Breakout Trong Chứng Khoán Là Gì?
Breakout là một trong những phương pháp phân tích kĩ thuật được nhiều nhà đầu tư sử dụng để xác nhận mua bán cổ phiếu. Phương pháp này giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro, không quá đau mắt khi nhìn vào hàng loạt chỉ báo trên biểu đồ giá.
Vậy Breakout là gì? Tìm hiểu chi tiết bài viết sau của Phân tích tài chính.
1. Breakout Là Gì?
Breakout (điểm phá vỡ) là một dao động giá vượt quá một mức kháng cự, kèm theo biến động khối lượng giao dịch lớn và tính biến động tăng.
Nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu khi giá của nó phá trên mức kháng cự và bán cổ phiếu khi giá xuống dưới mức hỗ trợ.
– Breakdown (điểm xuyên phá) là một dao động giá vượt quá một mức hỗ trợ, theo sau là biến động khối lượng giao dịch lớn và tính biến động tăng.
Nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu khi giá của nó phá trên mức kháng cự và bán cổ phiếu khi giá xuống dưới mức hỗ trợ.
– Sideway: Mô tả biến động giá đi ngang. Xảy ra khi cung cầu gần như bằng nhau, kèm thanh khoản ở mức thấp.
Xu hướng này được xem như giai đoạn củng cố trước khi có sự lên/xuống giá một cách rõ ràng.
2. Các Loại Breakout Trong Chứng Khoán
Mặc dù được hiểu chung là hiện tượng phá vỡ của giá khỏi một vùng giá quan trọng nhưng breakout được hình thành trên thị trường ở nhiều dạng khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của vùng giá quan trọng trước đó và diễn biến của quá trình breakout.
Mỗi dạng breakout sẽ có những đặc điểm khác nhau, tỷ lệ phá vỡ thành công khác nhau và chiến lược giao dịch được áp dụng cũng khác nhau.
a. Breakout khỏi vùng tích lũy đi ngang
Vùng tích lũy đi ngang hoặc nghiêng được hình thành khi các phe mua hoặc bán đang trong giai đoạn tạm nghỉ để củng cố lực lượng trước một sự bức phá mới. Giá phá vỡ khỏi vùng tích lũy này nghĩa là nó đã vượt ra khỏi giới hạn của ngưỡng hỗ trợ để đi xuống hoặc vượt khỏi ngưỡng kháng cự để đi lên.
Ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự có lực cản mạnh khi giá ít nhất 3 lần chạm ngưỡng và quay đầu. Khi giá breakout khỏi các mức cản càng mạnh thì lực phá vỡ càng cao.
b. Breakout khỏi trendline của xu hướng
Đường trendline dưới của xu hướng tăng đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ mạnh, ngược lại, đường trendline trên của xu hướng giảm đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự mạnh. Khi giá breakout khỏi các ngưỡng quan trọng này, thị trường có xu hướng đảo chiều.
Sau một xu hướng tăng/giảm dài hạn hoặc một đoạn xu hướng tăng/giảm trung hạn hay một đợt sóng tăng/giảm trong ngắn hạn, thị trường sẽ di chuyển chậm lại một chút do xu hướng hiện tại đang dần yếu đi hoặc đơn giản chỉ là tạm nghỉ, lúc này, phe còn lại ra sức tấn công, tạo nên các đợt breakout mạnh mẽ. Kết quả là xu hướng hiện tại bị đảo chiều hoặc hình thành một đợt điều chỉnh mới trước khi tiếp tục xu hướng cũ.
Cũng trong nhiều trường hợp, giá breakout đường trendline trên của xu hướng tăng (lúc này đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự) và hình thành một xu hướng tăng mới có đường trendline với độ dốc mới. Tương tự, giá breakout đường trendline dưới của xu hướng giảm (lúc này đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ) và hình thành một xu hướng giảm mới có đường trendline với độ dốc mới.
c. Breakout khỏi các mô hình giá
Mô hình giá (price pattern) là một trong những công cụ quan trọng của trường phái phân tích hành động giá price action.
Đa số các mô hình giá là đại diện cho những đợt tích lũy của thị trường, nhưng không đơn thuần là những đợt tích lũy đi ngang mà vùng tích lũy sẽ có những hình dáng rất đặc biệt như hình tam giác, chữ nhật, lá cờ, cái nêm…
Khi giá breakout khỏi những mô hình này, nó sẽ đi theo một hướng nhất định và thường mang về tỷ lệ lợi nhuận cao cho nhà giao dịch.
Thị trường đang trong xu hướng tăng, sau đó di chuyển chậm dần và tích lũy thành một vùng giá hình tam giác. Đây là mô hình giá Tam giác giảm (Descending Triangle, đường kháng cự dốc xuống và đường hỗ trợ đi ngang).
Mô hình giá Tam giác không cho tín hiệu chính xác thị trường sẽ đi theo hướng nào sau khi giá breakout ra khỏi mô hình. Trong mô hình giá Tam giác giảm, khi hình thành vùng tích lũy, giá tạo các đỉnh thấp hơn, đáy vẫn duy trì ở ngưỡng hỗ trợ chứng tỏ phe bán dường như đang chiếm ưu thế hơn.
Ở bài viết trên Phân tích tài chính chia sẻ chia tiết về Breakout là gì? Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức về tài chính và đầu tư có hiệu quả bạn có thể tham khảo học phân tích đầu tư chứng khoán tại địa chỉ đào tạo uy tín.
Xem thêm: