Phân tích khả năng sinh lợi của chi phí

Phân tích tài chính Tác giả Phân tích tài chính 19/07/2024 17 phút đọc

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều phải bỏ ra các khoản chi phí nhất định. Khi bỏ ra các khoản chi phí (bao gồm cả chi phí trong sản xuất và chi phí ngoài sản xuất) mới có thể có được doanh thu. Nói cách khác, “có bột mới gột nên hồ”. Tuy nhiên, không phải bất kỳ lúc nào doanh nghiệp bỏ chi phí đều có được doanh thu

Trong một doanh nghiệp, có nhiều loại chi phí khác nhau như: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, …phát sinh tại mọi thời điểm trong chu kỳ kinh doanh. học xuất nhập khẩu

Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên các doanh nghiệp phải luôn tìm cách quản lý tốt các khoản chi phí bằng cách tiết kiệm chi phí, cắt giảm chi phí, …nhưng vẫn phải tạo ra được nguồn thu (doanh thu, thu nhập) và đây chính là tiền đề quan trọng để có được lợi nhuận

Có thể bạn quan tâm: Khóa học phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Khả năng sinh lợi của chi phí

Nội dung phân tích khả năng sinh lợi của chi phí

Khi phân tích sức sinh lợi của chi phí, có nhiều chỉ tiêu khác nhau có thể sử dụng tùy theo mục đích của người quan tâm, nhưng thông thường các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

  • Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán;
  • Sức sinh lợi của chi phí kinh doanh;
  • Sức sinh lợi của chi phí bán hàng;
  • Sức sinh lợi của chi phí quản lý doanh nghiệp;
  • Sức sinh lợi của tổng chi phí (chi phí hoạt động).

Nội dung và quy trình phân tích khả năng sinh lợi của các loại chi phí cũng tiến hành tương tự phân tích khả năng sinh lợi của nguồn vốn, của tài sản. Dưới đây lấy nội dung phân tích khả năng sinh lợi của giá vốn hàng bán để minh họa

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào (xây dựng, sản xuất, thương mại, dịch vụ…) giá vốn hàng bán cũng là khoản chi phí có quy mô hay tỷ trọng lớn nhất,bởi vậy khi xem xét khả năng sinh lợi của chi phí, nhà phân tích luôn xem xét sử dụng chỉ tiêu sức sinh lợi của giá vốn hàng bán trước tiên

Bước 1: Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của giá vốn

Khi xem xét nội dung này, chỉ tiêu sức (hay khả năng) sinh lợi của giá vốn hàn bán được sử dụng và xác định qua công thức sau:

Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán = Lợi nhuận sau thuế/ Giá vốn hàng bán

Trong đó, chỉ tiêu giá vốn hàng bán là chỉ tiêu có mã số 11 “Giá vốn hàng bán” và chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế” được căn cứ vào chỉ tiêu có mã số 60 “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các kỹ năng mềm

Chỉ tiêu “Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán” cho biết, một đồng giá vốn hàng bán sau một kỳ hoạt động kinh doanh (tháng, quý, năm) đem lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Chỉ tiêu “Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán” có trị số càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi của giá vốn hàng bán càng lớn vì khi đó doanh nghiệp đã tiết kiệm được khoản chi phí lớn nhất trong hoạt động kinh doanh

Sau khai đã tính toán được chỉ tiêu “Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán” của kỳ phân tích (kỳ báo cáo, năm nay,…) ta thực hiện công cụ so sánh giản đơn bằng số tuyệt đối và số tương đối để thấy được quy mô và tốc độ thay đổi của chỉ tiêu này so với kỳ gốc (kỳ kế hoạch, năm trước,…) và từ đó đưa ra đánh giá sơ bộ về sự thay đổi của chi tiêu. điều kiện học kế toán trưởng

Bên cạnh đó, việc so sánh còn có thể được thực hiện với số trung bình của ngành hay những doanh nghiệp tiên tiến (hãy điển hình) trong các ngành để thấy được sự tiến bộ hay thụt lùi về khả năng sinh lợi của giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp.

 

Bước 2: Phân tích khả năng ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của giá vốn hàng bán

Phân tích khả năng sinh lợi của chi phí (thông qua phân tích khả năng sinh lợi của giá vốn hàng bán) với các kỹ thuật và công cụ phân tích sau đây:

1. Theo kỹ thuật thay thế liên hoàn:

Sự thay đổi của ROE giữa kỳ phân tích với kỳ gốc chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế. Mức ảnh hưởng của từng nhân tố được xác định cụ thể theo kỹ thuật thay thế liên hoàn như sau:

  • Ảnh hưởng của giá vốn hàng bán:

(Lợi nhuận sau thuế kỳ gốc/ Giá vốn hàng bán kỳ phân tích) – Sức sinh lợi của giá vồn hàng bán kỳ gốc

  • Ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế:

Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán kỳ phân tích – (Lợi nhuận sau thuế kỳ gốc/ Giá vốn hàng bán kỳ phân tích)

2. Theo công cụ Dupont

Từ công thức xác định chỉ tiêu “Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán” ban đầu, sử dụng kỹ thuật Dupont biến đổi cụ thể như sau: lớp kế toán tổng hợp tại hà nội

Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán = (Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần) x (Doanh thu thuần/ Giá vốn hàng bán)

Hay

Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán = Sức sinh lợi của doanh thu thuần x Số lần luân chuyển giá vốn hành bán

Qua công thức, ta thấy chỉ tiêu “Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán” phụ thuộc vào ảnh hưởng của hai nhân tố, đó là: số lần luân chuyển giá vốn hàng bán và sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS). Nhân tố “số lần luân chuyển giá vốn hàng bán” phản ánh khả năng tạo doanh thu của giá vốn hàng tiêu thụ; tức là một đồng giá vốn hàng bán của sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ đem lại bao nhiêu đồng doanh tu thuần. Trị số của nhân tố này càng cao chứng tỏ sự luân chuyển nhanh chóng của sản phẩm, hàng hóa nhằm tọa ra nhiều doanh thu hơn cũng như cho thấy sự cải thiện trong hiệu năng hoạt động của những khoản mục này tại doanh.

Phương pháp này cho biết, để nâng cao trị số của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán” ta cần phải đẩy mạnh hai nhân tố ảnh hưởng ở vế bên phải của phương trình, đó là nhân tố “Số lần luân chuyển giá vốn hàng bán” và nhân tố “Sức sinh lợi của doanh thu thuần”. khóa học xuất nhập khẩu

Nói cách khác, trị số chỉ tiêu “Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán” có thể được cải thiện bằng một trong các cách sau

  • Cải thiện số lần luân chuyển giá vốn hàng bán hay nâng cao hiệu năng hoạt động
  • Cải thiện sức sinh lợi của doanh thu thuần hay nâng cao hiệu quả hoạt động
  • Kết hợp vừa nâng cao hiệu năng và hiệu quả hoạt động

Để xem xét cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán”, ta sử dụng công cụ loại trừ (cụ thể là kỹ thuật số chênh lệch) như sau: học kế toán tổng hợp thực hành

3. Theo công cụ Dupont kết hợp

Kết hợp Dupont với loại trừ, sua khi đã biến đổi chỉ tiêu “Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán, tiến hành sắp xếp lại trật tự nhân tố, ta có:

Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán = Số lần lưu chuyển giá vốn hàng bán x Sức sinh lợi của doanh thu thuần

Từ đó, ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán” lần lượt được xác định theo kỹ thuật số chênh lệch như sau

  • Xét ảnh hưởng của nhân tố “Số lần luân chuyển giá vốn hàng bán”

(“Số lần luân chuyển giá vốn hàng bán” kỳ phân tích – “Số lần luân chuyển giá vốn hàng bán” kỳ gốc) x “Sức sinh lợi của doanh thu thuần” kỳ gốc

  • Xét ảnh hưởng của nhân tố “Sức sinh lợi của doanh thu thuần”:

“Số lần luân chuyển giá vốn hàng bán” x (“Sức sinh lợi của doanh thu thuần” kỳ phân tích – “Sức sinh lợi của doanh thu thuần” kỳ gốc)

Bước 3: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét, kết luận đưa ra kiến nghị

Dựa trên kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng ở bước 2, ta tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố lại rồi từ đó rút ra nhân xét, kết luận và đưa ra kiến nghị nhằm cải thiện (hay nâng cao) khả năng sinh lợi của giá vốn hàng bán.

Trong quá trình phân tích, để thuận tiện ta có thể lập bảng phân tích khả năng sinh lợi của giá vốn hàng bán như sau:

Phân tích khả năng sinh lợi của chi phí

Tham khảo thêm bài viết: Phân tích khả năng sinh lợi của vốn

tự học xuất nhập khẩu như thế nào

 

 

Phân tích tài chính
Tác giả Phân tích tài chính Admin
Bài viết trước Phân tích khả năng sinh lợi của vốn

Phân tích khả năng sinh lợi của vốn

Bài viết tiếp theo

Các Kênh Đầu Tư Phổ Biến Hiện Nay - So Sánh Ưu, Nhược Điểm

Các Kênh Đầu Tư Phổ Biến Hiện Nay - So Sánh Ưu, Nhược Điểm
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo