Các mô hình nến trong chứng khoán

Phân tích tài chính Tác giả Phân tích tài chính 18/07/2024 17 phút đọc

Mô hình nến là một trong những công cụ không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán. Đồ thị dạng nến được nghiên cứu bởi một người đàn ông người Nhật tên là Munehisa Homma vào khoảng năm 1724 – 1803i.

Các mô hình nến là một dạng đồ họa thể hiện sự biến đổi của giá của một loại chứng khoán cụ thể. Những người theo trường phái phân tích kỹ thuật sẽ dùng các mô hình nến kết hợp với một số chỉ báo khác để dự đoán diễn biến của thị trường.

Trong bài viết này Phân tích tài chính sẽ thông tin tới bạn đọc các mô hình nến được sử dụng trong chứng khoán phổ biến hiện nay

1. Mô Hình Nến Là Gì?

Mô hình nến là một hình vẽ thể hiện sự thay đổi giá trong một khung thời gian xác định và được biểu thị bằng một hình cây nến với 2 phần chính là thân nến và bóng nến (bấc nến).

Mô hình nến tăng và giảm

Phần thân nến thường có màu trắng/đen (hoặc xanh/đỏ) thể hiện xu hướng tăng/giảm và phần bóng nến ở bên trên và bên dưới thân nến. Phần thân nến nằm giữa mức giá mở cửa và giá đóng cửa, trong khi phần bóng nến nằm giữa giá cao nhất hoặc thấp nhất trong 1 phiên giao dịch.

  • Nến có màu trắng/xanh là nến tăng (bull) biểu thị giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa.
  • Nến có màu đen/đỏ là nến giảm (bear) biểu thị giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.

2. Các Mô Hình Nến Trong Chứng Khoán Thường Gặp

1. Mô hình nến Long versus Short

Mô hình nến long versus short

Trong mô hình nến Long versus Short thân nến càng dài thể hiện biến động giá lớn. Ngược lại, thân nến ngắn thể hiện biến động giá nhỏ.

  • Nến trắng thể hiện sức mua: Thân càng dài, sức mua càng mạnh, là dấu hiệu người mua kì vọng cao vào thị trường lên.
  • Nến đen thể hiện sức bán: Thân càng dài, sức bán càng mạnh, là dấu hiệu người bán kì vọng cao vào thị trường xuống.

2. Mô hình nến Marubozu

Mô hình nến Marubozu

Hình nến Marubozu chỉ có thân mà không có bóng (body without shadow). Đây là dấu hiệu xác lập 1 xu hướng rất mạnh

  • Marubozu màu trắng có nghĩa là bên mua mạnh hơn
  • Marubozu đen có nghĩa là bên bán mạnh hơn

3. Mô hình nến Spinning top

Mô hình nến Spinning Stop
Mô hình nến Spinning top gồm những cây nến có cùng có cùng một thân ngắn nằm giữa bóng nến trên và dưới có chiều dài bằng nhau.

Mô hình nến Spinning top cho thấy sự thiếu quyết đoán trên thị trường, dẫn đến không có thay đổi có ý nghĩa về giá: Phe mua muốn giá cao hơn, trong khi phe bán đẩy giá xuống thấp trở lại.

Spinning top thường được hiểu là giai đoạn củng cố, hoặc đoạn cuối của một xu hướng tăng hoặc giảm đáng kể. Bản thân Spining top là một tín hiệu tương đối trung lập, nhưng chúng có thể được hiểu là một dấu hiệu áp lực thị trường hiện tại đang mất kiểm soát, dẫn tới sắp có biến động lớn.

4. Mô hình nến Doji

Mô hình nến Doji

Khi một thị trường mở và đóng gần như ở cùng một mức giá, nến giống như chữ thập hoặc dấu cộng – thân
nến rất ngắn hoặc không có thân nến, bóng nến có thể dài ngắn khác nhau.

Mẫu doji này thể hiện sự đấu tranh giữa người mua và người bán dẫn đến không có lợi nhuận cho cả hai bên.
Doji đứng một mình là tín hiệu trung lập, nhưng nó có thể được tìm thấy trong các mô hình đảo chiều như
Bullish Morning Star và Bearish Evening Star.

Mô hình nến Doji xuất hiện khi mức giá đóng cửa xấp xỉ mức giá mở cửa. Nến Doji trông như 1 gạch ngang nằm giữa phạm vi giá, là dấu hiệu cho thấy người mua và người bán đang do dự.

5. Mô hình nến Dragonfly Doji (Chuồn chuồn)

Mô hình nến Dragonfly Doji

Mô hình nến Drogonfly Doji là mô hình nến đơn, khi mô hình nến Dragonfly Doji xuất hiện trong xu hướng giảm thì cảnh báo xu hướng có thể đảo chiều thành xu hướng tăng

Nhận dạng Drogonfly Doji: Không có thân nến, giá mở cửa và đóng cửa trùng nhau và chính là giá cao nhất trong phiên; bóng dưới dài

Ý nghĩa của Drogonfly Doji:

  • Khi thị trường mở cửa, phe bán đã kiểm soát hoàn toàn và đẩy giá xuống rất thấp
  • Ở đỉnh điểm của phe bán (lúc giá thấp nhất), áp lực mua khổng lồ xuất hiện đẩy giá lên lại và đóng cửa ngay tại giá mở cửa cũng chính là giá cao nhất
  • Mô hình nến Drogonfly Doji cho thấy phe mua kiểm soát hoàn toàn trong những phiên giap dịch sau, bóng dưới càng dài càng thể hiện lực mua mạnh, khả năng đảo chiều xu hướng càng cao

6. Gravestone Doji (Bia mộ)

Mô hình nến Gravestone doji

Mô hình nến Gravestone Doji là mô hình nến đơn, khi mô hình nến Gravestone Doji xuất hiện trong xu hướng tăng thì cảnh báo xu hướng có thể đảo chiều thành xu hướng giảm.

Nhận dạng mô hình nến Gravestone Doji: Không có thân nến, giá mở cửa và đóng cửa trùng nhau và hính là giá thấp nhất trong phiên; Bóng trên dài

Ý nghĩa của mô hình nến Gravestone Doji:

  • Khi thị trường mở cửa, phe mua đã kiểm soát hoàn toàn và đẩy giá lên rất cao
  • Ở đỉnh điểm của phe mua (lúc giá cao nhất), áp lực bán khổng lồ xuất hiện đẩy giá xuống lại và đóng cửa ngay tại giá mở cửa cũng chính là giá thấp nhất
  • Mô hình nến Gravestone Doji cho thấy phe bán kiểm soát hoàn toàn trong những phiên giao dịch sau, bóng trên càng dài càng thể hiện lực bán mạnh, khả năng đảo chiều xu hướng càng cao

7. Mô hình Hammer and Hanging man

Mô hình nến Hammer and Hanging Man

Đặc trưng của mẫu nến Hammer hoặc Hanging man là thân nến ngắn, bóng nến trên cũng rất ngắn hoặc không có, trong khi bóng nến dưới rất dài, ít nhất phải dài gấp đôi thân nến.

Mô hình nến Hammer xanh và đỏ

Mô hình nến Hammer thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, thể hiện sự nỗ lực hồi phục của giá. Mô hình này mang tín hiệu tích cực hàm ý cho thấy sự từ chối đạt các ngưỡng giá thấp hơn, áp lực bán đã kết thúc.

Mẫu nến Hammer có thể là xanh hoặc đỏ, nếu là hammer đỏ thì tín hiệu đảo chiểu sẽ yếu hơn.

Mô hình nến Hanging Man

Ngược lại, mô hình nến Hanging man lại thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng. Nó thể hiện bên mua đang chiếm ưu thế nhưng bên bán có một số lượng lớn nhà đầu tư đang bán tháo tạo ra bóng nến rất dài, nhiều khả năng thị trường sẽ đảo chiều.

Mô hình nến Hanging man có thể có màu xanh hoặc đỏ. Theo các chuyên gia phân tích kỹ thuật mẫu nến hanging man màu xanh hàm ý tín hiệu yếu hơn so với mẫu màu đỏ.

Xem thêm:

Trên đây là các mô hình nến trong chứng khoán thường gặp. Nếu bạn muốn hiểu và nắm rõ hơn các cách phân tích đầu tư chứng khoán hay tham khảo thêm: Khóa học phân tích đầu tư chứng khoán

Phân tích tài chính
Tác giả Phân tích tài chính Admin
Bài viết trước Nhận định thị trường chứng khoán ngày 2/8-6/8: Thị trường tạo đáy, tập trung vào nhóm cổ phiếu bất động sản, phân bón, dầu khí…

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 2/8-6/8: Thị trường tạo đáy, tập trung vào nhóm cổ phiếu bất động sản, phân bón, dầu khí…

Bài viết tiếp theo

Các Kênh Đầu Tư Phổ Biến Hiện Nay - So Sánh Ưu, Nhược Điểm

Các Kênh Đầu Tư Phổ Biến Hiện Nay - So Sánh Ưu, Nhược Điểm
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo