Thủ tục thành lập công ty con chuẩn nhất

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 14 phút đọc

Có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề lĩnh vực, nên trong quy trình triển khai hoạt dộng kinh doanh rất khó để quản lý tốt lợi nhuận, thu chi trong từng lĩnh vực. Như vậy việc thành lập công ty con sẽ tạo nên những cá thể độc lập trong mỗi lĩnh vực và giúp doanh nghiệp dễ quản lý hơn, nâng cao được hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp.Bài viết sau sẽ cung cấp tất cả các thông tin về việc thành lập công ty con. Các bạn cùng tìm hiểu nhé. lớp học kế toán trưởng

1.Như thế nào là công ty con?

Đây là một mô hình doanh nghiệp được doanh nghiệp khác đứng ra thành lập và cung cấp vốn để có thể hoạt động trong một số lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó. Công ty con được xem như một giải pháp thích hợp cho các doanh nghiệp trong việc hạn chế rủi ro gặp phải trong công việc đầu tư kinh doanh của mình. Vậy thành lập công ty con như thế nào và thủ tục thành lập công ty con ra sao? Đây là thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp bởi vì mô hình hoạt động của nó vừa có sự tương đồng và khác biệt với việc thành lập một chi nhánh công ty.

Một công ty được coi là công ty mẹ của một công ty khi thuộc một trong các trường hợp như sau:

- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ công ty (Đối với công ty TNHH) hoặc sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông (Đối với công ty Cổ Phần); học kế toán online cho người mới bắt đầu

- Có quyền bổ nhiệm các chức danh của công ty như: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc’

- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty;

Có thể hiểu công ty con là công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều lệ công ty. Như vậy một công ty có thể có nhiều công ty con nhưng 1 công ty con chỉ có 1 công ty mẹ.

2. Điều kiện thành lập công ty con

Để được thành lập công ty con thì công ty mẹ và công ty con phải đáp ứng được các điều kiện sau:

- Công ty mẹ và công ty con là 2 tổ chức độc lập có pháp nhân kinh tế đầy đủ và riêng biệt

- Công ty mẹ có lợi ích về mặt kinh tế liên quan đến hoạt động của công ty con.

- Công ty mẹ chi phối đối với các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty con qua một số hình thức như: quyền bỏ phiếu, quyền bổ nhiệm – miễn nhiệm Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo, quyền quản lý và điều hành.

- Công ty con và có thể là công ty mẹ của một công ty khác học xuất nhập khẩu

- Công ty mẹ có trách nhiệm hưu hạn đối với công ty con.

- Về mặt lý thuyết, mô hình quan hệ này sẽ tạo cơ cấu tổ chức của các công ty trong nhóm có chiều sâu không hạn chế; tức là công ty mẹ, công ty con, công ty cháu,…Việc chuyển sang mô hình mẹ - con là hẹ của tất yếu , bởi thực tế đang đặt ra vấn đề chuyển đổi cổ phần hóa các liên doanh, quá trình góp vốn với các doanh nghiệp khác.

3. Hồ sơ thành lập công ty con bao gồm

- Dự thảo điều lệ công ty học kế toán online cho người mới bắt đầu

- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.

- Danh sách thành viên, cổ đông (Trong trường hợp công ty con là công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên hoặc Công ty Cổ Phần)

+ Công ty Cổ phần:

  • Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
  • Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

+ Công ty TNHH 02 thành viên trở lên: tuyển dụng chuyên viên c&b

  • Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
  • Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

- Tùy theo loại hình công ty mẹ mà bổ sung hồ sơ tương ứng như sau

+ Công ty TNHH 01 Thành viên: Quyết định của chủ sở hữu về việc cử người góp vốn quản lý vào công ty con

+ Công ty TNHH 02 Thành viên trở lên: Quyết định của Chủ tịch Hội đồng thành viên về việc cử người góp vốn quản lý vào công ty con. học kế toán trưởng ở đâu

+ Công ty Cổ phần: Quyết định của Hội đồng quản trị về việc cử người góp vốn quản lý vào công ty.

Lưu ý: Đối với người được công ty cử đại diện góp vốn vào công ty con không nhất thiết phải là thành viên đang nắm giữ vốn trong công ty mẹ.

- Giấy ủy quyền đi nộp hồ sơ: Chỉ chuẩn bị trong trường hợp không phải là người đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp. các kỹ năng tin học văn phòng cơ bản

Bên cạnh những hồ sơ như trên, khi đi nộp hồ sơ cần kèm theo các giấy tờ chứng thực như sau:

- Chứng minh nhân dân sao y công chứng của các thành viên trong công ty

- 01 bản Giấy phép kinh doanh sao y công chứng của công ty mẹ

- 01 bản Chứng minh nhân dân sao y công chứng của người được công ty mẹ cử góp vốn và quản lý

Lưu ý: Thời hạn công chứng của những giấy tờ chứng thực nêu trên không được quá 03 tháng so với thời điểm đi nộp hồ sơ. khóa học kế toán thực hành tại tphcm

Nơi nộp hồ sơ thành lập công ty con

Nộp bộ hồ sơ hoàn chỉnh trên trực tiếp tại Sở kế hoạch và Đầu tư

Thời gian có giấy phép công ty con

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy phép kinh doanh công ty con.

>>Xem thêm: Khóa học kế toán thực hành

học xuất nhập khẩu ở hà nội

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Phân tích tình hình biến động tổng thu nhập trong doanh nghiệp

Phân tích tình hình biến động tổng thu nhập trong doanh nghiệp

Bài viết tiếp theo

Các Kênh Đầu Tư Phổ Biến Hiện Nay - So Sánh Ưu, Nhược Điểm

Các Kênh Đầu Tư Phổ Biến Hiện Nay - So Sánh Ưu, Nhược Điểm
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo