Tiền tệ là gì? Các chức năng của tiền tệ trong tài chính doanh nghiệp

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 12 phút đọc

Từ thời xa xưa, để phục vụ cho hoạt động phát triển kinh tế và giao thương hàng hóa con người đã tạo ra 1 công cụ đó chính là tiền tệ. Trong bài viết này hãy cùng Phân tích tài chính tìm hiểu Tiền tệ là gì? Các chức năng của tiền tệ trong tài chính doanh nghiệp.

Tiền tệ và các chức năng của tiền tệ

1. Tiền tệ là gì?

Tiền tệ (Currency) là một phạm trù kinh tế nhưng cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện của tiền tệ là một phát minh vĩ đại của loài người trong lĩnh vực kinh tế, có tác dụng thúc đẩy nhanh chóng các hoạt động giao lưu kinh tế, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội.

Sự ra đời và tồn tại của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và tồn tại của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Và trong quá trình này xuất hiện vật ngang giá chung.

Vàng, tiền tệ được coi là một hàng hoá đặc biệt.

Theo các nhà kinh tế hiện đại: Tiền được định nghĩa là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hoá, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ.

Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là “tiền lưu thông”. Tiền tệ có thể mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại (tiền pháp định) do Nhà nước (Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính…) phát hành, tiền hàng hóa (vỏ sò, gạo, muối, vàng), tiền thay thế (coupon, dặm bay, điểm thưởng, phỉnh poker,…), hoặc tiền mã hóa do một mạng lưới máy tính phát hành (điển hình là Bitcoin).

Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán nợ nhưng tiền giấy và tiền kim loại thì không. Tuy nhiên tiền kim loại có thể là phương tiện thanh toán pháp quy bị luật pháp của một quốc gia giới hạn không vượt quá một số lượng đơn vị tiền tệ nào đó tuỳ theo mệnh giá của những đồng tiền kim loại ấy.

2. Chức năng của tiền tệ

cac-chuc-nang-cua-tien-te

Tiền tệ là thước đo giá trị, dùng để đo lường giá trị của các loại hàng hóa. Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được đo lường bằng giá trị của tiền tệ. Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến chức năng tiêu chuẩn giá cả các chức năng của tiền tệ.

- Chức năng là phương tiện trao đổi: Khi tiền tệ xuất hiện, cũng là lúc quá trình trao đổi hàng hóa dần xuất hiện. Hình thức trao đổi trực tiếp dần dần chuyển qua trao đổi gián tiếp thông qua trung giang của tiền tệ. Tiền là vật ngang giá chung, là trung gian làm cho sự trao đổi hàng hoá giữa người này với người khác trở nên thuận lợi hơn. Phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ. Nếu không có chức năng này thì tiền tệ sẽ không còn.

- Chức năng là phương tiện đo lường và tính toán giá trị: Việc đo giá trị hàng hoá dịch vụ bằng tiền cũng giống như việc đo khối lượng bằng cân và đo khoảng cách bằng mét. Đơn vị tiền tệ là một thước đo được sử dụng phổ biến trong các quan hệ xã hội. Nhờ chức năng này mà tính chất tiền tệ hoá ngày càng phổ biến trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức sống của con người…Nó đã tạo ra một nền kinh tế mang tính chất tiền tệ.

Tiền làm phương tiện trao đổi chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng hóa lấy tiền rồi lại dùng tiền để mua lại hàng hóa mà mình cần. Bản thân tiền giấy không có giá trị vì vậy việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.

- Chức năng phương tiện thanh toán. Cùng với tiền quá trình trao đổi hàng hóa giữa người với người được đơn giản hóa đi rất nhiều. Người nông dân có thể bán lúa cho một người thứ ba và dùng tiền thu được để mua công cụ.

- Chức năng phương tiện tích luỹ: Tích luỹ là cơ sở để tái sản xuất và mở rộng sản xuất cho nên nó cũng là cơ sở phát triển kinh tế. Tiền có được chức năng này là vì nó là phương tiện trao đổi, là tài sản có tính lỏng cao nhất. tích lũy. Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó. Vì vậy hầu như các loại hàng hóa không hư hỏng mới được sử dụng làm tiền, ví dụ vàng hay kim cương. Nếu không có tiền thì người nông dân chỉ có thể trao đổi lúa gạo của mình để đổi lấy các hàng hóa khác đến khi chúng bị hư hỏng.

- Chức năng tiền tệ thế giới. Tiền tệ của một nước có chức năng tiền tệ thế giới khi được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Làm chức năng tiền tệ thế giới phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được thừa nhận thanh toán quốc. Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ.

Bài viết trên Phân tích tài chính đã giúp bạn hình dung ra được định nghĩa tiền tệ là gì, tiền tệ có những chức năng gì. Bạn có thể tham khảo những bài viết liên quan sau:

>>> Bài viết xem nhiều: Review khóa học tài chính cho người không chuyên tốt nhất

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước 3 chỉ số thanh khoản tốt nhất trong tài chính doanh nghiệp

3 chỉ số thanh khoản tốt nhất trong tài chính doanh nghiệp

Bài viết tiếp theo

Chiến Lược Đầu Tư Dài Hạn Hiệu Quả Trong Thị Trường Chứng Khoán

Chiến Lược Đầu Tư Dài Hạn Hiệu Quả Trong Thị Trường Chứng Khoán
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo