Phân tích tài chính là gì? Tìm hiểu hoạt động phân tích tài chính

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 18 phút đọc

Phân tích tài chính là gì? Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì? Để giải đáp chính xác cho câu hỏi này hãy theo dõi nội dung dưới đây của Phân Tích Tài Chính và đi tìm hiểu tổng quan về hoạt động phân tích tài chính 

1. Phân Tích Tài Chính Là Gì?

Phân tích tài chính là sử dụng phương pháp, công cụ để thu thập – xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm mục đích:

  • Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
  • Đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
  • Đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp.

…..Từ đó, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.

2. Phương Pháp Phân Tích Tài Chính 

Có nhiều phương pháp phân tích tài chính, phổ biến như:

Phân tích theo chiều ngang: Phương pháp phân tích tài chính này sử dung hiệu suất trong quá khứ làm cơ sở để đánh giá thành công của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích theo chiều ngang sẽ dùng một số năm hoạt động trước đây của doanh nghiệp làm tiêu chuẩn để phân tích và đánh giá. 

Với các doanh nghiệp lâu năm thì thường dùng khoảng 2 năm trước để đánh giá, còn những doanh nghiệp mới hoạt động thì có thể dùng 1 năm đầu tiên để làm phân tích và đánh giá.

Phân tích theo chiều dọc: Đây là phương pháp phân tích theo tỷ lệ %, dùng lợi nhuận so sánh với các tài sản của doanh nghiệp, các khoản nợ và cổ phần. Phân tích theo chiều dọc là phương pháp phân tích tài chính hữu ích khi bạn phải so sánh số lượng nhiều doanh nghiệp giống nhau. 

Tuy nhiên phương pháp này có một mặt hạn chế đó là không phân tích ra được những yếu tố quan trọng mà ảnh hưởng đến khả năng tồn tại trong tương lai của doanh nghiệp. lớp học xuất nhập khẩu tại hà nội 

Phân tích theo tỷ lệ: Phương pháp phân tích theo tỷ lệ sẽ phân tích các khía cạnh khác nhau về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. 

Phương pháp phân tích tài chính này thường được sử dụng khi những phương pháp phân tích thường không còn hữu ích, tuy nhiên phương pháp phân tích theo tỷ lệ cũng có hạn chế đó là khi 2 yếu tố chính được lựa chọn để phân tích đều kém thì nó sẽ dẫn đến một bảng báo cáo tài chính không chính xác.

Tất cả các phương pháp phân tích đều liên quan chặt chẽ đến các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, liên quan đến kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán bên ngoài.

Phân tích tài chính là gì? Tìm hiểu hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp

3. Vai Trò Của Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp

Hoạt động phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Những đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể kể đến như: Chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng, các cơ quan Nhà nước và người làm công. Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. Và dưới đây là vai trò của phân tích tài chính đối với từng đối tượng:

Đối với người quản lý doanh nghiệp: C hủ doanh nghiệp là người quan tâm hàng đầu đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Hoạt động phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp chủ doanh nghiệp:

  • Đánh giá hiệu quả từng hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện những nguyên tắc về quản lý tài chính.
  • Đánh giá hiệu quả tài chính (lợi nhuận) và khả năng giải quyết rủi ro, thanh toán tài chính của doanh nghiệp. học xuất nhập khẩu thực tế 
  • Đảm bảo các quyết định của ban giám đốc về đầu tư và tài trợ, phân phối các lợi nhuận được chính xác.
  • Kiểm tra và giám sát các hoạt động quản lý trong doanh nghiệp và các thông tin phục vụ cho việc dự đoán tài chính.

Đối với chủ đầu tư: Mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp chủ đầu tư có đầy đủ thông tin về: Điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp.

Đối với chủ nợ của doanh nghiệp: Phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp tín dụng,...) nắm được khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Kết quả hoạt động của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến: tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Vì vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là điều cần thiết. Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, trường hợp người lao động vẫn được tham gia góp vốn mua lượng cổ phần nhất định. Nên họ có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp.

Đối với cơ quan nhà nước: Dựa vào phân tích báo cáo tài chính công ty, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp nhà nước hay không.

Xem thêm: Khái niệm, chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp

4. Ý Nghĩa Của Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp 

Ý nghĩa phân tích tài chính doanh nghiệp với từng đối tượng cụ thể:

Đối với chủ doanh nghiệp: 

  • Tạo ra chu kỳ đánh giá hiệu quả của từng hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện những nguyên tắc về quản lý tài chính, đo lường hiệu quả tài chính và khả năng giải quyết rủi ro về tài chính, thanh toán tài chính của doanh nghiệp
  • Đảm bảo các quyết định đầu tư được đưa ra từ ban giám đốc được chính xác và sát với thực trạng đang diễn ra của công ty
  • Kết quả thu được từ việc phân tích tài chính sẽ là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra và giám sát các hoạt động quản lý trong doanh nghiệp

Đối với chủ đầu tư:

Việc phân tích tài chính sẽ giúp các chủ đầu tư tính toán khả năng thu lợi nhuận trước khi quyết định đầu tư vào một dự án hay doanh nghiệp. Các chủ đầu tư thường sẽ không có khả năng để đánh giá hoạt động tài chính của một doanh nghiệp mà họ sẽ cần tới công ty thứ 3 hay nhờ các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp.

Đối với chủ nợ của doanh nghiệp

Các tổ chức tín dụng, NHTM trước khi quyết định cho doanh nghiệp vay vốn cần phải nắm chắc được khả năng thu nợ, nếu không muốn có các khoản nợ xấu không đòi được. Chỉ có phân tích tài chính từ công ty vay vốn mới giúp tổ chức tín dụng giảm thiểu được khả năng tăng lên của trường hợp này.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Phân tích tài chính các bạn đã nắm được những khái niệm phân tích tài chính là gì? Những phương pháp phân tích tài chính phổ biến hay những vai trò và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các đối tượng liên quan. trung tâm xuất nhập khẩu lê ánh 

Để có thể phân tích tài chính, phân tích báo cáo tài chính chính xác, hiệu quả thì bạn cần phải có đủ kiến thức và kỹ năng. Nếu bạn chưa đủ chuyên môn thì có thể tham gia các khóa học về tài chính để được chuyên gia trong ngành hướng dẫn. Tham khảo bài viết: Review khóa học tài chính cho người không chuyên tốt nhất 

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Cảnh giác với chiêu trò Forex lừa đảo

Cảnh giác với chiêu trò Forex lừa đảo

Bài viết tiếp theo

Các Kênh Đầu Tư Phổ Biến Hiện Nay - So Sánh Ưu, Nhược Điểm

Các Kênh Đầu Tư Phổ Biến Hiện Nay - So Sánh Ưu, Nhược Điểm
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo