Cổ phiếu là gì? Cách chọn cổ phiếu tốt
Cổ phiếu là gì? Đối với nhà đầu tư trước khi tham gia mua bán cổ phiếu cần phải hiểu rõ cổ phiếu và cách lựa chọn cổ phiếu tốt. Bài viết dưới đây Phân tích tài chính sẽ chia sẻ chi tiết.
1. Cổ phiếu là gì?
Cổ phiếu là loại chứng khoán, được phát hành dưới dạng chứng chỉ, hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.
Cổ phiếu là giấy chứng nhận quyền sở hữu của người nắm giữ đối với doanh nghiệp. Nó là một loại tài sản mà mức độ sinh lời phụ thuộc nhiều vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp đó.
Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, một cổ phiếu là đại diện cho 10,000 đồng vốn điều lệ của doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp cổ phần có vốn điều lệ là 10 tỉ đồng thì số cổ phần đại diện cho việc sở hữu doanh nghiệp này là 1 triệu cổ phiếu, mỗi cổ phiếu đại diện cho 10 nghìn vốn điều lệ.
Hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành hai dạng cổ phiếu: Cổ phiếu thường (common stock) và cổ phiếu ưu đãi (preferred stock).
Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thường được quyền tự do chuyển nhượng, quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông, được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
Ngược lại, các cổ đông năm giữ cổ phiếu ưu đãi có quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như: lợi tức cố định, không có quyền bầu cử, ứng cử. Tuy nhiên, cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi luôn được nhận cổ tức đầu tiên, và khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước sau đó mới đến cổ đông thường.
2. Cách chọn cổ phiếu tốt
Cổ phiếu tốt là cổ phiếu có tiềm năng tăng giá, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Với định nghĩa này, dù là cổ phiếu vốn hóa lớn hay nhỏ cũng có thể là cổ phiếu tốt. Benjamin Graham - người khai sinh ra chiến lược đầu tư giá trị - đã liệt kê ra 7 tiêu chí chung để xây dựng cách chọn cổ phiếu tốt theo trường phái này. Trong đó, có 6 tiêu chí phù hợp để áp dụng ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Các tiêu chí này đều được tổng hợp sẵn trong các bài phân tích về doanh nghiệp của các công ty chứng khoán.
- Tiêu chí 1: (Tổng nợ vay/Tài sản ngắn hạn) < 1.1
Đầu tư giá trị coi trọng việc vay nợ thấp, vì đây chính là yếu tố giúp đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp khi nền kinh tế chuyển biến xấu.
- Tiêu chí 2: Chỉ số thanh toán hiện hành >1.5
Chỉ số này được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn chia nợ ngắn hạn, cho thấy khả năng thanh toán nợ đáo hạn dưới 1 năm của công ty. Chỉ số này càng cao có nghĩa khả năng công ty bị mất năng lực thanh toán càng thấp.
- Tiêu chí 3: Tăng trưởng EPS dương trong 5 năm gần nhất
Tiêu chí này rất đơn giản. EPS có tăng trưởng dương trong vòng 5 năm gần nhất. Tiêu chí này giúp nhà đầu tư tránh xa các cổ phiếu có rủi ro cao.
- Tiêu chí 4: P/E <9
Các cổ phiếu có P/E thấp hơn 9 được khuyến nghị mua vào. Lý do là cổ phiếu có mức P/E này được xem như có giá hời, khả năng bán lại với giá cao hơn. Tuy vậy, tiêu chí này có thể khiến nhà đầu tư bỏ qua các cổ phiếu đang tăng trưởng, vốn có P/E khá cao.
- Tiêu chí 5: P/B <1.2
Việc sử dụng P/E làm tiêu chuẩn đôi khi gây nhầm lẫn trong trường hợp doanh nghiệp có lợi nhuận bất thường từ thanh lý tài sản, thu nhập tài chính,... P/B sẽ khắc phục được hạn chế này băng cách sử dụng giá trị sổ sách gần nhất.
- Tiêu chí 6: Cổ tức đều đặn
Việc mua cổ phiếu đang được định giá thấp đòi hỏi nhiều kiên nhẫn vì có thể thị trường sẽ cân một khoảng thời gian dài để nhận ra cổ phiếu này. Nếu như công ty trả cổ tức tốt, nhà đầu tư vẫn sẽ có nguồn thu nhập trong khi chờ cổ phiếu tăng giá.
Trên đây là khái niệm là gì? Cách chọn cổ phiếu tốt. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức và đầu tư có hiệu quả bạn có thể tham khảo học phân tích đầu tư chứng khoán tại địa chỉ đào tạo uy tín.
>>> Xem thêm: ESOP là gì? Quy định về phát hành cổ phiếu ESOP