Phân tích khả năng sinh lợi của vốn
Phân tích khả năng sinh lợi của vốn nói chung và từng loại vốn nói riêng (vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư, vốn cổ phần thường, vốn dài hạn) tuân thủ theo quy trình phân tích khả năng sinh lợi.
Trong các nội dung phân tích khả năng sinh lợi của vốn, phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu được sự quan tâm của đông đảo các đối tượng
Phân tích khả năng sinh lợi của vốn
Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn vốn cơ bản của doanh nghiệp, được hình thành cùng với sự ra đời của doanh nghiệp. Một trong những mục tiêu kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp, bên cạnh lợi nhuận, còn phải kể đến là “bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu; tức là đối với vốn chủ sở hữu ban đầu bỏ ra khi thành lậ, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải giữ vững và tăng trưởng được nguồn vốn đó. Điều này có thể được doanh nghiệp thực hiện bằng cách bổ sung thêm vốn hay dùng lợi nhuận để lại để tái đầu tư, thể hiện chính sách đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu
Việc làm trên đồng nghĩa với doanh nghiệp đã mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Bởi vậy, phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu là một trong những nội dung quan trọng nhất khi nhà phân tích xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bước 1: Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Khi phân tích, ta sử dụng chỉ tiêu “sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” (ROE)
Chỉ tiêu ROE cho biết một đồng vốn chủ sở hữu sau một kỳ hoạt động (tháng, quý, năm) đem lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Bởi vậy, chỉ tiêu này có trị số càng cao càng tốt và là một trong những chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp.
Đối với công ty cổ phần, chỉ tiêu ROE đo lường mức lợi nhuận thu được từ cả hai loại cổ phiếu là cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu phổ thông (hay cổ phiếu thường). Chỉ tiêu này còn thể hiện việc thành công hay thất bại của nhà quản lý trong việc tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông dựa trên việc đầu tư của họ vào doanh nghiệp học xuất nhập khẩu
Sau khi đã tính toán được chỉ tiêu ROE của kỳ phân tích (kỳ báo cáo, năm nay,…) ta thực hiện công cụ so sánh giản đơn bằng số tuyệt đối và số tương đối để thấy quy mô và tốc độ thay đổi của chỉ tiêu này so với kỳ gốc (kỳ kế hoạch, năm trước,…) và từ đó đưa ra đánh giá sơ bộ về sự thay đổi của chỉ tiêu. Bên cạnh đó việc so sánh còn có thể được thực hiện với số trung bình của ngành hay những doanh nghiệp tiên tiến (hay điển hình) trong ngành để thấy được sự tiến bộ hay thụt lùi về khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp
Bước 2: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Phân tích dựa vào công cụ và kỹ thuật: Kỹ thuật thay thế liên hoàn, công cụ Dupont và công cụ Dupont kết hợp
1. Theo kỹ thuật thay thế liên hoàn:
Sự thay đổi của ROE giữa kỳ phân tích với kỳ gốc chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: Vốn chủ sở hữu bình quân và lợi nhuận sau thuế. Mức ảnh hưởng của từng nhân tố được xác định cụ thể theo kỹ thuật thay thế liên hoàn như sau khóa học xuất nhập khẩu thực tế
- Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu bình quân:
EAT0/ATE1 – ROE0
- Ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế:
ROE1 – EAT0/ATE1
Trong đó: lớp kế toán tổng hợp thực hành
- ROE0, ROE1: Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu kỳ gốc, kỳ phân tích.
- EAT0, ATE1: Số vốn chủ sở hữu bình quân kỳ gốc, kỳ phân tích
2. Theo công cụ Dupont
Từ công thức xác định chỉ tiêu ROE ban đầu, tiến hành sử dụng kỹ thuật Dupont để biến đổi ROE về công thức:
ROE = ROS x TAT x AFL
Qua công thức, ta thấy chỉ tiêu ROE phụ thuộc vào ảnh hưởng của ba nhân tố, đó là AFL, TAT và ROS. Để nâng cao trị số của chỉ tiêu ROS ta cần phải đẩy mạnh ba nhân tố ảnh hưởng ở vế bên phải của phương trình, đó là nahan tố AFT, nhân tố TAT và nhân tố ROS. Nói cách khác, trị số của chỉ tiêu ROE có thể được cải thiện bằng một trong các cách sau cách tính thuế xuất khẩu
- Sử dụng nợ vay nhiều hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh hay nâng cao đòn bẩy tài chính
- Cải thiện số lần luân chuyển tài sản hay nâng cao hiệu năng hoạt động
- Cải thiện sức sinh lợi của doanh thu thuần hay nâng cao hiệu quả hoạt động
- Kết hợp vừa nâng cao đòn bẩy tài chính cũng như hiệu năng và hiệu quả hoạt động
Phương trình này còn cho thấy, trong điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi (nền kinh tế đang có chiều hướng tăng trưởng ổn định, tỷ lệ lạm phát thấp,…); doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa tiêu thụ tốt thì càng nên sử dụng nhiều tiền vay hơn để kinh doanh
Điều đó sẽ càng nâng cao sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu và phát huy tác dụng của “lá chắn thuế” thu nhập doanh nghiệp. học kế toán thực hành
Ngược lại, khi điều kiện kinh doanh bất lợi (nền kinh tế có xu hướng giảm phát hay tăng trưởng “âm”, tỷ lệ lạm phát cao từ hai con số trở nên,…); sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa tiêu thụ chậm thì doanh nghiệp nên hạn chế sử dụng vốn vay nợ, tức là hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tăng cường được mức độ độc lập tài chính, giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh
3. Theo công cụ Dupont kết hợp
Kết hợp giữa Dupont với loại trừ, sau khi đã biến đổi ROE ta có thi chứng chỉ kế toán trưởng
ROE = AFL x TAT x ROS
Để xem xét cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu ROE, ta sử dụng công cụ loại trừ (cụ thể là kỹ thuật số chênh lệch) như sau:
- Xét ảnh hưởng của nhân tố AFL:
(AFL1 – AFL0) x TAT0 x ROS0
- Xét ảnh hưởng của nhân tố TAT:
AFL1 x (TAT1 – TAT0) x ROS0
- Xét ảnh hưởng của nhân tố ROS: học kế toán thực hành
AFL1 x TAT1 x (ROS1 – ROS0)
Trong đó: AFL0, AFL1 là đòn bẩy tài chính bình quân kỳ gốc, kỳ phân tích
Bước 3: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét, kết luận và đưa ra kiến nghị
Dựa trên kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng ở bước 2, ta tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố lại rồi từ đó rút ra nhận xét, kết luận và đưa ra kiến nghị nhằm cải thiện khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Để thuận tiện cho công tác phân tích, có thể lập bảng phân tích khả năng sinh lợi theo mẫu kỹ năng mềm là gì
Chi tiết hơn cách phân tích khả năng sinh lợi của vốn các bạn có thể tham gia khóa học phân tích báo cáo tài chính để được hướng dẫn chi tiết.