Phân tích mối quan hệ giữa dòng tiền với tình hình tài chính

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 18 phút đọc

Khả năng thanh toán có thể xem xét qua quan hệ giữa tài sản và các bộ phận của tài sản với nợ phái trả dựa vào thông tin phản ánh trên Bảng cấn đối kế toán (BCĐKT). Tuy nhiên những thông tin trên BCĐKT là những thông tin tĩnh, mang tính thời điểm và chịu ảnh hưởng nhiều của tính thời vụ trong kinh doanh;

Do vậy thông tin phản ánh trên rất dễ bị ngụy tạo. Chính vì vậy, nhằm khắc phục những hạn chế trong việc sử dụng thông tin trên BCĐKT, khi phân tích khả năng thanh toán, các nhà phân tích có thể xem xét mối quan hệ giữa dòng tiền lưu chuyển thuần với các khoản nợ phải trả.

Việc sử dụng dữ liệu từ dòng tiền sẽ khắc phục được những hạn chế trên do dòng tiền của Doanh nghiệp là một dòng chảy liên tục trong kỳ, không dễ bị ngụy tạo được.

Cùng Phân tích mối quan hệ giữa dòng tiền với tình hình tài chính trong bài viết dưới đây của Phân Tích Tài Chính nhé!

Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Dòng Tiền Với Tình Hình Tài Chính

Khi phân tích mối quan hệ giữa dòng tiền với khả năng thanh toán, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Phân tích mối quan hệ giữa dòng tiền và tình hình tài chính

1. Hệ số khả năng thanh toán của dòng tiền:

Hệ số khả năng thanh toán của dòng tiền cho biết dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) trong kỳ có đảm bảo trang trải được các khoản nợ ngắn hạn (Kể cả nợ dài hạn đến hạn trả) phải hay không.

Do dòng tiền lưu chuyển thuần tạo ra từ HĐKD là dòng tiền an ninh tài chính của doanh nghiệp nên khi trị số của chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng một (>=1), Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và ngược lại, số tiền lưu chuyển thuần tạo ra từ HĐKD không đủ để trả nợ ngắn hạn.

2. Hệ số khả năng thanh toán nợ của dòng tiền:

1

Chỉ tiêu trên cho biết với dòng tiền thuần từ HĐKD trong kỳ, DN có đảm bảo khả năng đáp ứng được nợ phải trả hay không. Nói cách khác, một đồng nợ phải trả bình quân trong kỳ được đảm bảo bởi mấy đồng tiền và tương đương tiền lưu chuyển thuàn từ HĐKD. Khi trị số của chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng một(>= 1), dòng tiefn lưu chuyển thuần từ HĐKD trong kỳ bảo đảm đáp ứng đủ và thừa khả năng thanh toán nợ phải trả trong kỳ và ngược lại. dạy kèm tin học văn phòng

3. Hệ số bảo đảm khả năng chi trả lãi vay:

Hệ số này cho biết khả năng đáp ứng chi phí lãi vay của dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD. học xuất nhập khẩu

2

Khi dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD bằng không (0), trị số của chỉ tiêu trên sẽ bằng một(1). Trong trường hợp này, dòng tiền vào chỉ đủ đáp ứng dòng tiền ra từ HĐKD(trong đó có chi phí lãi vay) mà không dư thừa để trang trải cho mục đích khác. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

Trường hợp dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD lớn hơn không (>0), chỉ tiêu này sẽ có trị số lớn hơn một(1), cho thấy dòng tiền thuần từ HĐKD trong kỳ của DN không những bảo đảm khả năng chi trả lãi vay mà còn có khả năng sử dụng vào các mục đích khác.

Ngược lại, khi dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD của DN nhỏ hơn không(<0), tức là DN có dòng tiền lưu chuyển từ HĐKD “âm”, lượng tiền vào không đủ cho các khoản chỉ tiêu thuộc HĐKD, trị số chỉ tiêu này sẽ nhỏ hơn một(<1).

4. Hệ số khả năng nợ dài hạn của dòng tiền thuần từ HĐKD:

3

Chỉ tiêu này cho biết mức độ bảo đảm nợ dài hạn bằng dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD. Hay nói cách khác, cứ một đồng nợ dài hạn bình quân trong kỳ phải trả của DN được đảm bảo bởi mấy đồng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD. Khi trị số của chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng 1 (>=1), DN bảo đảm đủ và thừa khả năng thanh toán nợ dài hạn và ngược lại.

5. Hệ số khả năng chi trả cổ tức:

4

Chỉ tiêu này được sử dụng để đo lường khả năng chi trả cổ tức tiền thu được từ HĐKD của DN. Đây là một chỉ tiêu được các nhà đầu tư, chủ sở hữu hiện tại và chủ sở hữu tiềm năng hết sức quân tâm. Khi chỉ tiêu này có trị số lớn hơn hoặc bằng một(>=1), dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD của DN có đủ và thừa khả năng chi trả cổ tức và ngược lại; nếu chỉ tiêu nhỏ hơn bằng một(<=1), dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD không đủ để chi trả cổ tức cho cổ đông. Điều đó cho thấy DN không đảm bảo khả năng thanh toán nợ. học kế toán thực tế ở đâu

6. Hệ số khả năng chi trả cho HĐĐT, HĐTC:

5

Ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu này nhở hơn một(<1), dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD không đáo ứng được cá nhu cầu chi trả của HĐĐT và HĐTC. Trường hợp trị số của chỉ tiêu nhở hơn không(<0), DN đang gặp khó khăn trong hoạt động, dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD bị “âm” và không đủ đáp ứng nhu cầu các chỉ tiêu của bản thân HĐKD.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chi trả cho HĐĐT và HĐTC(Chỉ mua sắm tài sản, chi trả nợ và phân phối cho các chủ sở hữu) của dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD. Nếu trị số của chỉ tiêu lớn hơn một(>1), chứng tỏ dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD đủ và thừa đáp ứng các nhu cầu chi trả của HĐĐT và HĐTC.

Trên cơ sơ các chỉ tiêu, các nhà phân tích sẽ tiến hành so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc( năm nay so với năm trước, kỳ này so sánh với kỳ trước) hoặc so sánh với trị số trung bình ngành, trung bình khu vực hay so sánh các DN điển hình, tiên tiến và căn cứ vào kết quả so sánh cũng như ý nghĩa của chỉ tiêu để nêu lên nhận xét về mối quan hệ giữa dòng tiền và khả năng thanh toán. học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội

Để thuận lợi cho việc phân tích, có thể lập bảng theo mẫu sau:

Chỉ tiêu Kỳ trước(lần) Kỳ này(lần) Chênh lệch kỳ này so với kỳ trước(±)
Mức(lần) Tỷ lệ(%)
A 1 2 3 4
1. Hệ số khả năng thanh toán của dòng tiền

2. Hệ số khả năng thanh toán nợ của dòng tiền

3. Hệ số bảo đảm khả năng chi trả lãi vay

4. Hệ số khả năng trả nợ dài hạn của dòng tiền thuần từ HĐKD

5. Hệ số khả năng chi trả cổ tức

6. Hệ số khả năng chi trả cho HĐĐT và HĐTC

Dữ liệu phục vụ cho quá trình phân tích được thu thập từ các BCTC học kế toán thực hành

Trên đây Phân Tích Tài Chính đã gửi đến bạn toàn bộ phân tích mối quan hệ giữa dòng tiền với tình hình tài chính. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc

Xem thêm:

học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Chứng Chỉ Đại Lý Thuế Uy Tín Nên Chọn Ở Đâu?

Khóa Học Chứng Chỉ Đại Lý Thuế Uy Tín Nên Chọn Ở Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo