Phân tích năng lực hoạt động của tài sản
Phân tích năng lực hoạt động là muốn xem doanh nghiệp khai thác, sử dụng các nguồn lực (tài sản) có hiệu quả như thế nào. học kế toán online
1. Các chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động của tài sản
Phân tích năng lực hoạt động của tài sản qua các chỉ tiêu: vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền trung bình của tài sản, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản cố định...
a) Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình
Vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình
Trong đó: số ngày trong kỳ phân tích được xác định thường là 30, 90, 360 ngày nếu kỳ phân tích là 1 tháng, 1 quý, 1 năm. khoá học xuất nhập khẩu
Thông qua sự biến động của hệ số quay vòng các khoản phải thu hay kỳ thu tiền trung bình, nhà phân tích có thể đánh giá tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp
So với kỳ trước, hệ số quay vòng các khoản phải thu giảm hoặc thời gian bán chịu cho khách hàng dài hơn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp chậm hơn, từ đó làm tăng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, giảm hiệu quả sử dụng vốn
b) Vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho
Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho
So với kỳ trước, vòng quay hàng tồn kho giảm thì thời gian của một vòng hàng tồn kho sẽ tăng, chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn ứ đọng nhiều hơn kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng (trong điều kiện quy mô sản xuất không đổi). Cần đi sâu tìm hiểu lý do cụ thể để có biện pháp tác động. học kế toán qua video
c) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng TSCĐ nói lên cứ một đồng tài sản cố định đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
So với kỳ trước, hệ số giảm phản ánh sức sản xuất của TSCĐ giảm.
d) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản nói lên cứ một đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. So với kỳ trước, hệ số giảm phản ánh sức sản xuất của tổng tài sản giảm.
2. Phương pháp phân tích
- So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp giữa các kỳ, so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động hoặc với hệ số trung bình của ngành.
- Phân tích các nhân tố, các nguyên nhân làm tăng, giảm các chỉ tiêu để làm rõ tình hình tài chính của DN và đề ra các biện pháp cần thiết nhằm nâng cao năng lực hoạt động của tài sản trong DN học chứng chỉ kế toán trưởng
Nhận xét:
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DN tuy kỳ này có tăng hơn kỳ trước song nhìn chung là rất thấp
- Vòng quay các khoản phải thu giảm so với năm trước. Trong điều kiện bình thường thì đây là xu hướng không tốt, làm tăng nhu cầu vốn lưu động, gây khó khăn cho ngân quĩ của doanh nghiệp.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm, thể hiện sức sản xuất của TSCĐ kém hơn năm trước. Hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm chủ yếu do trong kỳ TSCĐ tăng rất lớn.
Cần xem xét thêm thời gian đưa TSCĐ vào hoạt động nhu cầu thực tế của TSCĐ tăng thêm để có kết luận đúng về năng lực sử dụng TSCĐ học kế toán thực tế ở đâu
>>Tham khảo: Phân tích khả năng độc lập tài chính của DN