Phân tích rủi ro về hiệu năng hoạt động
Hiệu năng hoạt động của doanh nghiệp phản ánh kết quả hoạt động mà doanh nghiệp có thể đạt được khi sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình hoạt động kinh doanh. Về bản chất, hiệu năng hoạt động thể hiện hiệu năng sử dụng các yếu tố đầu vào của hoạt động kinh doanh và năng lực hoạt động thanh toán.
Hiệu năng hoạt động của doanh nghiệp thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau; trong đó, rõ nét nhất là các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của các yếu tố đầu vào và tốc độ thanh toán của doanh nghiệp.
Tham khảo: Học phân tích báo cáo tài chính
Phân tích rủi ro về hiệu năng hoạt động
Phân tích rủi ro về hiệu năng hoạt động được tiến hành bằng cách tính ra các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của từng yếu tố đầu vào (tổng tài sản, tài sản cố định, tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho,…) hay tốc độ thanh toán (nợ phải thu, nợ phải trả) rồi sử dụng công cụ so sánh.
Trên cơ sở kết quả so sánh và ý nghĩa của từng chỉ tiêu, các nhà phân tích tiến hành đánh giá hiệu năng hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra cảnh báo rủi ro về hiệu năng hoạt động mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
Sự sụt giảm về tốc độ luân chuyển hay tốc độ thanh toán là dầu hiệu cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang xuống dốc và rủi ro tài chính sẽ xảy ra là điều khó tránh khỏi. Ngược lại, sự gia tăng về tốc độ luân chuyển hay tốc độ thanh toán sẽ là dấu hiệu tốt đẹp cho tấy sự tiến triển thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Để phân tích rủi ro về hiệu năng hoạt động, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Số lần luân chuyển tài sản học xuất nhập khẩu ở đâu
“Số lần luân chuyển tài sản” cho biết trong kỳ kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp luân chuyển mấy lần. Khi doanh nghiệp có cơ cấu đầu tư tài sản hợp lý và hiệu năng sử dụng tài sản cao, trị số của chỉ tiêu “Số lần luân chuyển tài sản” càng lơn, khả năng tạo doanh thu của tài sản càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện để năng cao khả năng sinh lợi. Do vậy, nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính sẽ giảm xuống. Ngược lại, khi khả năng tạo doanh thu thuần của tài sản giảm xuống, chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh, số lợi nhuận giảm sút hoặc thậm chí bị lỗ. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính học kỹ năng mềm
1. Số lần luân chuyển tài sản cố định
Số lần luân chuyển TSCĐ = Doanh thu thuần/TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu trên cho biết số lần luân chuyển của TSCĐ trong kỳ. Trị số của trị tiêu càng lớn, khả năng tạo doanh thu thuần của TSCĐ càng cao và ngược lại. Do TSCĐ là bộ phận cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp nên khi khả năng tạo doanh thu thuần tăng cao, doanh nghiệp sẽ có điều kiện để nâng cao khả năng sinh lợi. Do vậy, khả năng xuất hiện rủi ro tài chính sẽ giảm xuống và ngược lại.
2. Số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn
Số lần luân chuyển TSNH = Doanh thu thuần/TSNH bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số lần luân chuyển của TSNH cùng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và do vậy, làm giảm nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính. Ngược lại, khi số lần luân chuyển TSNH giảm sút, hiệu năng sử dụng TSNH giảm kéo theo hiệu quả kinh doanh giảm sút. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính khóa học kế toán tổng hợp tại tphcm
3. Số lần luân chuyển hàng tồn kho
Số lần luân chuyển HTK = Giá vốn hàng bán/HTK bình quân
“Số lần luân chuyển hàng tồn kho” trong kỳ cho biết trong kỳ kinh doanh, hàng tồn kho luân chuyển được mấy lần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ tốc độ hàng tồn kho luân chuyển càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện để nâng cao khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh doanh; nhờ vậy, làm giảm nguy cơ xảy ra rủi ro. Ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng thấp, các chi phí về lưu kho, lưu hàng và chi phí bảo quản sẽ tăng, hiệu quả kinh doanh sẽ giảm lớp học kế toán tổng hợp
Điều này sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính học bằng kế toán trưởng
4. Số lần thu hồi tiền hàng
Chỉ tiêu này cho biết số lần thu hồi tiền hàng bán ra trong kỳ. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn tốc độ thu hồi tiền hàng bán ra càng nhanh chóng, kịp thời, doanh nghiệp càng ít bị chiếm dụng vốn và do vậy, rủi ro tài chính càng ít xảy ra. Ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu này giảm, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng bán ra chậm trễ, doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều, nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính tăng cao.
5. Số lần trả nợ người bán
Chỉ tiêu này cho biết số lần thành toán tiền hàng mua vào trong kỳ. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, tốc độ thanh toán tiền hàng mua vào càng cao, số vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp càng giảm, năng lực thanh toán càng cao và do vậy, rủi ro tài chính càng ít xảy ra. Ngược lại, khi số lần trả nợ người bán ngắn hạn giảm, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng mua vào giảm sút, số nợ doanh nghiệp chiếm dụng tăng lên, dẫn đến khả năng thanh toán nợ giảm xuống và làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính
Các chỉ tiêu trên được so sánh theo thời gian hoặc so với bình quân ngành, so với đối thủ cạnh tranh để rút ra nhận xét thích hợp khóa học về xuất nhập khẩu
Các chỉ tiêu bộ phận trong các công thức trên được thu thập như sau:
- Doanh thu thuần: bao gồm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (chỉ tiêu mã số 10) và doanh thu hoạt động tài chính (chỉ tiêu có mã số 21) trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Tổng số tiền hàng mua chịu: Căn cứ vào bảng thuyết minh báo cáo tài chính hoặc sổ chi tiết tài khoản 331 “phải trả cho người bán”.
- Tổng số tiền hàng bán chịu: căn cứ vào bảng thuyết minh báo cáo tài chính hoặc sổ chi tiết tài khoản 131 “phải thu của khách hàng”.
Xem thêm bài viết: Phân tích rủi ro thu hồi nợ của doanh nghiệp
lớp học nghiệp vụ xuất nhập khẩu