Kinh nghiệm sử dụng chính sách tiền tệ ngăn chặn bất ổn Tài chính tại Mỹ và bài học cho Việt Nam

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 07/08/2020 29 phút đọc

Chính sách tiền tệ (CSTT) truyền thống được các ngân hàng trung ương áp dụng trong nhiều năm qua và đều phát huy các tác động tích cực trong việc kiểm soát nhằm ổn định thị trường tài chính. Tuy nhiên, khi thị trường tài chính lấn sâu và khủng hoảng, thì tác động của các chính sách tiền tệ tỏ ra có nhiều điểm hạn chế ke toan online

Trước thực tế này, NHTW cần phải đưa ra các công cụ khác để tác động lên thị trường tài chính và các công cụ chính sách này được gọi là các công cụ CSTT phi truyền thống.

Bài viết này của Phân tích tài chính tập trung đề cập kinh nghiệm của Mỹ trong việc sử dụng CSTT phi truyền thống, qua đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách với Việt Nam

1. Kinh nghiệm sử dụng chính sách tiền tệ ngăn chặn bất ổn tài chính tại Mỹ

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được ủy quyền thực thi các chính sách tiền tệ theo mục tiêu tối đa hóa cơ hội việc làm, ổn định giá cả và lãi suất dài hạn ở mức ổn định

Thông thường, Fed thực hiện CSTT bằng cách đưa ra lãi suất Fed Fund, theo đó các NHTM có thể vay mượn qua lại qua đêm để được bảo đảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Các mục tiêu cũng được thực hiện thông qua thị trường mở, trong đó, các giao dịch tài chính truyền thống thường liên quan đến trái phiếu kho bạc.

Sau khủng hoảng năm 2001, nền kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng cho đến giữa năm 2003. Để tránh cho nền kinh tế tài khủng hoảng, Fed duy trì mức lãi suất rất thấp, chạm tới mức 1% vào năm 2003. ủy nhiệm chi là gì

Một số nhà kinh tế học cho rằng khủng hoảng tài chính phần nào có nguyên nhân bắt nguồn từ việc Fed đã duy trì lãi suất ngắn hạn quá lâu, ngay cả sau khi khủng hoảng năm 2001 đã qua đi.

Lãi suất thấp làm tăng nhu cầu mua nhà, dẫn đến hiệu ứng “bong bóng” giá nhà (mà hiệu ứng này một phần lại do tiêu chuẩn cho vay có phần lỏng lẻo do Fed và một số tổ chức khác điều chỉnh). Việc chuyển từ lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi của các khoản vay mua nhà cũng khiến cho khu vực này dễ chịu tổn thương hơn khi lãi suất ngắn hạn thay đổi. hop dong thue nha

Một cách nhìn khác, Bernanke, B.(2005) cho rằng lãi suất cho vay mua nhà thấp đã là hệ quả của tiết kiệm dư thừa - trên thực tế Fed có Ít sự kiểm soát đối với lĩnh vực này. Khi đó sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng đến các tổ chức tiền gửi và những thành phần khác của khu vực tài chính có tài trợ khoản vay mua nhà. Khi tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay mua nhà đã lên đến con số kỷ lục, các tổ chức tài chính liên quan đối mặt với nguy cơ mất vốn và thiếu khả năng thanh khoản, theo sau đó, các khoản vay và tín dụng khác cũng bị ảnh hưởng, cuối cùng, tác động đến toàn bộ nền kinh tế, do thiếu tín dụng có thể đem đến hệ lụy tiêu cực cho cả sản xuất lẫn nhu cầu tiêu dùng.

Tháng 12/2007, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, giá cả bắt đầu tăng lên, lãi suất cũng dẫn được điều chỉnh tăng lên đến 5.25% vào giữa năm 2006. Trước tình hình này, Fed đã cất giảm lãi suất Fed fund và lãi suất chiết khấu. học xuất nhập khẩu trực tuyến

Từ tháng 9/2007, lãi suất Fed fund đã giảm từ 5.25% xuống mức từ 0-0.25% vào tháng 12/2008, động thái này được các nhà kinh tế học gọi là giới hạn thấp hơn 0 và cùng là dấu hiệu cho thấy hoạt động thị trường mở truyền thống sẽ không đem lại các tác động tích cực. Lãi suất đã được giữ ở mức thấp đặc biệt trong một khoảng thời gian đà: không theo thông lệ nhằm đối phó với những tác động của khủng hoảng tài chính và dư chấn của nó. học xuất nhập khẩu trực tuyến

Trong những đợt hồi phục trước, Fed bắt đầu tăng lãi suất sau chưa đến 3 năm kể từ khi khủng hoảng kết thúc Lần này, Fed đã đưa ra các động thái được cho là chưa từng được thực hiện: Lãi suất ngắn hạn chưa bao giờ giảm đến 0% trong lịch sử hoạt động của Fed và họ đã đợi một khoảng thời gian dài hơn thông lệ trước khi bắt đầu chính sách thất phát triển tệ trong đợt hồi phục.

Đến tháng 12/2015, Fed mới bắt đầu tăng lãi suất trở lại và đưa ra khả năng tiếp tục tăng trong tương lai (Bowman, D., Londono, J.M.. Sapriza, H., 2014). Khi lãi suất Fed fund đã giảm xuống mức 0% hoặc gần 0%, các CSTT truyền thống không thể đem lại những hiệu quả như mong muốn, đo đó, Fed đã tiếp tục sử dụng những CSTT phi truyền thống khác:

Trước tiên, Fed cung cấp một số kênh tín dụng trực tiếp cho các định chế tài chính trên thị trường nhằm củng cố khả năng thanh khoản, trong đó, hầu hết là các khoản vay ngắn hạn đảm bảo bằng tài sản thể chấp có giá trị lớn hơn khoản vay đó. Một số đối tượng nằm trong diện được tài trợ là các DN phí ngân hàng và phi tài chính. Đây cũng là lần đầu tiên Fed thực hiện tài trợ cho các đối) tượng này - những công ty không nằm trong khung điều chỉnh của họ kể từ sau Đại Suy Thoái (theo Điều 13 Luật Dự trữ Liên bang).

Chính sách này được vào thực hiện lần đầu vào tháng 12/2007 và sau đó là tháng 9/2008. Thông qua kênh tái chiết khấu truyền thống và các khoản tài trợ trên đây, trong giai đoạn tháng 12/2007-9/2008, Fed có hai khoản tài trợ cứu cánh trực tiếp dành cho hai công ty là American international Group (AIG) và Bear Stearns. Tổng gói hỗ trợ từ Fed đầu tháng 8/2007 là 234 triệu USD thông qua các chương trình tài trợ thanh khoản vừa nêu, không có tài trợ trực tiếp, đến tháng 12/2008, con số này là 1,6 nghìn tỷ USD, trong đó gần 108 tỷ USD là tài trợ trực tiếp cho các công ty. hoc ke toan truc tuyen mien phi

Sau đó, tổng lượng hỗ trợ giảm dẫn, xuống còn dưới 100 tỷ USD vào tháng 2/2010, tài trợ trực tiếp cho các tổ chức giảm dưới 100 tỷ USD tháng 1/2011. Khoản vay cuối cùng trong đợt khủng hoảng được thanh toán vào 29/10/2014.

Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2007 đến khủng hoảng trầm trọng hơn vào tháng 9/2008, Fed làm giảm tác động của cho vay trên bảng cân đối của họ (giữ cho bảng cân đối không tăng lên) bằng cách bán các TPCP.

Sau tháng 8/2008, các khoản hỗ trợ đã vượt quá lượng TPCP nắm giữ, họ bắt đầu cho phép bảng cân đối tăng lên. học xuất nhập khẩu online

Từ tháng 9 đến tháng 11/2008, bảng cân đối của họ đã tăng gấp đôi, từ 1000 tỷ USD lên hơn 2.000 tỷ USD. Đến năm 2009, khi các điều kiện tài chính đã bình thường trở lạt, Fed đứng trước quyết định có tiếp tục các CSTT phi truyền thống hay không và họ đã tiếp tục thực hiện 2 CSTT phi tuyển thống khác là nới lỏng định lượng và định hướng thị trường.

Chính sách nới lỏng định lượng - Trong khi mục lãi suất mục trêu được giữ ở mức giới hạn thấp hơn 0%, Fed tiếp tục mua TPCP và các loại chứng khoán được đảm bảo bằng khoản vay, động thái này cũng được coi là bước thực hiện chính sách nới lỏng định lượng (QE). Trong giai đoạn 2009 - 2014, Fed đã thực hiện ba đợt mua chứng khoán theo chương trình nới lỏng định lượng. Đợt thứ ba hoàn thành tháng 10/2014. Khi đó, bảng cân đối kế toán của họ đã có 4.500 tỷ USD - gấp 5 lần con số trước khủng hoảng.

Mục tiêu của QE là làm giảm lãi suất dài hạn. Việc mua chứng khoán kho bạc và chứng khoán đảm bảo bằng các khoản vay nhằm trực tiếp làm giảm lãi suất của các loại chứng khoán này, từ đó. tác động tích cực đến nền kinh tế, thị trường nhà đất, đầu tư vào máy móc thiết bị sản xuất, khuyến khích tiêu dùng những loại hàng hóa có thời gian sử dụng lâu đài và nhạy cảm trước lãi suất, Nghiên cứu của Goldman Sachs (2013) chỉ ra rằng, 1.000 tỷ USD tài sản mua vào sẽ hạ lãi suất dài bạn một khoảng từ 0,25% đến 1.72%.

Một nghiên cứu khác của Michael, J. (2012) lại chỉ ra QEI làm giảm lãi suất TPCP 10 năm, trái phiếu DN BBB và MBS kỳ hạn 30 năm khoảng 1%; QE2 hạ lãi suất những trái phiếu đó 0.4%, và Chương trình kéo dài kỳ hạn làm giảm lãi suất trái phiếu DN BBB khoảng 0.1% cùng với MBS 0.25%.

Chính sách định hướng thị trường: Fed tin rằng, khi họ đưa ra báo hiệu lãi suất Fed fund sẽ được duy trì ở mức thấp trong một khoảng thời gian dài nhất định, thì các DN sẽ tự tin hơn khi cho rằng lãi suất có thể được giữ thấp trong thời gian vay vốn, từ đó kích thích các khoản đầu tư dài hạn. Năm 2012, Fed đã thay thế thời hạn duy trì lãi suất bằng một giới hạn về kinh tế: họ hứa hẹn sẽ giữ lãi suất Fed fund rất thấp, ít nhất là cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp ở khoảng trên 6 5% và lạm phát thấp. Có thể thấy rằng, rất khó có thể xác định rõ được tác động của công cụ định hướng thị trường này, vì nó phụ thuộc vào cách nhìn nhận đánh giá của những đối tượng tham gia vào thị trường và khi điều kiện thị trường thay đổi. định hướng của Fed cũng có thể thay đổi. học kế toán trưởng

Tháng 3/2014, khi tỷ lệ thất nghiệp đã xuống gần mức 6.5%. Fed thay thế mức giới hạn cụ thể bằng một khẳng định không mang tính cụ thể. Ngày 29/10/2014, Fed thông báo dừng mua chứng khoán trên điện rộng vào cuối tháng. Để kết thúc chương trình QE và mức duy trì lãi suất thấp bằng 0% hoặc gần 0%, Fed hình thành kế hoạch thực hiện CSTT bình thường, tuy nhiên, khó khăn là họ không thể thay đổi lãi suất Fed fund nhờ công cụ dự trữ bắt buộc như họ đã từng làm trước khủng hoảng. Do QE đã làm ngập tràn thị trường với lượng dự trữ bắt buộc dư thừa. Nói cách khác, với hơn 2.000 tỷ USD dự trữ bắt buộc, lãi suất Fed fund đã gần đến 0% ngay cả khi Fed muốn nó tăng cao hơn (Gara Afonso et al., 2013). Để có thể quay lại được CSTT thông thường, một cách làm để thấy nhất lúc này là làm giảm bớt lượng dự trữ dư thừa bằng cách làm giảm bảng cân đối thông qua bán tài sản. Tuy nhiên, Fed không dự định bán bất cứ một chứng khoán nào, thay vào đó, họ lên kế hoạch giảm bảng cân đối bằng cách gia hạn thanh toán chứng khoán đến hạn.

Tháng 6/2017, Fed thông báo chỉ cho phép một số hạn chế chứng khoán thanh toán đến hạn, theo đó, mỗi tháng chỉ thanh toán khoảng 6 tỷ USD TPCP và 4 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng khoản vay, con số này dẫn dẫn tăng lên 40 tỷ USD TPCP và 20 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng khoản vay. Mức giảm được thực hiện cho đến khi lượng chứng khoán nắm giữ đủ để thực hiện CSTT một cách hiệu quả.

Tham khảo: Khóa học tài chính cho người không chuyên

2. Kiến nghị cho Việt Nam

Từ nghiên cứu kinh nghiệm của Mỹ và xuất phát từ thực tiễn của nước ta hiện nay. Việt Nam nên cân nhắc thận trọng khi triển khai CSTT phi truyền thống, tập trung vào một số vấn đề sau đây.

Thứ nhất, CSTT phi truyền thống chỉ được triển khai khi CSTT truyền thống suy giảm, thậm chí mất hiệu lực và do vậy, khi CSTT vẫn còn phát huy tác động tích cực tới nền kinh tế thì không nên sử dụng các công cụ CSTT phi truyền thống. Kinh nghiệm cho thấy tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh nhất định mà mỗi nước sử dụng các công cụ CSTT phi truyền thống khác nhau nhưng mục tiêu hướng tới là nhằm bảo vệ sự an toàn lành mạnh của thị trường tài chính thông qua duy trì trạng thái thanh khoản ổn định của thị trường, từ đó ổn định môi trường kinh tế vĩ mô cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế - xã hội.

Các nước EU những năm qua sử dụng công cụ nới tổng tín dụng, nhưng chỉ là nhằm duy trì trạng thái thanh khoản lành mạnh cho thị trường tài chính, chứ không phải nhằm tạo ra những khoản tín dụng ưu đãi cho từng thành phần trong từng khu vực của nền kinh tế, bởi việc tạo ra những ưu đãi như vậy sẽ gây ra các méo mó, biến dạng của thị trường tài chính. Những năm gần đây, Việt Nam triển khai áp dụng công cụ CSTT phi truyền thống là nới lỏng tín dụng trong khi các công cụ CSTT truyền thống vẫn phát huy hiệu lực, điều này là không theo thông lệ khi điều hành CSTT.

Trong điều kiện thanh khoản của thị trường vẫn được duy trì ổn định tích cực thông qua các công cụ CSTT truyền thống, thì việc triển khai các chương trình nới lồng tín dụng những năm qua có thể khẳng định không phản nhằm hỗ trợ cho CSTT truyền thống khi chúng bị suy giảm hiệu lực, mà là để tạo nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các đối tượng theo chỉ đỉnh. Do vậy, thiết nghĩ nên thay đổi cách tiếp cận vấp để gắn với quá trình triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi hiện nay, bởi nếu chúng ta cứ tiếp tục duy trì thực thi chính sách nới lỏng tín dụng nằm trong khung CSTT của Ngân hàng Nhà nước thì việc sử dụng song hành cả 2 loại công cụ chính sách truyền thống và phi truyền thống có nguy cơ sẽ làm suy giảm hiệu lực của CSTT truyền thống. Muốn có sự thay đổi này thì phải hình thành một loại quỹ đầu tư quốc gia để đầu tư các nguồn tín dụng ưu đãi cho các đối tượng thụ hưởng theo chỉ định của Chính phủ.

Nguồn vốn ban đầu của Quỹ này lấy từ quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, cũng như các nguồn vốn huy động khác với giá rẻ từ trong và ngoài nước. bằng kế toán trưởng

Thứ hai, phát triển của thị trường chứng khoán qua đó giúp Ngân hàng Nhà nước có nhiều sự lựa chọn hơn khi thị trường tài chính bị khủng hoảng, gây khó khăn nghiêm trọng trong việc thực thi CSTT của Ngân hàng Nhà nước thiết nghĩ là việc cần thiết phải đẩy mạnh ngay từ bây giờ. Việc quá thiên về áp dụng chính sách tín dụng sẽ gây ra những khó khăn nhất định khi Ngân hàng Nhà nước muốn sử dụng công cụ chính sách để kiểm soát thị trường tài chính.

Thứ ba, để tránh tình trạng bị nhiễu thông tin khi áp dụng công cụ định hướng mục tiêu thì Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện kênh chuyển tải thông tin CSTT, muốn vậy, Ngân hàng Nhà nước cần thống nhất với các cơ quan truyền thông về cách thức truyền tải thông tin, những người chịu trách nhiệm công bố thông tin trong ngân hàng tới công chúng. công bố danh sách các nhà quản lý lẫn các nhà khoa học được quyền trả lời phỏng vấn. Sự đa chiều trong cung cấp thông tin là cần thiết, song với loại thông tin có tính chuyên nghiệp cao như thông tin tài chính - ngân hàng thì nhất thiết chỉ những người thực sự hiểu biết thì mới được cung cấp cho dân chúng. Chỉ có như vậy thì các định hướng chính sách của Ngân hàng Nhà nước được truyền tải đến công chúng mới thực sự trở thành công cụ chính sách thay vì làm nhiễu chính sách.

Tham khảo: Khóa học phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Nguồn: NASATI

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Tác động của đòn bẩy tài chính và quy mô đến khả năng sinh lời của Doanh nghiệp ngành công nghiệp việt nam

Tác động của đòn bẩy tài chính và quy mô đến khả năng sinh lời của Doanh nghiệp ngành công nghiệp việt nam

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo