Thao túng tiền tệ là gì? Danh sách các nước thao túng tiền tệ của Mỹ

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 9 phút đọc

Thao túng tiền tệ là gì? Danh sách các nước thao túng tiền tệ của Mỹ bao gồm những nước nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau của Phân tích tài chính để hiểu rõ hơn.

1. Thao túng tiền tệ là gì?

Trong các giao dịch hàng hóa giữa hai quốc gia, tỉ giá ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại song phương. Để tăng cường xuất khẩu, Chính phủ của nước đó sẽ ký FTA, giảm thuế hoặc thao túng tiền tệ.

Thao túng tiền tệ là Chính phủ của một nước hạ giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Mục đích là để giảm giá sản phẩm nhập khẩu rẻ hơn các sản phẩm nội địa. Kích thích người dân mua hàng nhập.

Thao túng tiền tệ là quốc gia cố tình can thiệp vào tỉ giá hối đoái để mang đến lợi ích thương mại. Nó còn khiến quốc gia nhập khẩu chịu thâm hụt ngày càng lớn về mặt thương mại và họ sẽ có biện pháp phòng tránh.

»»»» Review Khóa Học Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

2. Danh sách các nước thao túng tiền tệ của Mỹ

Theo Đạo luật Cạnh tranh và Ngoại thương Omnibus năm 1988, hàng năm Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ được yêu cầu "phân tích các chính sách tỷ giá hối đoái của các quốc gia nước ngoài và xem xét liệu các quốc gia có thao túng tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của họ và USD hay không".

Kể từ khi Đạo luật năm 1988 được ban hành, Mỹ đã chỉ định các quốc gia sau đây là thao túng tiền tệ: Hàn Quốc vào năm 1988, Đài Loan vào năm 1988 và một lần nữa vào năm 1992, và Trung Quốc từ năm 1992 đến năm 1994. Ấn Độ được thêm vào danh sách năm 2017.

Mỹ cho rằng Ấn Độ đã tăng mua ngoại hối trong ba quý cuối năm 2017, mặc dù đồng rupee vẫn tăng giá trị. Tổng giá trị mua ròng ngoại hối của Ấn Độ trong năm 2017 là 56 tỷ USD (2,2% GDP). Vào tháng 5/2019, Bộ Tài chính Mỹ đã loại Ấn Độ và Thụy Sĩ khỏi danh sách giám sát tiền tệ của mình nhưng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ireland, Singapore, Malaysia và Việt Nam vẫn nằm trong danh sách này.

"Ấn Độ đã bị loại khỏi danh sách giám sát, do chỉ đáp ứng một trong ba tiêu chí - thặng dư song phương đáng kể với Hoa Kỳ - trong hai báo cáo liên tiếp", Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong báo cáo về các chính sách kinh tế vĩ mô. Ấn Độ cũng giảm mức dự trữ ngoại hối xuống 0,2% GDP. Một phân tích của The Economist vào năm 2017 lưu ý rằng Thụy Sĩ đã thao túng tiền tệ của mình nhiều hơn Trung Quốc kể từ năm 2009, trong khi Đài Loan và Hàn Quốc cũng đã làm như vậy kể từ năm 2014.

danh-sach-thao-tung-tien-te-cua-my

Vào tháng 8/2019, dưới áp lực cá nhân từ Tổng thống Donald Trump, trong khuôn khổ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Bộ Tài chính lại chỉ định Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, một động thái không được IMF ủng hộ.

Chỉ định chống lại Trung Quốc đã được rút lại vào tháng 1/2020 sau khi Trung Quốc đồng ý không phá giá đồng tiền của mình để làm cho hàng hóa của họ rẻ hơn cho người mua nước ngoài. Hai nước sẽ sớm ký một hiệp định thương mại bao gồm một điều khoản ngăn cản Trung Quốc thao túng tiền tệ của họ để đạt được lợi thế thương mại.

Vào tháng 12/2020, chính quyền Trump đã dán nhãn Thụy Sĩ và Việt Nam là những nước thao túng tiền tệ và thêm Ấn Độ, Thái Lan và Đài Loan vào danh sách giám sát. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Singapore và Malaysia tiếp tục có tên trong danh sách này.

Ngày 16/4/2021, Bộ Tài chính Mỹ thông báo không có đủ bằng chứng để kết luận Việt Nam thao túng tiền tệ như đã nêu trong báo cáo "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ" hồi tháng 12-2020.

Ngoài Việt Nam, Thụy Sĩ và Đài Loan (Trung Quốc) cũng được Mỹ đưa ra khỏi danh sách các quốc gia mà chính quyền của cựu tổng thống Donald Trump cho là thao túng tỉ giá hối đoái.

Bộ Tài chính Mỹ dán nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam và Thụy Sĩ dựa theo 3 tiêu chí: thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỉ USD; thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP); can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.

Trên đây là Thao túng tiền tệ là gì? Danh sách các nước thao túng tiền tệ của Mỹ. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra bạn có thể tham khảo học phân tích tài chính tại các trung tâm uy tín để nâng cao kiến thức.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm sử dụng chính sách tiền tệ ngăn chặn bất ổn Tài chính tại Mỹ và bài học cho Việt Nam

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Các mô hình phân tích kỹ thuật chứng khoán thông dụng

Các mô hình phân tích kỹ thuật chứng khoán thông dụng

Bài viết tiếp theo

Các Loại Chứng Khoán Phổ Biến Và Cách Phân Biệt

Các Loại Chứng Khoán Phổ Biến Và Cách Phân Biệt
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo