Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chứng khoán

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 36 phút đọc

Tìm hiểu về chứng khoán cơ bản qua khái niệm chứng khoán là gì, phân loại các loại chứng khoán, phát hành và niêm yết chứng khoán để viết về cách vận hành của chứng khoán Việt Nam và trên thế giới

1. Chứng khoán là gì và đặc trưng của chứng khoán

a. Khái niệm về chứng khoán

Theo Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2006: Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử học kế toán tại hà nội

b. Phân loại chứng khoán

Theo khả năng chuyển nhượng

  • Chứng khoán ghi danh
  • Chứng khoán vô danh

Theo tính chất sở hữu và nguồn gốc của chứng khoán

  • Chứng khoán có thu nhập cố định
  • Chứng khoán có thu nhập biến đổi

c. Các đặc trưng cơ bản của chứng khoán

Tính sinh lợi: Là khả năng đem lại thu nhập cho người sở hữu

Tính rủi ro: Là khả năng xảy ra những sự cố không lường trước, và khi nó xảy ra làm thu nhập thực tế khác thu nhập dự kiến

Tính thanh khoản: Là khả năng xảy ra những sự cố không lường trước, và kho nó xảy ra làm thu nhập thực tế khác thu nhập dự kiến khóa học kế toán thuế tphcm

Chứng khoán

2. Các loại chứng khoán

Chứng khoán được chia thành 4 loại hình: Trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các chứng khoán phát sinh

a. Trái phiếu:

Khái niệm: Theo Luật chứng khoán năm 2006 của Việt Nam: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành

Thuật ngữ liên quan đến trái phiếu: Trái chủ, mệnh giá trái phiếu, giá phát hành, thị giá trái phiếu, thời hạn của trái phiếu, kỳ trả lãi, lợi tức trái phiếu, lãi suất, phí suất.

Đặc điểm:

  • Trái phiếu là chứng khoán nợ khóa học tuyển dụng chuyên nghiệp
  • Thông thường trái phiếu có lợi tức được xác định trước
  • Mệnh giá trái phiếu luôn được thể hiện trên bề mặt của trái phiếu
  • Trái phiếu có thể chuyển nhượng cho người khác
  • Quan hệ kinh tế - tài chính phát sinh giữa người năm giữ trái phiếu và tổ chức phát hành là quan hệ giữa chủ nợ và khách nợ

Phân loại:

  • Căn cứ vào chủ thể phát hành: Trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ
  • Căn cứ vào phương thức trả lãi: Trái phiếu trả lãi trước, trái phiếu trả lãi định kỳ, trái phiếu trả lãi sau
  • Căn cứ vào tính chất lãi suất: Trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất biến đổi

b. Cổ phiếu

Khái niệm: Theo Luật chứng khoán năm 2006 của Việt Nam: Cổ phiếu là chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và các lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu cổ phiếu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành

Đặc điểm:

  • Cổ phiếu là chứng khoán vốn
  • Cổ phiếu không có kỳ hạn
  • Cổ phiếu được phát hành khi thành lập công ty cổ phần hoặc khi công ty cần tăng thêm vốn điều lệ
  • Người mua cổ phiếu được quyền nhận cổ tức hàng năm có thể cố định hay biến động tùy theo từng loại cổ phiếu
  • Người mua cổ phiếu sẽ là người sở hữu một phần giá trị của công ty
  • Người mua cổ phiếu được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác
  • Người mua cổ phiếu có quyền kiểm soát sổ sách của công ty khi có lý do chính đáng
  • Người mua cổ phiếu có quyền chia phần tài sản còn lại của công ty bị giải thể hoặc phá sản

Phân loại:

Theo các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông: Cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu thường

Khái niệm: Là loại cổ phiếu mà người sở hữu nó có các quyền thông thường của một cổ đông

Đăc điểm của cổ phiếu thường:

  • Cổ đông được hưởng cổ tức theo tuyên bố chi trả của HĐQT
  • Cổ đông có quyền sử hữu tài sản của công ty theo tỷ lệ % cổ phiếu nắm giữ
  • Cổ đông được quyền kiểm tra sổ sách của công ti khi có lý do chánh đáng
  • Cổ đông được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác
  • Cổ đông được mua cổ phiếu mới do công ty phát hành theo chính sách ưu đãi của công ty
  • Cổ đông không được ưu tiên chia vốn khi công ti bị giải thể hay phá sản
  • Trên cổ phiếu chỉ ghi mệnh giá, không ghi cổ tức

Giá trị của cổ phiếu thường: Mệnh giá cổ phiếu thường, thị giá cổ phiếu, giá trị sổ sách (thư giá, giá trị tài sản ròng)

Theo khả năng thu nhập và trạng thái công ty phát hành: Cổ phiếu thượng hạng, cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu phòng vệ, cổ phiếu thu nhập, cổ phiếu thời vụ

Theo khả năng chuyển nhượng: Cổ phiếu ghi danh (không được chuyển nhượng tự do), cổ phiếu vô danh (được chuyển nhượng tự do)

c. Chứng chỉ quỹ đầu tư

Khái niệm: Chứng chỉ quỹ đầu tư là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng

Đặc điểm:

  • Chứng chỉ quỹ do công ty quản lý quỹ phát hành nhằm huy động vốn
  • Chứng chỉ quỹ là bằng chứng xác nhận việc góp vốn của nhà đầu tư vào quỹ
  • Tùy theo đặc điểm của mỗi qũy mà nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ có thể thu hồi vốn trực tiếp từ tổ chức phát hành hoặc đêm bán trên thị trường chứng khoán

d. Các chứng khoán phát sinh

  • Quyền mua cổ phần
  • Chứng quyền
  • Hợp đồng quyền chọn
  • Hợp đồng kỳ hạn

3. Phát hành và niêm yết chứng khoán

a. Chủ đề phát hành: Doanh nghiệp, chính phủ và các cấp chính quyền địa phương, các công ty quản lý quỹ đầu tư

b. Các hình thức phát hành

Phát hành cổ phiếu

- Phát hành nội bộ

- Phát hành ra công chúng

  • Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO)
  • Phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng

Phát hành trái phiếu

- Phát hành trái phiếu doanh nghiệp

- Phát hành trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa phương

  • Phát hành theo phương thức bán lẻ qua hệ thống KBNN
  • Phát hành qua các tổ chức đại lý
  • Bảo lãnh phát hành
  • Phát hành theo phương thức đấu thầu trên thị trường chứng

c. Niêm yết chứng khoán

Khái niệm: là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường chứng khoán

Các loại niêm yết chứng khoán: Niêm yết lần đầu, niêm yết bổ sung, thay đổi niêm yết, niêm yết lại, niêm yết cửa sau, niêm yết toán phần và niêm yết từng phần

Những vấn đề cơ bản của thị trường chứng khoán

1. Khái niệm, đặc điểm và các chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán

Cơ sở hình thành TTCK

Sự ra đời của thị trường chứng khoán (TTCK) ở các quốc gia đều bắt nguồn từ hai nguyên nhân chủ yếu:

– Thứ nhất: giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu vốn tiền tệ

– Thứ hai: sự xuất hiện các loại chứng khoán

Khái niệm về TTCK

Thị trường chứng khoán là bộ phận của thị trường tài chính, là nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán các chứng khoán, đó là các chứng khoán nợ và chứng khoán vốn

Đặc điểm của thị trường chứng khoán

  • Hàng hóa của TTCK là các loại chứng khoán
  • TTCK được đặc trưng bởi định chế tài chính trực tiếp
  • Hoạt động mua bán trên TTCK chủ yếu được thực hiện thông qua người môi giới
  • TTCK gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo
  • TTCK về cơ bản là thị trường liên tục DHTM_TMU

Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

  • Tổ chức phát hành chứng khoán
  • Nhà đầu tư chứng khoán
  • Người kinh doanh chứng khoán
  • Người cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chứng khoán
  • Người quản lý và giám sát thị trường

Tổ chức phát hành chứng khoán: Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp, công ty quản lý quỹ đầu tư

Nhà đầu tư chứng khoán

- Nhà đầu tư cá nhân

- Nhà đầu tư có tổ chức (còn gọi nhà đầu tư chuyên nghiệp)

  • Các công ty đầu tư và các quỹ tín thác đầu tư
  • Các công ty bảo hiểm
  • Các quỹ hưu trí và quỹ bảo hiểm xã hội khác
  • Các công ty tài chính, các NHTM …

- Nhà kinh doanh chứng khoán: Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ…

- Người cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chứng khoán

  • Tổ chức lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ
  • Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
  • Tổ chức tài trợ chứng khoán

- Người quản lý và giám sát thị trường

  • Cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán
  • Sở giao dịch chứng khoán
  • Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

Chức năng vai trò của thị trường chứng khoán

2. Phân loại thị trường chứng khoán

a. Theo đối tượng giao dịch: Thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường chứng chỉ quỹ đầu tư, thị trường chứng khoán phái sinh

b. Theo các giai đoạn vận động của chứng khoán: Thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp

Thị trường sơ cấp

Khái niệm: Là thị trường diễn ra các giao dịch phát hành các chứng khoán mới

Đặc điểm:

  • Chứng khoán là phương tiện huy động vốn trên thị trường
  • Người bán chứng khoán là tổ chức phát hành và người mua là các nhà đầu tư trên thị trường
  • Kết quả giao dịch: làm tăng vốn cho tổ chức phát hành
  • Tính chất hoạt động của thị trường: Thị trường cơ cấp là thị trường không liên tục

Thị trường thứ cấp

Khái niệm: Là thị trường diễn ra các giao dịch mua bán các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp

Đặc điểm:

  • Chứng khoán chỉ là công cụ đầu tư trên thị trường
  • Chủ thể giao dịch: Chủ yếu là các nhà đầu tư
  • Kết quả giao dịch: không làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế
  • Tính chất hoạt động: là thị trường liên tục

c. Theo cơ chế hoạt động:

Thị trường chứng khoán chính thức: Là thị trường mà sự ra đời và hoạt động được thừa nhận, bảo hộ về mặt pháp lý:

- Thị trường tập trung

- Thị trường phi tập trung

Thị trường chứng khoán không chính thức (thị trường chứng khoán tự do): Là thị trường ở đó các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán không được thực hiện qua hệ thống giao dịch của thị trường tập trung và thị trường OTC

d. Theo thời hạn thanh toán

Thị trường giao ngay

Khái niệm: Là thị trường mà việc giao nhận chứng khoán và giao nhận chứng khoán thanh toán được diễn ra trong ngày giao dịch hoặc trong thời gian thanh toán bù trừ theo quy định

Đặc điểm

  • Ký kết hợp đồng mua bán chứng khoán ở hiện tại
  • Việc chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán và thanh toán được thực hiện ngay

Thị trường kỳ hạn

Khái niệm: Là thị trường mà việc giao nhận chứng khoán và thanh toán được diễn ra sau ngày giao dịch một khoảng thời gian nhất định

Đặc điểm:

  • Ký kết hợp đồng mua bán chứng khoán ở hiện tại
  • Việc chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán và thanh toán được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định theo hợp đồng

3. Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán

Chức năng của thị trường chứng khoán: Tập trung huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế và điều tiết các nguồn vốn cho nền kinh tế

Vai trò của thị trường chứng khoán:

Thị trường chứng khoán (TTCK) là kênh huy động, tập trung và luân chuyển vốn linh hoạt của nền kinh tế

  • TTCK góp phần kích thích cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
  • TTCK góp phần đa dạng hóa các hình thức đầu tư và huy động vốn trong nền kinh tế
  • TTCK là tấm gương phản ánh thực trạng và tương lai phát triển của doanh nghiệp
  • TTCK là công cụ hữu hiệu giúp Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế
  • TTCK là công cụ góp phân thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Các khía cạnh tiêu cực trên thị trường chứng khoán: Thao túng thị trường, giao dịch nội gián và các hành vi khác

4. Điều kiện hình thành và phát triển thị trường chứng khoán

Điều kiện về kinh tế

  • Sự phát triển của nền kinh tế
  • Tình hình lưu thông tiền tệ
  • Hàng hóa
  • Các nhà đầu tư, kinh doanh chứng khoán và các tổ chức phụ trợ khác khóa học kế toán tổng hợp
  • Thu nhập dân cư

Điều kiện về pháp lý

Môi trường pháp lý trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thường bao gồm:

  • Các quy chế về quả lý nhà nước đối với quá trình vận hành thị trường
  • Các quy chế quản lý đối với các chủ thể tham gia thị trường
  • Các quy chế quản lý đối với các hoạt động trên thị trường chứng khoán

Điều kiện về nhân lực: Giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt

Điều kiện về cơ sở vật chất: Hệ thống giao dịch, hệ thống công bố thông tin, hệ thống lưu lý, thanh toán,…

>> Tham khảo: Hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán

học xuất nhập khẩu ở hà nội

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Những vấn đề cơ bản của thị trường chứng khoán

Những vấn đề cơ bản của thị trường chứng khoán

Bài viết tiếp theo

Đầu Tư Ngắn Hạn Là Gì? Lợi Ích Và Rủi Ro Cần Biết

Đầu Tư Ngắn Hạn Là Gì? Lợi Ích Và Rủi Ro Cần Biết
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo