Phân tích cân bằng tài chính

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 03/10/2024 34 phút đọc

Cân bằng tài chính được định nghĩa bởi sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn, bởi sự điều hoà giữa thời gian biến đổi tài sản thành tiền và nhịp độ hoàn trả các khoản nợ tới hạn. Vì vậy các số liệu về ngân quỹ và sự thay đổi ngân quỹ không thể chỉ báo chính xác các điều kiện cân bằng tài chính .

Phân tích cân bằng tài chính  

Cân bằng tài chính và ý nghĩa phân tích 

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản ngắn hạn (TSNH) và tài sản dài hạn (TSDH). Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả học nguyên lý kế toán  

Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài sản cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn tài trợ tài sản (Nguồn vốn). 

Nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu (vốn đầu tư của chủ sở hữu ban đầu và bổ sung trong quá trình kinh doanh, lợi nhuận chưa phân phối, và các nguồn kinh phí, nguồn vốn xây dựng cơ bản,…); lớp kế toán tổng hợp tại tphcm  

Sau nữa, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn vay (Vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ở ngân hàng và vay các đối tượng khác). 

Cuối cùng, nguồn vốn được hình thành do chiếm dụng trong quá trình thanh toán (nợ người cung cấp, nợ người lao động, nợ ngân sách nhà nước,… kể cả số chiếm dụng bất hợp pháp). học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội  

Một cách tổng quát, tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Cân bằng tài chính

Từ đó, ta có đẳng thức kế toán cơ bản sau: 

Tài sản = VCSH + Nợ phải trả 

Hay

TSNH + TSDH = VCSH + Nợ phải trả 

Đẳng thức kế toán cơ bản cho thấy: Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hoạt động kinh doanh, tổng tài sản của doanh nghiệp luôn luôn bằng VCSH và nợ phải trả (hay bằng tổng nguồn vốn). Mối quan hệ cân đối này tạo nên cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Như vậy, cân bằng tài chính là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn hình thành tài sản, phản ánh mức độ an toàn hay ổn định của nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất  

Do các tài sản hác nhau có tính thanh khoản khác nhau nên việc hình thành từng loại tài sản cũng đòi hỏi phải được tài trợ bởi các nguồn vốn khác nhau với mức độ an toàn và mức độ ổn định khác nhau. 

Về mặt tổng thể, để cân bằng tài chính luôn nằm trong tình trạng “cân bằng tốt” hay “cân bằng dương”, doanh nghiệp luôn bảo đảm khả năng thanh toán - đặc biệt là khả năng thanh toán ngắn hạn (khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời), tài sản dài hạn phải được tài trợ bằng ngồn vốn dài hạn chứ không phải tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. 

Điều này xuất phát từ đặc điểm của cá tài sản dài hạn là tính thanh khoản thấp, khả năng chuyển đổi tiền chậm, thời gian luân chuyển dài. diễn đàn xuất nhập khẩu  

Ngược lại, việc nắm giữ các tài sản ngắn hạn lại không đòi hỏi phải tài trợ bởi nguồn vốn nào do các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, thời gian luân chuyển ngắn, khả năng chuyển đổi thành tiền cao

Phân tích cân bằng tài chính giúp cho những người sử dụng thông tin biết được mức độ đáp ứng vốn cho nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, biết được sự ổn định, bền vững, cân đối và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn cũng như những nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. 

Qua đó, có những có những giải pháp tài chính thích hợp để bảo đảm cho doanh nghiệp luôn có đủ khả năng đáp ứng tài sản cho nhu cầu kinh doanh, tránh cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hay lâm vào tình trạng phá sản. bằng tin học văn phòng  

Việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư là điều kiện tiên quyết để bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và có hiệu quả

Do cân bằng tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản nên khi phân tích cân bằng tài chính, các nhà phân tích thường xem xét theo quan hệ cân đối giữa tình hình tài trợ tài sản với mức độ an toàn của nguồn tài trợ (nguồn huy động) và theo quan hệ cân đối giữa tài sản với mức độ ổn định của nguồn tài trợ.

Tham khảo >>> Các phương pháp định giá doanh nghiệp

Phân tích cân bằng tài chính theo mức độ an toàn của nguồn tài trợ 

Phân tích cân bằng tài chính theo mức độ an toàn của nguồn tài trợ tài sản (còn gọi là theo tình hình luân chuyển vốn) là việc phân tích dựa vào mức độ an toàn của từng nguồn vốn huy động (VCSH), vốn vay hợp pháp, vốn huy động trong thanh toán) tương ứng với tính thanh khoản (luân chuyển của từng loại tài sản để xem xét). 

Nguồn tài trợ an toàn nhất cho tài sản của doanh nghiệp là VCSH; bởi vì, VCSH là số vốn của các nhà đầu tư, không phải là khoản nợ; Do vậy, trước hết, toàn bộ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phải được sử dụng để mua sắm, trang trải số tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt đọng của doanh nghiệp. 

Tài sản ban đầu được hiểu là những tài sản được đầu tư bằng VCSH, bao gồm cả TSDH và TSNH ban đầu. Số tài sản hình thành trong thanh toán (khoản phải thu do bị các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác chiếm dụng) không thuộc số tài sản ban đầu của doanh nghiệp. học kế toán thực hành ở đâu tốt  

Phân tích cân bằng tài chính

Mối quan hệ cân đối này thể hiện qua đẳng thức: 

VCSH = Tài sản ban đầu 

- Cân đối trên chi là cân đối mang tính lý thuyết, nghĩa là vói số VCSH hiện có, doanh nghiệp đủ trang trải các loại tài sản ban đầu phục vụ cho các hoạt dđộng chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế, cân đối này hầu như ít xảy ra mà thường xảy ra một trong hai trường hợp:

*VCSH > Tài sản ban đầu: học logistics ở đâu tốt   

- Trường hợp này đồng nghĩa với số VCSH của doanh nghiệp lớn hơn số tài sản ban đầu; mức độ an toàn của nguồn tài trợ. Trong trường hợp này, do một phần VCSH mà doanh nghiệp đã huy động không được sử dụng hết để đầu tư tài sản ban đầu của doanh nghiệp nên sẽ bị các đơn vị, tổ chức hay cá nhân khác chiếm dụng.

*VCSH < Tài sản ban đầu 

- Trong trường hợp này, số tài sản ban đầu mà doanh nghiệp đã mua sắm, đầu tư lớn hơn số VCSH mà doanh nghiệp đã huy động. Do vậy, để có số tài sản ban đầu phục vụ cho các hoạt động, doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Vì thế, mức độ an toàn của nguồn tài trợ giảm xuống

- Trong quá trình hoạt động, khi VCSH không đáp ứng đủ nhu cầu, doanh nghiệp được phép bổ sung vốn bằng cách đi vay. Xét về mức độ an toàn của nguồn tài trợ tài sản, khoản vay hợp pháp chỉ đứng sau số VCSH. Vay hợp pháp trong doanh nghiệp bao gồm các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (của nguồn hàng hay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) chưa đến hạn trả dùng cho các mục đích hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Do vậy, về mặt lý thuyết, chúng ta lại có quan hê cân đối sau đây

VCSH + Vốn vay hợp pháp = Tài sản ban đầu 

Cũng giống như quan hệ cân đối trước đó, ở trên, quan hệ cân đối hầu như không xảy ra mà trên thực tế xảy ra một trong hai trường hợp: học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm  

*VCSH + Vốn vay hợp pháp > Tài sản ban đầu 

- Trường hợp này đồng nghĩa với số VCSH và vốn vay hợp pháp mà doanh nghiệp đã huy động vượt quá số tài sản ban đầu đã đầu tư, tức là không sử dụng hết số vốn đã huy động. Mặc dù mức độ an toàn của nguồn tài trợ cao nhưng do không sử dụng hết nên số vốn dư thừa của doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng

*VCSH + Vốn vay hợp pháp < Tài sản ban đầu 

- Ngược với trường hợp trên, trong trường hợp này, lượng tài sản ban đầu phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp lớn hơn số VCSH và vốn vay hợp pháp. Do vậy, để có đủ tài sản phục vụ cho nhu cầu hoạt động, doanh nghiệp buộc phải đi chiếm dụng vốn trong thanh toán (chiếm dụng hợp pháp và bất hợp pháp. Điều này dẫn đến mức độ an toàn của nguồn tài trợ thấp báo cáo tài chính nội bộ  

Trên thực tế, ngay cả trong trường hợp thừa vốn, doanh nghiệp vẫn có thể đi chiếm dụng vốn của các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác và ngược lại trường hợp thiếu vốn, doanh nghiệp vẫn có thể bị các đơn bị, tổ chức, cá nhân khác chiếm dụng. Nghĩa là, trong thực tế, do tính chất của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác nhau nên luôn luôn tồn tại quan hệ chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các tổ chức, đơn vị, cá nhân. 

Các quan hệ chiếm dụng vốn lẫn nhau diễn ra đồng thời, tuy mức độ khác nhau tùy theo từng thời điểm nhưng hầu như luôn luôn tồn tại và trở thành đặc trưng hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính vì vậy, trong mọi trường hợp, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp (tài sản ban đầu và tài sản phát sinh trong thanh toán. Nói cách khác, tại bất kỳ doanh nghiệp, bất kỳ thời điểm nào, chúng ta cũng có quan hệ cân đối sau đây:

VCSH = Vốn vay hợp pháp + Nguồn vốn phát sinh trong thanh toán = Tài sản ban đầu + Tài sản phát sinh trong thanh toán bang ke toan   

Nguồn vốn phát sinh thanh toán là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong quan hệ thanh toán và doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả (trừ vốn vay hợp pháp). Nguồn vốn này bao gồm nợ phải trả ngắn hạnnợ phải trả dài hạn. học xuất nhập khẩu tại tphcm  

Đây là toàn bộ số nợ mà doanh nghiệp chiếm dụng phát sinh trong quá trình hoạt động như: Nợ phải trả người bán, người nhận thầu, người cung cấp dịch vụ; tiền đặt trước của người mua; nợ phải trả người lao động; nợ phải trả nội bộ; các khoản phải nộp nhà nước; doanh thu nhận trước; các khoản phải nộp cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội , kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế,…

Tài sản phát sinh trong thanh toán về thực chất là số nợ phải thu hay số tài sản của doanh nghiệp nhưng bị các đối tác chiếm dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi. Thuộc tài sản phát sinh trong thanh toán gồm tài sản thanh toán ngắn hạn và tài sản thanh toán dài hạn như: Phải thu người mua; tiền đặt trước cho người bán; tạm ứng cho người lao động; thuế giá trị gia tăng được khấu trừ,; các khoản nộp thừa cho nhà nước; các khoản phải thu nội bộ;… học kế toán ở đâu tốt  

Ta có

VCSH + Vốn vay hợp pháp – Tài sản ban đầu = Tài sản phát sinh trong thanh toán - Nguồn vốn phát sinh trong thanh toán 

Do tài sản phát sinh trong thanh toán chính là số nợ phải thu trong thanh toán và nguồn vốn phát sinh trong thanh toán là số nợ phải trả trong thanh toán, nên cân đối có thể được viết lại

VCSH + Vốn vay hợp phát – Tài sản ban đầu = Nợ phải thu - Nợ phai trả 

Cân đối trên cho thấy: Khi phần chênh lệch giữa VCSH và vốn vay hợp pháp lớn hơn số tài sản ban đầu, lượng vốn dư thừa không sử dụng đến sẽ bị các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác chiếm dụng. Mức vốn bị chiếm dụng đúng bằng phần chênh lệch giữa số nợ phải thu với số nợ phải trả trong thanh toán. Mức độ vốn bị chiếm dụng đúng bằng phần chênh lệch giữa số nợ phải thu với số nợ phải trả trong thanh toán

Mức độ chênh lệch nói trên càng lơn, mức độ an toàn của nguồn tài trợ càng cao và số vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng lại càng nhiều. Ngược lại, khi phần chênh lệch giữa số VCSH và vốn vay hợp pháp nhỏ hơn số tài sản ban đầu, lượng tài sản dư ra sẽ được doanh nghiệp đáp ứng bằng cách đi chiếm dụng. Số vốn đi chiếm dụng đúng bằng số chênh lệch giữa nợ phải trả > nợ phải thu phát sinh trong quá trình thanh toán. Mức độ chênh lệch càng lớn, số vốn doanh nghiệp chiếm dụng từ thanh toán càng nhiều, mức độ an toàn của nguồn tài trợ cũng giảm lớp học kế toán trưởng  

Các bộ phận thuộc cân đối trên được thu thấp trên bảng cân đối kế toán cụ thể như sau 

  • VCSH: Chỉ tiêu B “VCSH” (Mã số 400)
  • Vốn vay hợp pháp: Căn cứ vào chỉ tiêu có mã số 320 “Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn” và chỉ tiêu có mã số 338 “Vay và nợ thuê tài chính dài hạn”. Đồng thời, xem xét chỉ tiêu tại mục VI “thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán ”, chỉ tiêu 15 “Vay và nợ thuê tài chính”, phần vay ngắn hạn và dài hạn có khả năng trả nợ
  • Tài sản ban đầu: Gồm TSNH ban đầu (các chỉ tiêu có mã số 110, 120, 140,151) và TSDH ban đầu (các chỉ tiêu có mã số 220, 230, 240, 250, 261, 263).
  • Nợ phải thu: Gồm phải thu ngắn hạn (Mã số 130) và phải thu dài hạn (Mã số 210)
  • Nợ phải trả: Gồm phải trả ngắn hạn (chỉ tiêu có mã số 310 sau khi đã loại trừ số vốn vay ngắn hạn hợp pháp) và phải trả dài hạn (chỉ tiêu có mã số 330 sau khi đã loại trừ số vốn vay dài hạn hợp pháp).

Cân bằng tài chính của doanh nghiệp theo mức độ an toàn của nguồn tài trợ và có thể phản ánh như sau 

VCSH và vốn vay hợp pháp – Tài sản ban đầu = Nợ phải thu - Nợi phải trả 

Phân tích cân bằng tài chính theo mức độ an toàn của nguồn tài trợ được tiến hành bằng cách lần lượt xác định và so sánh các chỉ tiêu “Chênh lệch giữa VCSH với tài sản ban đầu”, “Chênh lệch giữa VCSH và vốn vay hợp pháp với tài sản ban đầu” và “chênh lệch giữa nợ phải thu với nợ phải trả” giữa kỳ phân tích (cuối năm, cuối kỳ) với kỳ gốc (đầu năm, cuối các năm trước, cuối các kỳ trước). học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất  

Căn cứ vào trị số của các chỉ tiêu và xu hướng biến động của các chỉ tiêu để nhận xét về mức độ an toàn của nguồn tài trợ. Nếu trị số chỉ tiêu “Chênh lệch giữa VCSH với tài sản ban đầu” càng > 0, mức độ an toàn của nguồn tài trợ cao; tuy nhiên, số VCSH bị chiếm dụng càng nhiều. Ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng < 0, mức độ an toàn của nguồn tài trợ càng giảm mạnh, số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng càng cao

>>>>>>Tham khảo ngay: khóa học kế toán thực hành

tìm hiểu thêm về khóa học xuất nhập khẩu tại bài viết: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt 

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Các phương pháp định giá doanh nghiệp

Các phương pháp định giá doanh nghiệp

Bài viết tiếp theo

Phân Tích Vốn Chủ Sở Hữu: Cấu Trúc, Vai Trò và Ý Nghĩa Tài Chính

Phân Tích Vốn Chủ Sở Hữu: Cấu Trúc, Vai Trò và Ý Nghĩa Tài Chính
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo