp các căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp.
Phân tích tài chính làm rõ điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà dự đoán là nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ, không chỉ chính sách tài chính mà còn làm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp.
Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư là những cổ đông, các cá nhân, các đơn vị, doanh nghiệp khác - Là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý sử dụng, được hưởng lợi và cũng chịu rủi ro.
Các nhà đầu tư này quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá trị của doanh nghiệp. Thu nhập của các nhà đầu tư là cổ tức được chia và thặng dư giá trị của vốn. Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. học kế toán ở đâu tốt tại hà nội
Trong thực tế, các nhà đầu tư thường quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Câu hỏi chủ yếu phải làm rõ là:
- Sức sinh lời bình quân vốn kinh doanh, sức sinh lời vốn cổ phần.... của doanh nghiệp là bao nhiêu?
- Giá của cổ phiếu trên thị trường so với mệnh giá, so với giá trị ghi sổ như thế nào?
- Các dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp dựa trên cơ sở nào? hạch toán kế toán xây lắp
- Tính trung thực, khách quan của các báo cáo tài chính đã công khai....
Nếu họ không có kiến thức chuyên sâu để đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải dựa vào những nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp cung cấp thông tin cần thiết cho các quyết định của họ.
Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, nghiên cứu các thông tin kinh tế, tài chính, những cuộc tiếp xúc trực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, đặt hàng các nhà phân tích tài chính doanh nghiệp để làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp và đánh giá các cổ phiếu trên thị trường tài chính nhằm ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất
Tham khảo: Đối tượng và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính đối với các nhà cung cấp tín dụng
Các nhà cung cấp tín dụng là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Khi cho vay, họ phải biết chắc được khả năng hoàn trả tiền vay. Thu nhập của họ là lãi suất tiền cho vay. Do đó, phân tích hoạt động tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, phân tích đối với những khoản cho vay dài hạn và những khoản cho vay ngắn hạn có những nét khác nhau.
Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp. Nói khác đi là khả năng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả.
Đối với các khoản cho vay dài hạn, nhà cung cấp tín dụng dài hạn phải thẩm định tài chính các dự án đầu tư, quản lý được quá trình giải ngân sử dụng vốn cho từng dự án đầu tư để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ thông qua thu nhập và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng như kiểm soát dòng tiền của các dự án đầu tư của doanh nghiệp. học kế toán trưởng
Phân tích tài chính đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp:
Người hưởng lương trong doanh nghiệp là người lao động của doanh nghiệp, có nguồn thu nhập chính từ tiền lương được trả. Bên cạnh thu nhập từ tiền lương, một số lao động còn có một phần vốn góp nhất định trong doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài phần thu nhập từ tiền lương được trả họ còn có tiền lời được chia. Cả hai khoản thu nhập này phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chính sách đãi ngộ, cơ hội thăng tiến trong sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Do vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ định hướng việc làm ổn định và yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp theo công việc được phân công. học chứng chỉ kế toán trưởng
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Đây là các cơ quan đại diện cho quyền lực và lợi ích của Nhân dân như: Bộ Tài chính, Quản lý thị trường... thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát nền kinh tế, doanh nghiệp là đối tượng quản lý, mọi diễn biến, hoạt động của doanh nghiệp đều được phản ánh qua các dòng di chuyển của các nguồn lực tài chính từ bên ngoài vào doanh nghiệp và từ doanh nghiệp ra thị trường khóa học thanh toán quốc tế
Phân tích tài chính doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về tình hình quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp, giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, kiểm tra việc chấp hành luật pháp của doanh nghiệp.. nhằm giúp các nhà quản lý của các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao một cách hiệu quả hơn chứng chỉ kế toán viên hành nghề
Các bên có liên quan khác
Thuộc nhóm này có các nhà cung cấp, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, các cơ quan truyền thông đại chúng … cũng rất quan tâm đến tài chính của doanh nghiệp với những mục tiêu cụ thể.
Tóm lại: Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng chủ thể quản lý có cơ sở cần thiết để lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.
Xem thêm:Mục tiêu và ý nghĩa phân tích tài chính doanh nghiệp
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính của doanh nghiệp bao hàm nhiều nội dung khác nhau tùy thuộc vào mục đích phân tích. Tuy nhiên, về cơ bản, khi phân tích tài chính của một doanh nghiệp, các nhà phân tích thường chú trọng đến các nội dung chủ yếu sau:
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp;
- phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản, nguồn vốn (Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp) học kế toán online
- Phân tích tình hình tài trợ và mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán;
- Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ;
- Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;
- Phân tích điểm hoà vốn và việc ra quyết định
- Phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn;
- Phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính