Phân tích khả năng sinh lợi của doanh thu và bộ phận
Phân tích khả năng sinh lợi của doanh thu
Khác với phân tích khả năng sinh lợi của vốn, của tài sản hay của chi phí, khi phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh thu các nhà phân tích chỉ có thể sử dụng kỹ thuật thay thế liên hoàn mà không thể sử dụng kỹ thuật Dupont hay kỹ thuật kết hợp. Điều này do xuất phát từ công thức xác định khả năng sinh lợi của doanh thu dẫn đến việc biến đổi theo kỹ thuật Dupont không có ý nghĩa
Chẳng hạn, phân tích khả năng sinh lợi của doanh thu thuần được tiến hành như sau:
Bước 1: Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của doanh thu thuần
Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của doanh thu thuần được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh trị số của chỉ tiêu ROS giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc hay so với với bình quân ngành hoặc so với đối thủ cạnh tranh
Trị số của chi tiêu này càng tăng, thể hiện khả năng sinh lợi của doanh thu thuần càng cao và ngược lại học xuất nhập khẩu
Bước 2: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của ROS giữa kỳ phân tích với kỳ gốc
Sự thay đổi của ROS giữa kỳ phân tích với kỳ gốc chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: Doanh thu thuần (NR) và lợi nhuận sau thuế (EAT). Mức ảnh hưởng của từng nhân tố được xác định cụ thể theo kỹ thuật thay thế liên hoàn như sau:
- Ảnh hưởng của doanh thu thuần:
EAT0/ NR – ROS0
- Ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế
ROS1 – EAT0/ NR1
Trong đó: NR0, NR1 là doanh thu thuần kỳ gốc, kỳ phân tích
Bước 3: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét, kết luận và đưa ra kiến nghị
Trên cơ sở kết quả phân tích, tiến hành tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố lại rồi từ đó rút ra nhận xét, kết luận và đưa ra kiến nghị nhằm cải thiện khả năng sinh lợi của doanh thu. học kế toán tổng hợp
Để nâng cao trị số của chỉ tiêu ROS, cường doanh thu, quản lý và sử dụng chi phí hợp lý, tăng lợi nhuận
Phân tích khả năng sinh lợi bộ phận
Bên cạnh phân tích khả năng sinh lợi của tài sản, của vốn chủ sở hữu, của chi phí, trong một số trường hợp nhất định, yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý, các nhà phân tích còn tiến hành phân tích khả năng sinh lợi bộ phận. Điều này sẽ giúp cho các nhà quản lý không những có căn cứ tin cậy để đánh giá hiệu quả kinh doanh bộ phận, xác định mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh, thị trường kinh doanh,… mà còn là căn cứ xác đáng để thực hiện thưởng, phạt phân minh, công bằng, khuyến khích được người lao động hăng hái góp vào kết quả chung
Trên cơ sở thông tin do bảng thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp, kết hợp với thông tin từ các báo cáo bộ phận theo khu vực địa lý), các nhà phân tích tiến hành tính ra chỉ tiêu “Tỷ suất sinh lợi bộ phận” hay “Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bộ phận” theo công thức:
Tỷ suất sinh lợi bộ phận (%) = Lợi nhuận bộ phận/ Doanh thu bộ phân x 100
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu bộ phận thu được mang lại mấy đồng lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng sinh lợi của lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý mang lại càng cao và ngược lại; trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng sinh lợi mà lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý mang lại càng thấp.
Bằng cách tính ra trị số của chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu theo bộ phận (lĩnh vực kinh doanh, khu vực địa lý”, các nhà phân tích tiến hành so sánh kết quả trong từng bộ phận theo thời gian cũng như so sánh giữa các bộ phận với nhau hay so với trị số chung của doanh nghiệp sẽ biết được bộ phận nào kinh doanh có hiệu quả cao, bộ phận nào kinh doanh hiệu quả thấp. Từ đó, sẽ đề ra các quyết định quản lý thích ứng trong việc lựa chọn mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh, thị trường chủ yếu; mức độ thưởng, phạt…
Để xác định được khả năng sinh lợi bộ phận, cần chú ý phân biệt được doanh thu bộ phận, chi phí bộ phận và kết quả của bộ phận
- Doanh thu bộ phận:
Doanh thu bộ phận là phần doanh thu được xác định trực tiếp hay phân bổ cho từng bộ phân, bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (kể cả phần doanh thu cung cấp cho các bộ phận khác của doanh nghiệp) và phần lãi/lỗ từ đầu tư tài chính được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Doanh thu bộ phận là một phần trong tổng doanh thu phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Chi phí bộ phận
Chi phí bộ phận bao gồm các chi phí phát sinh từ các hoạt động kinh doanh của bộ phận được tính trực tiếp cho bộ phận đó và phần chi phí của doanh nghiệp phân bổ cho bộ phận (kể cả chi phí bán hàng và chi phí giao dịch với các bộ phận khác của doanh nghiệp) học kế toán tổng hợp online
- Kết quả bộ phận:
Tùy thuộc vào việc xác định doanh thu và chi phí, kết quả bộ phận có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh hay lợi nhuận trước thuế mà bộ phận thu được. Việc xác định bộ phận phải dựa trên cơ sở hạch toán doanh thu và chi phí theo từng bộ phận, tránh phân bổ doanh thu, chi phí tùy tiện sẽ làm mất tính chính xác của kết quả bộ phận và do vậy, sẽ làm giảm vai trò của kết quả bộ phận và thông tin về khả năng sinh lợi bộ phận
Xem thêm bài viết: Phân tích khả năng sinh lợi của chi phí