Các Phương Pháp Định Giá Cổ Phiếu

Phân tích tài chính Tác giả Phân tích tài chính 20/09/2021 20 phút đọc

Định giá cổ phiếu là gì? Tại sao phải định giá cổ phiếu hay điều gì quyết định giá cổ phiếu tăng hay giảm? Trong bài viết dưới đây Phân tích tài chính sẽ giới thiệu với bạn đọc các phương pháp định giá cổ phiếu được doanh nghiệp và các nhà đầu tư sử dụng phổ biến nhất hiện nay

>>>>>>>>>> Học Đầu Tư Chứng Khoán Ở Đâu Tốt?

I. Định Giá Cổ Phiếu Là Gì?

Định giá cổ phiếu là tìm giá trị thực (giá trị nội tại) của một cổ phiếu. Hay định giá cổ phiếu là đánh giá xem cổ phiếu đó đáng giá bao nhiêu tiền.

Tại sao lại phải định giá cổ phiếu?

Doanh nghiệp: Định giá cổ phiếu là một trong những bước quan trọng của công ty cổ phần khi muốn chào bán cổ phiếu, huy động vốn và tăng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường.

Nhà đầu tư: Định giá cổ phiếu giúp người đầu tư biết được loại cổ phiếu nào đáng mua và có khả năng sinh lợi lớn nhất.

Từ kết quả định giá cổ phiếu các nhà đầu tư sẽ so sánh, cân nhắc mua vào cổ phiếu đó nếu giá cổ phiếu thấp hơn đáng kể so với giá trị ta định giá.

  • Giá trị thực là giá trị phải tính toán thông qua các phương pháp định giá cổ phiếu. Giá trị này không phụ thuộc vào yếu tố thị trường bên ngoài, cũng không bị tác động bởi các yếu tố ngoại vi.
  • Giá thị trường là giá mà các nhà đầu tư mua bán trên thị trường hiện nay thông qua các sàn giao dịch chứng khoán HOSE, HNX, UPCOM. Tất cả các giao dịch thực hiện online.

Thông thường, Giá trị thực sẽ xấp xỉ với Giá thị trường (gọi là thị trường hiệu quả), tuy nhiên vẫn có 5-20% sẽ có giá trị thực lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với giá thị trường.

  • Nếu Giá thị trường >= Giá trị thực: Nhà đầu tư không mua và bán cổ phiếu ra
  • Nếu Giá trị trường < Giá trị thực đáng kể thì nhà đầu tư sẽ tiến hành mua vào.

VẬY cách định giá cổ phiếu như thế nào? - Thông qua các công cụ, phương pháp định giá cổ phiếu ta sẽ tìm giá trị thực của nó.

Định giá cổ phiếu

»»»» Học Phân Tích Tài Chính Ở Đâu Tốt

II. Công Thức Định Giá Cổ Phiếu - Các Phương Pháp Định Giá Cổ Phiếu

Trước khi đến phần chi tiết về các công thức định giá cổ phiếu và các phương pháp định giá cổ phiếu, thì nhà đầu tư cần chú ý:

Không có công thức định giá cổ phiếu nào chung duy nhất định giá cho tất cả các công ty!

Mỗi loại hình doanh nghiệp, chu kỳ kinh doanh, điều kiện vĩ mô, định hướng tương lai, nội lực doanh nghiệp, năng lực của nhà đầu tư lại cho một giá trị khác nhau. Và đôi khi có những doanh nghiệp không thể định giá được.

"Người nào cho rằng có thể định giá tất cả công ty là điều ảo tưởng". – Warren Buffett

Tuy nhiên nhà đầu tư có thể chọn từng phân khúc phù hợp với bản thân để định giá. Cho nên khi định giá ta không thể cứ P/E, P/B, tốc độ tăng trưởng, ROA, ROE, chiết khấu dòng tiền mà cho ra kết quả được.

Nên định giá cổ phiếu không nhất thiết bạn phải biết định giá tất cả các cổ phiếu, chỉ cần chọn 1 hay 1 vài phân khúc

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp định giá cổ phiếu được các nhà đầu tư sử dụng, dưới đây Phân tích tài chính sẽ giới thiệu một số phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến nhất

1. Định giá cổ phiếu theo phương pháp theo phương pháp P/E

Định giá cổ phiếu theo phương pháp theo phương pháp P/E hay chính là dựa vào chỉ số P/E. Chỉ số P/E thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) so với thu nhập của một cổ phần (EPS). Hay nói cách khác để có được 1 đồng thu nhập từ cổ phiếu, nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền. Như vậy, chỉ số P/E cao tức là cổ phiếu đang được định giá cao và ngược lại.

Xem chi tiết: P/E là gì? Chỉ số P/E thế nào là tốt

Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp theo phương pháp P/E:

P/E = Giá thị trường / EPS

Trong đó:

  • P (Market Price): Giá thị trường tại một thời điểm giao dịch
  • EPS (Earning Per Share): Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu
    • Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu lại được tính theo công thức sau:

EPS = (Lợi nhuận sau khi trừ thuế – Cổ tức của cổ phiếu với mức ưu đãi) / Tổng số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Như vậy, chỉ số P/E thể hiện con số nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho một đồng lợi nhuận. Khi chỉ số P/E thấp, cổ phiếu đang bị định giá thấp, có nghĩa là công ty đang gặp vấn đề trong tài chính tuy nhiên công ty có lợi nhuận đột biến, có thể là nhờ bán tài sản, hoặc được nhận đầu tư thêm…

Ngược lại, chỉ số P/E cao thể hiện triển vọng tương lai công ty tốt, lợi nhuận ít nhưng mang tính chất tạm thời. Dựa vào điều này, các nhà đầu tư có thể căn cứ để đưa ra quyết định mua, bán cổ phiếu.

2. Định giá cổ phiếu theo phương pháp theo phương pháp P/B

Định giá cổ phiếu theo phương pháp theo phương pháp P/B sẽ dựa vào chỉ số P/B. Tỷ số P/B được dùng để so sánh giữa giá của một cổ phiếu (Price) với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó (Book value ratio). Chỉ số P/B càng nhỏ tức là cổ phiếu đó đang được định giá thấp và ngược lại.

Xem chi tiết: Chỉ số P/B là gì trong chứng khoán?

3. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S là dựa vào chỉ số P/S. Chỉ số P/S (Price/Sales per share – hay price to ratio) là chỉ số đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần. Chỉ số P/S và cổ phiếu được định giá sẽ tỉ lệ thuận với nhau.

Việc Nhà đầu tư sử dụng chỉ số P/S vì cho rằng lợi nhuận dễ bị bóp méo, nên tỷ số P/E sẽ bị sai lệch; hay giá trị sổ sách có thể không đúng, nên chỉ số P/B không đáng tin cậy. Trong khi đó doanh thu đáng tin cậy cao hơn nên chỉ số P/S sẽ đáng tin hơn.

Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S

P/S = Giá cổ phiếu/ Doanh thu mỗi cổ phần.

Trong đó: Doanh thu mỗi cổ phiếu = Tổng doanh thu/ Số lượng cổ phiếu lưu hành

Hoặc: P/S = Tổng vốn hóa/Tổng doanh thu thuần

Trong đó:

  • P = Price = Market price: Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại
  • S = Sales per share: Doanh thu thuần trên mỗi cổ phiếu

Ưu điểm của chỉ số P/S: Doanh thu ít bị bóp méo hơn so với lợi nhuận. Nên chỉ số P/S sẽ có tính chính xác hơn. Có thể dùng định giá cả những công ty làm ăn thua lỗ. Vì doanh thu biến động thấp hơn lợi nhuận nên P/S sẽ ổn định

Nhược điểm của chỉ số P/S:

  • Bản chất của kinh doanh là lợi nhuận và dòng tiền, dù doanh thu nhiều và tăng trưởng cao nhưng thu không bù chi trong dài hạn, thì lợi nhuận sẽ âm, công ty sẽ bị phá sản. Do đó công ty chỉ có doanh thu thôi, thì không có ý nghĩa.
  • Thực tiễn ghi nhận doanh thu, do cách hoạch toán. Chỉ số P/S có thể cung cấp cho chúng ta về bán hàng nhưng không thể nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các công ty

Lưu ý khi định giá cổ phiếu bằng chỉ số P/S

Ở góc độ định giá chứng khoán thì không có một công thức chính xác nào để khẳng định chỉ số P/S chính xác bằng bao nhiêu là tốt.

Tuy nhiên nhà đầu tư có thể so sánh chỉ số P/S với đặc điểm hiện tại và quá khứ và tương lai doanh nghiệp như tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, nhóm ngành… Từ đó đưa ra được quyết định chính xác nhất.

Nên kết hợp các phương pháp định giá cổ phiếu để cho ra kết quả tối ưu nhất, mua được giá tốt và thu được nhiều lợi nhuận.

Ngoài ra còn có một số phương pháp định giá phổ biến khác như:

  • Định giá cổ phiếu theo phương pháp cổ tức, định giá theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức
  • Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền
  • Định giá cổ phiếu theo phương pháp EV/EBIT, & EV/EBITDA
  • Định giá cổ phiếu theo phương pháp PEG
  • Định giá cổ phiếu dựa vào chỉ số đánh giá doanh nghiệp ROA, ROE
  • Định giá theo phương pháp theo công thức Benjamin Graham
  • Định giá cổ phiếu kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng

Mỗi phương pháp định giá sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau và với từng ngành, từng loại doanh nghiệp thì cũng sẽ chỉ phù hợp với một vài phương pháp định giá.

Mong rằng qua bài viết Các phương pháp định giá cổ phiếu trên đây sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư trong việc phân tích đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả!

Xem thêm:

Phân tích tài chính
Tác giả Phân tích tài chính Admin
Bài viết trước Chỉ số P/B là gì trong chứng khoán?

Chỉ số P/B là gì trong chứng khoán?

Bài viết tiếp theo

Công Ty Mẹ Là Gì? Cách Xác Định Quyền Biểu Quyết Của Công Ty Mẹ

Công Ty Mẹ Là Gì? Cách Xác Định Quyền Biểu Quyết Của Công Ty Mẹ
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo