Tổng quan về rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam còn những hạn chế trong hệ thống báo cáo tài chính và thống kê, việc áp dụng các phương pháp đang được sử dụng trên thế giới là tương đối khó khăn do các phương pháp này phần lớn được xây dựng cho hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) của các quốc gia phát triển. học kế toán tổng hợp online
Trước bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới trong việc xây dựng phương pháp và sử dụng các chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản hệ thống cho hệ thống NHTM Việt Nam là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm: Khóa học phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Rủi ro thanh khoản hệ thống
Vấn đề rủi ro thanh khoản đã được nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới đề cập đến.
Có thể hiểu về rủi ro thanh khoản hệ thống NHTM như sau: Rủi ro thanh khoản hệ thống Ngân hàng thương mại là hiện tượng đồng thời hàng loạt các ngân hàng, thậm chí là toàn hệ thống Ngân hàng thương mại không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán sắp tới hoặc nhu cầu tín dụng của nền kinh tế.
Tổng quan về đo lường rủi ro thanh khoản hệ thống
1. Đo lường rủi ro thanh khoản dựa vào phân phối xác suất
Năm 2005, Lehar nghiên cứu dựa trên lý thuyết của Merton về sự liên hệ của giá quyền chọn với vốn được xem như quyền chọn mua đối với tài sản của ngân hàng để xác định rủi ro hệ thống, nghiên cứu thiết lập một mô hình nghiên cứu với các biến số: phân tích dòng tiền
- Rủi ro hệ thống dựa trên tài sản
- Rủi ro hệ thống dựa trên số lượng các ngân hàng
- Sự thiếu hụt dự kiến chứng chỉ kế toán trưởng
Lehar đã chỉ ra rằng không thể xác định cụ thể khi một ngân hàng nào đó sụp đổ thì có dẫn tới khủng hoảng toàn hệ thống hay không khóa học kế toán trưởng
Tác giả đã sử dụng phân phối xác suất để tính toán xác suất mà một nhóm các ngân hàng với tỷ lệ tổng tài sản so với tổng tài sản của hệ thống vượt qua một mức nào đó (định trước), có thể rơi vào tình trạng phá sản.
Phương pháp này có thể bị ảnh hưởng bởi các ngân hàng có lượng tài sản rất lớn, vì vậy, Lehar đã tính toán thêm cả xác suất để có nhiều hơn một số lượng xác định trước các ngân hàng phá sản. Khi tính toán bằng phân phối xác suất đòi hỏi phải có một lượng dữ liệu nhất định để thỏa mãn điều kiện này, tác giả đã sử dụng đến mô phỏng Monte Carlo. Tác giả cho rằng, nếu chỉ xem xét xác suất phá sản của các ngân hàng thì chưa thỏa mãn được mục đích đo lường những thiệt hại mà rủi ro hệ thống gây ra.
Năm 2009, Huang sử dụng phân tích nhu cầu tài chính ngẫu nhiên để xác định rủi ro hệ thống và kiểm định áp lực. Trong nghiên cứu này, rủi ro hệ thống được coi là phí bảo hiểm đối với khoản thiệt hại nặng nề khi rủi ro này xảy ra. Khoản phí bảo hiểm được tính toán như giá trị dự kiến thua lỗ cho một danh mục nợ giả định. Trong nghiên cứu này, rủi ro hệ thống không chỉ được xác định cho riêng các NHTM nội địa mà còn cho các ngân hàng có yếu tố nước ngoài. chứng chỉ hành nghề kế toán viên
Các yếu tố nguy cơ được sử dụng bao gồm: Xác suất phá sản và tương quan lợi tức từ tài sản. Khi xác định được phân phối xác suất, tác giả sử dụng giá trị tại điểm tới hạn để đo lường mức rủi ro. Nghiên cứu đã xác định mức độ đóng góp vào rủi ro của từng NHTM trong hệ thống.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ chế lan truyền của các cuộc khủng hoảng, các yếu tố rủi ro ban đầu được thúc đẩy bởi sự lo ngại rủi ro tăng lên, từ đó lan truyền và tạo ra những cuộc khủng hoảng trên thế giới. Nghiên cứu chỉ ra, khoản rủi ro tương đường với phí bảo hiểm bắt đầu tăng lên khi cuộc khủng hoảng gây ra suy thoái kinh tế thực sự học logistics online
Tác giả khẳng định mức độ đóng góp vào rủi ro có liên quan với quy mô tài sản của các NHTM
2. Các nghiên cứu dựa vào định lượng và mô phỏng
Năm 2009, End mô phỏng các hiệu ứng về vốn và rủi ro thanh khoản thị trường đối với hệ thống NHTM Hà Lan. Tác giả xây dựng mô hình dựa trên việc tích hợp các rủi ro thanh khoản của các NHTM riêng lẻ để xác định mức độ toàn hệ thống. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích những cú sốc cơ bản tác động đến rủi ro thanh khoản hệ thống mà chưa đưa ra được chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản toàn hệ thống.
Năm 2012, Sujitcapadia cùng với Mathias Drehaman, John Eliot và Gbriel Sterne sử dụng mô hình định lượng rủi ro hệ thống để tiến hành nghiên cứu nguyên nhân và hệ thống hiệu ứng của rủi ro thanh khoản trong thời kì tài chính bất ổn. Các tác giả là đã trình bày cách thức phát sinh và lan truyền của rủi ro hệ thống. Và chỉ ra sự thiếu hụt về thanh khoản có thể khuếch đại các yếu tố rủi ro khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy ra vai trò của sự lan truyền do các phản hồi mang tính hệ thống, đồng thời chỉ rõ tầm quan trọng của việc xem xét rủi ro thanh khoản về vốn và phản hồi mang tính hệ thống trong mô hình định lượng rủi ro hệ thống. học xuất nhập khẩu online
3. Các nghiên cứu dựa vào các chỉ số
Nam 2012, Pablo M Federico đá nghiên cứu chỉ số xác định rủi ro thanh khoản hệ thống cho hệ thống ngân hàng các nước Mỹ LaTinh và khu vực Caribe. Tác giả xây dựng chỉ số cho hệ thống ngân hàng với tổng số 1700 ngân hàng. Kết quả cho thấy rủi ro thanh khoản hệ thống của các ngân hàng là một rủi ro nguy hiểm và nó gây ra tình trạng trì trệ kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính. Nghiên cứu đá tóm tắt phương pháp đo lường truyền thống để đo lường rủi ro ở cả cấp độ ngân hàng và cấp độ hệ thống và đánh giá hiệu quả của những phương pháp truyền thống trong khủng hoảng. Bộ chỉ số thanh khoản hệ thống truyền thống bao gồm các chỉ số về nợ nước ngoài và các chỉ số về tài chính, tiền tệ được đề cập ở bảng 1.
Bảng 1. Các chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản hệ thống
Nhóm chỉ số | Nội dung |
Các chỉ số về nợ nước ngoài |
|
Các chỉ số về tài chính tiền tệ |
|
Năm 2012, Severo đã đề xuất chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống dựa vào thị trường. Chỉ số được xây dựng dựa trên sự cân bằng và ngang giá trên thị trường tài chính toàn cầu bị phá vỡ. Hiện tượng này xảy ra khi các chứng khoán hoặc các danh mục đầu tư có thể thay thế hoàn hảo cho nhau nhưng được giao dịch với các mức giá khác nhau và mức chênh lệch là tương đối lớn. Sự khác nhau tương đối lớn về giá này thúc đẩy các nhà đầu tư nhanh chóng phân bố lại nguồn vốn của mình nhằm kiếm được lợi nhuận cao với mức rủi ro thấp.
Trong điều kiện bình thường, sự khác biệt về giá của các chứng khoán có các đặc tính tương tự nhau thường khá thấp. Tuy nhiên, trong giai đoạn thị trường biến động mạnh, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính mang tính toàn cầu, sự chênh lệch về giá giữa các chứng khoán và danh mục đầu tư là khá lớn, dẫn tới các nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch giá đế kiếm lời. học thực hành kế toán ở đâu
Nghiên cứu chỉ ra rằng: Những cân bằng bị phá vỡ này là những chỉ số cảnh báo sự biến động trên thị trường vốn nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Sự gia tăng mức chênh lệch giá giữa các chứng khoán phản ánh chi phí giao dịch tăng lên và những khó khăn về thanh khoản của các nhà đầu tự.
Năm 2012, Brunnermeier và các đồng sự đưa chỉ số mất cân bằng thanh khoản (Liquidity Mismatch Index - LMI). Chỉ số này phản ánh sự khác biệt giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của NH và tính toán trong một khoảng thời gian nhất định.
Các khoản mục tài sản và nợ được gán trọng số tương ứng với tính thanh khoản của chung. Để đảm bảo ý nghĩa và tính toàn diện, LMI được tính toán dựa trên các kịch bản khác nhau với giá định trọng số thanh khoản khác nhau. phần mềm quản lý nhân sự
Như vậy, khi sự phân bố của các giá tr LMI được xác định, rủi ro thanh khoản được đánh giá bằng cách sử dụng kỹ thuật giá trị tại điểm rủi ro. Các ước lượng của mô hình có thể được thực hiện cho toàn HTNH để đo lường rủi ro thanh khoản hệ thống. Nhưng có rất nhiều loại tài sản và nợ phải trả nên rất khó để gan chính xác trọng số thanh khoản, vì vậy phương pháp chỉ số này gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng trong thực tế.
Như vậy, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu riêng về vấn đề rủi ro thanh khoản hệ thống còn trên thế giới thì vấn đề này được quan tâm hơn và cũng hình thành nên nhiều góc độ lý luận và phương pháp xác định rủi ro thanh khoản hệ thống. Nghiên cứu về rủi ro thanh khoản HTNH tại Việt Nam, các tác giả sử dụng phương pháp kiểm định sức chịu đựng rủi ro thanh khoản và phương pháp xác định chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống để tiến hành xác định rủi ro cho hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên các nghiên cứu ở Việt Nam chưa đề cập đến tính quan trọng của các NHTM khác nhau đối với rủi ro hệ thống
Nguồn: NASATI
Trên đây Phân tích tài chính đã giúp các bạn nắm được tổng quan về rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn quan tâm!
Xem thêm: Vai trò của báo cáo tài chính DNNVV đối với quyết định cho vay của ngân hàng thương mại