Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 17/07/2024 37 phút đọc

Rủi ro tín dụng là gì? Trong bài viết dưới đây của Phân tích tài chính sẽ trung nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tập trung ở các khâu nhận diện, đo lường và giám sát rủi ro tín dụng tại NHTMCP BIDV Việt Nam. mẫu 08 thông tư 95

Rủi ro tín dụng (RRTD) là một trong những vấn đề mà tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) phải đương đầu. Phòng ngừa, hạn chế RRTD là vấn đề khó khăn phức tạp, bởi lẽ RRTD mang tính tất yếu khách quan và rất đa dạng, luôn gắn liền với hoạt động tín dụng. RRTD thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng. khóa học xuất nhập khẩu thực tế

Quản trị RRTD được thực hiện tốt sẽ đem lại những lợi ích cho ngân hàng như:

  • Giảm chi phí, nâng cao được thu nhập, bảo toàn vốn cho NHTM;
  • Tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và nhà đầu tư, tạo tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho ngân hàng. học kế toán online miễn phí

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Có thể bạn quan tâm: Khóa học phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam

Quản trị RRTD được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng

Đối với các NHTM, quản trị RRTD thực sự cần thiết, bởi nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng

Là một trong số những ngân hàng thương mại lớn với hệ thống mạng lưới rộng khắp, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) luôn đi tiên phong trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hiện đại hóa ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị và kinh doanh ngày càng cao và phức tạp. Việc áp dụng các chuẩn mực này không chỉ đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước theo đề án tái cơ cấu ngành Ngân hàng Việt Nam mà còn là điều kiện tiên quyết cho công cuộc hội nhập và mở rộng tầm ảnh hưởng của BIDV trong ngành Ngân hàng tài chính toàn cầu. học chứng chỉ kế toán trưởng

Nợ quá hạn và nợ xấu

Theo đối bảng số liệu về cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ của BIDV trong giai đoạn 2013 - 2017 có thể thấy: Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của BIDV. Từ năm 2013 đến năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của BIDV có những năm ngoài giới hạn cho phép (dưới 2%).

Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu toàn Ngành là 2,9% thì BIDV là 1,68%, năm 2016 tỷ lệ nợ xấu toàn ngành Ngân hàng giảm nhẹ là 2,8% thì tỷ lệ nợ của BIDV ở mức 1,27% và 3 năm gần đây luôn nằm ở trong giới hạn cho phép (dưới 2%). khóa học logistics trực tuyến

Tuy nhiên, nợ xấu của BIDV không ổn định. Đây là tín hiệu đáng lo ngại trong vấn đề quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) của ngân hàng trong vấn đề kiểm soát nguồn tín dụng cho vay.

Chi tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,37 2,03 1,68 1,95 1,27

học thực hành kế toán ở đâu Nguồn: Ngân hàng TMCP BIDV (2013-2017)

Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán

Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng

Thống kê của BIDV cho thấy, số dư trích lập dự phòng RRTD cuối kỳ tăng dẫn qua các năm, tương ứng với sự tăng lên của số dự phòng trích lập trong năm. Khi tổng dư nợ tăng lên, ngân hàng cũng phải đối mặt với việc số dự phòng trích lập trong kỳ tăng tương ứng, bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng riêng đối với từng nhóm nợ.

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Nợ đủ tiêu chuẩn 339.091 417.287 570.845 682.185 821.813
Nợ cần chú ý 25.338 19.347 17.535 27.083 30.236
Nợ dưới tiêu chuẩn 3.946 4.714 3.975 6.481 5.417
Nợ nghi ngờ 683 1.075 887 1.035 3.327
Nợ có khả năng mất vốn 4.209 3.266 5.190 6.911 5.204
Tổng 373.269 445.692 598.434 723.697 866.000

Nguồn: Ngân hàng TMCP BIDV (2013-2017)

Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán

Hàng năm, con số dự phòng RRTD được dùng để xử lý rủi ro có xu hướng giảm, tỷ lệ dự phòng được dùng để xử lý rủi ro/Tổng dư nợ không có biến động mạnh, ngoài ra đều ở mức khá thấp và tỷ lệ này có xu hướng giảm.

Nhận diện, đo lường và giám sát rủi ro

Về công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Năm 2017, BIDV tiếp tục tích cực triển khai và hoàn thiện dự án trang bị giải pháp quản lý khoản vay nhằm hỗ trợ công tác đề xuất, thẩm định và phê duyệt tín dụng toàn hệ thống. Sau khi dự án được triển khai sẽ giúp quản lý thông tin tập trung, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ tín dụng, tăng hiệu quả và chất lượng xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần phục vụ triển khai Basel II theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. học kế toán online

BIDV đã chuyển dần từ quản lý thanh khoản tĩnh sang quản lý thanh khoản động, trong đó đã có tính đến các giả thuyết như yếu tố mùa vụ, hành vi khách hàng, thay đổi chính sách điều hành ngân hàng Nhà nước, môi trường kinh tế vĩ mô...; thử nghiệm xây dựng các mô hình kiểm nghiệm khủng hoảng.

Đối với rủi ro lãi suất, BIDV đã thực hiện triển khai các công cụ cơ bản để quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất như khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP), thay đổi thu nhập ròng từ lãi (NII), khe hở thời lượng (DGap)... Các báo cáo được cập nhật thường xuyên (hằng tháng) đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ quản trị rủi ro của ban lãnh đạo.

Cơ sở dữ liệu, chương trình quản lý tính toán được xây dựng đồng bộ, tự động và thường xuyên được nâng cấp, chỉnh sửa đáp ứng nhu cầu quản trị thực tế... Vấn để dữ liệu luôn là thách thức lớn đối với bất kỳ một ngân hàng nào khi triển khai Basel. học kế toán tổng hợp

Nhận thức được vấn đề này, BIDV đã xây dựng riêng cho mình Tổ đánh giá dữ liệu quản lý tài sản nợ - tài sản có (ALM), thực hiện các nhiệm vụ xây dựng lộ trình làm sạch, làm giàu dữ liệu phục vụ ALM nói chung và quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất nói riêng; định kỳ đánh giá chất lượng dữ liệu.

Qua đó, bảo đảm có dữ liệu chính xác kịp thời để hỗ trợ công tác quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất hiệu quả. khóa học xuất nhập khẩu online

Dự án xây dựng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng hiện đại thành công sẽ giúp BIDV nâng cao hiệu quả toàn bộ chuỗi quy trình tín dụng theo thông lệ tiền tiến từ khâu thẩm định trước khi cho vay đến quản lý sau cho vay. Ma trận xếp hạng có được từ hệ thống xác suất vỡ nợ giúp ngân hàng phân nhóm, sàng lọc khách hàng tốt hơn, hỗ trợ quá trình ra quyết định cũng như giảm thời gian phê duyệt tín dụng. Song song, các công cụ đo lường còn là căn cứ để xác định lãi suất, phí thu từ khách hàng một cách chính xác dựa trên rủi ro và đặc thù của khách hàng, từ đó gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Về công tác đo lường rủi ro tín dụng

Với mục tiêu chiến lược là ngân hàng số l tại Việt Nam, BIDV đã luôn tiên phe áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất để quản trị hoạt động kinh doanh, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng. Từ năm 2016, BIDV đã hoàn thành và đưa vào triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới cùng chương trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, giúp đáp ứng tốt hơn đối với các yêu cầu về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng được quy định theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN, đồng thời, tạo bước quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu cần thiết để tiến tới xây dựng mô hình định lượng rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế (Basel II). chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV đã đáp ứng các điều kiện về xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNN. Đây là một bước đi mới, nhằm tiếp cận từng bước với việc đo lường và tính toán rủi ro theo Hiệp ước Basel II (theo phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ). Theo đó, khách hàng được chấm điểm và xếp hạng tín dụng được chia thành 3 nhóm:

Khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và khách hàng định chế tài chính. Trong đó, phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp là cốt lõi.

Ngoài ra, BIDV hiện đang sử dụng kết quả chấm điểm là một trong những tiêu chí hàng đầu để thẩm định, đánh giá khách hàng và là căn cứ phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng và xác định mức cấp tín dụng đổ đi khách hàng. Đối với mỗi hạng khách hàng khác nhau, chí nhánh có mức ủy quyền phê duyệt tín dụng khác nhau. dạy kế toán online

Đồng thời, mức cấp tín dụng và tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với tải sản đảm bảo đối với mỗi khách hàng cũng được xác định dựa trên hạng tín dụng của khách hàng đó.

Đối với công tác đo lường rủi ro tín dụng, BIDV thực hiện các biện pháp để chọn lọc khách hàng vay vốn thông qua hệ thống định hạng xếp loại khách hàng nhằm định lượng mức độ rủi ro cho từng khách hàng. Từ đó, ngân hàng sẽ có chính sách cho vay phù hợp với mức độ rủi ro của từng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một cấu phần quan trọng và là một công cụ đắc lực trong quản trị kinh doanh ngân hàng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được sử dụng trong các quy trình quản lý rủi ro tín dụng như trong ban hành chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, giám sát rủi ro danh mục tín dụng, lập báo cáo quản trị rủi ro, chính sách dự phòng rủi ro tín dụng, xác định khung lãi suất chuẩn. BIDV xây dựng ba hệ thống chấm điểm khác nhau cho ba loại khách hàng chính là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và cá nhân. Hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng là tổ chức kinh tế được thực hiện qua 06 bước.

Nguyên tắc chấm điểm: Thông thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng với 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80, 100. Tùy theo mức độ quan trọng sẽ có các trọng số khác nhau giữa các chỉ tiêu.

Nhìn chung, quy trình cấp tín dụng của BIDV cho đến nay đã được thế chế hóa tương đối đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng cũng như cơ sở hạ tảng của nền kinh tế. Theo đó, các quy định, chính sách tín dụng; đã bao gồm khá toàn diện các nội dung cần thiết mà các ngân hàng cần thực hiện trong quá trình phê duyệt tín dụng.

Triển khai thực hiện mô hình cấp tín dụng và quản lý RRTD tập trung: Một trong những nguyên tắc quản lý RRTD theo Hiệp ước Basel II nhằm thực hiện quá trình cấp tín dụng lành mạnh trên nguyên tắc phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng.

Trên giác độ quản lý RRTD có thể thấy, mô hình tổ chức cấp tín dụng của BIDV có những bước tiến đáng kể. Từ mô hình cấp tín dụng phân tán trên cơ sở ủy quyền phán quyết tín dụng cho các chi nhánh ở mức khá cao, BIDV đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống theo mô hình cấp tín dụng tập trung, đảm bảo nguyên tắc phân tách độc lập giữa bộ phận quan hệ khách hàng với bộ phận thẩm định và bộ phận phê duyệt, quyết định cấp tín dụng; quản lý thống nhất từ cấp trụ sở chính xuống chi nhánh, giảm thấp mức ủy quyền phán quyết đối với các chi nhánh.

Đây là bước đi quan trọng để BIDV tiệm cận với mô hình hoạt động ngân hàng chuẩn mực, phù hợp thông lệ quốc tế, tạo dựng một khung quản lý rủi ro vững chắc, cân bằng giữa lợi nhuận dự kiến và rủi ro có thể chấp nhận được.

Về công tác dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Năm 2016, BIDV đã hoàn thành và đưa vào triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới cùng chương trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, qua đó đáp ứng tốt hơn đối với các yêu cầu về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng được quy định theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN, đồng thời, tạo bước quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu cần thiết để tiến tới xây dựng mô hình định lượng RRTD theo tiêu chuẩn quốc tế (Basel II). nhân viên nhân sự

Ngoài ra, BIDV đã từng bước áp dụng các kỹ thuật giảm thiểu RRTD đối với khách hàng như:

Thế chấp tài sản bảo đảm, bảo lãnh của bên thứ ba. Đối với việc nhận bà, BIDV đánh giá phạm vi bảo lãnh trong đi quan hệ với mức độ tín nhiệm, năng lực pháp lý và tiềm lực của bên bảo lãnh. Chỉ những bảo lãnh chắc chắn mới được chấp nhận để bảo đảm cho khoản tín dụng.

Các bên liên quan cần có các quy định để đảm bảo hiệu lực thực thi của các hợp đồng bảo lãnh; Các tài sản bảo đảm cũng thường xuyên được rà soát, đánh giá, định giá lại giá trị để xác định mức cấp tín dụng phù hợp và yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản cũng như có ứng xử tín dụng thích hợp. Ngoài ra, BIDV còn thành lập

Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản để tiếp nhận tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; định giá tài sản đảm bảo và hỗ trợ ngân hàng trong công tác phát mại và bán đấu giá tài sản. quản lý nhân sự

Một số đề xuất giúp quản trị rủi ro tín dụng

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, trong đó, các chỉ số cảnh báo sớm rủi ro cần bao phủ được các nguyên nhân gây ra vỡ nợ chủ yếu cho khách hàng doanh nghiệp như:

Triển vọng kinh doanh, tài sản đảm bảo và hồ sơ tín dụng, những thay đổi về mặt quản lý hoặc chiến lược… Đồng thời, tăng cường sử dụng các chỉ tiêu có thể tính tự động như tỉ lệ sử dụng hạn mức, số ngày quá hạn, độ biến động dòng tiền vào ra...nhằm tăng tính hiệu quả, bảo đảm số liệu cập nhật theo thời gian thực

Thứ hai, hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, trong đó bên cạnh các phương pháp truyền thống, nên áp dụng phân tích và thẩm định tín dụng sử dụng mô phỏng dòng tiền

Đây là phương pháp rất phù hợp với việc đánh giá thẩm định tín dụng đối với các giao dịch mà độ tín nhiệm của khách hàng dựa chủ yếu trên dòng tiền tương lai mà tài sản được tài trợ mang lại.

Thứ ba, xây dựng chính sách riêng biệt cho các ngành đặc thù và ngành trọng điểm. Bởi mỗi ngành có những đặc thù riêng, phải đối mặt với những rủi ro khác nhau. Do vậy, nếu sử dụng hệ thống quản lý chung sẽ không hiệu quả.

Ngoài ra, một số giải pháp khác cần lưu ý như: Tăng cường quản lý và giám sát trước và sau giải ngân, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ ngân hàng…., theo đó, sẽ giúp cho các bước của quy trình quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện hiệu quả, chặt chẽ hơn.

Trên đây là những vấn đề trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam. Mong rằng những thông tin trong bài viết của Phân tích tài chính sẽ giúp các bạn quan tâm có thể hiểu rõ hơn về rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại nói chung.

Xem thêm: Tổng quan về rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Tổng quan về rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại

Tổng quan về rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại

Bài viết tiếp theo

Chiến Lược Đầu Tư Dài Hạn Hiệu Quả Trong Thị Trường Chứng Khoán

Chiến Lược Đầu Tư Dài Hạn Hiệu Quả Trong Thị Trường Chứng Khoán
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo