Chỉ số P/B là gì trong chứng khoán?

Phân tích tài chính Tác giả Phân tích tài chính 18/07/2024 16 phút đọc

Chỉ số P/B là 1 chỉ số tài chính quan trọng, được sử dụng để so sánh giá của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Vậy Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?

Trong bài viết này Phân tích tài chính sẽ giúp các bạn nắm được P/B là gì trong chứng khoán, ý nghĩa và cách tính chỉ số P/B

1. Chỉ số P/B là gì?

Chỉ số P/B (Price to Book ratio) là 1 chỉ số tài chính quan trọng, được sử dụng để so sánh giá của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Chỉ số P/B là một công cụ của phương pháp phân tích cơ bản để định giá cổ phiếu. P/B là tỷ số thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng của doanh nghiệp.

>>>>>> Review Khóa Học Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán

2. Cách tính chỉ số P/B

Để tính chỉ số P/B, bạn cần xác định 2 yếu tố cấu thành là:

  • Giá thị trường (Price)
  • Giá trị ghi sổ trên 1 cổ phiếu (Book Value per Share).

Giá trị ghi sổ cho chúng ta biết: Giá trị tài sản (hữu hình) của doanh nghiệp còn lại là bao nhiêu, nếu ngay lập tức doanh nghiệp ngừng hoạt động, không kinh doanh nữa.

Công thức tính P/B:

Công thức tính chỉ số P/B

Trong đó:

    • Giá trị ghi sổ trên 1 cổ phiếu = (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ) / Số lượng cổ phiếu lưu hành
    • P = Price = Market Price: Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.
    • B = Book Value: Giá trị sổ sách một cổ phiếu

3. Ý nghĩa của chỉ số P/B

  • Chỉ số P/B cho biết: Giá cổ phiếu đang cao gấp bao nhiêu lần so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp
  • Đối với các nhà đầu tư, chỉ số P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.

Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỷ lệ P/B < 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra:

*TH1: Thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức

*TH2: Thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.

Nếu TH1 xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật.

Còn nếu TH2 đúng, thì có khả năng lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho công ty, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông.

Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.

Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.

Vì công tác kế toán phải tuân thủ những tiêu chuẩn ngặt nghèo, nên giá trị ghi sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các công ty dịch vụ vì giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn.

»»»» Học Báo Cáo Tài Chính Ở Đâu Tốt

4. Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?

Khó có thể xác định chỉ số P/B bao nhiêu là tốt - Nó có thể tốt ở ngành này, nhưng sẽ là kém ở một ngành khác.

Chỉ số P/B nếu đứng riêng lẻ thì không có nhiều giá trị.

Muốn biết liệu cổ phiếu đó có đang bị định giá thấp hay không bạn cần so sánh chỉ số P/B với đối thủ cạnh tranh và so với mức trung bình ngành.

Chỉ số P/B cao

  • 1 doanh nghiệp có chỉ số P/B ở mức cao. Điều này chỉ ra rằng thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất tốt. Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị ghi sổ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến nợ phải trả (đặc biệt là nợ vay) của doanh nghiệp có ở mức cao hay không? Bởi vì:

Một doanh nghiệp sở hữu số NỢ lớn, sẽ vô tình khiến cho Giá trị ghi sổ ở mức thấp. Dẫn tới chỉ số P/B sẽ cao. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao sẽ mang lại những rủi ro lớn cho doanh nghiệp. Thậm chí, nếu tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra thấp hơn chi phí sử dụng vốn thì khi đó, giá trị doanh nghiệp sẽ suy giảm.

Chỉ số P/B thấp

Chỉ số P/B ở mức thấp: Có thể nhà đầu tư đánh giá Giá trị thị trường của doanh nghiệp thực tế thấp hơn nhiều so với Giá trị ghi sổ. Vì thế, họ chỉ chấp nhận 1 mức giá thấp hơn cho giá trị sổ sách.

Hoặc, doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục (của một chu kỳ kinh doanh), kết quả kinh doanh dần cải thiện, lợi nhuận gia tăng, giúp giá trị sổ sách tăng lên. Trong trường hợp này, có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta mua vào.

Thậm chí khi mà chỉ số P/B < 1, tức giá cổ phiếu của doanh nghiệp đang bán với giá thấp hơn cả giá trị ghi sổ.

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số P/B

Ưu điểm của chỉ số P/B

  • Giá trị ghi sổ thường luôn dương, nên có thể áp dụng để định giá những doanh nghiệp thua lỗ.
  • Giá trị ghi sổ thường ổn định hơn EPS. Do đó, trong nhiều trường hợp, khi EPS biến động quá lớn, thì việc áp dụng P/B để xem xét sẽ hiệu quả hơn.

Nhược điểm của chỉ số P/B

  • Chỉ số P/B chỉ phản ánh giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Chỉ số không tính đến các tài sản vô hình như: thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác…Đây đều là những lợi thế cạnh tranh vô hình nhưng có tầm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh càng lớn thì càng có nhiều lợi thế trong việc đàm phán với khách hàng, đối tác, hay nhà cung cấp. Điều đó giúp doanh nghiệp có 1 biên lợi nhuận ở mức cao hơn so với trung bình ngành và duy trì ổn định trong một thời gian dài.

  • Giá trị ghi sổ có thể không phản ánh đúng giá trị thị trường của tài sản.

Qua bài viết bạn đã hiểu được chỉ số P/B là gì cũng như những vấn đề liên quan về chỉ số tài chính này. Phân tích tài chính hy vọng với những thông tin trong bài viết hữu ích với bạn trong việc đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất.

Xem thêm:

Phân tích tài chính
Tác giả Phân tích tài chính Admin
Bài viết trước Kinh Doanh Bất Động Sản Là Gì - Luật Kinh Doanh Bất Động Sản

Kinh Doanh Bất Động Sản Là Gì - Luật Kinh Doanh Bất Động Sản

Bài viết tiếp theo

Chia Sẻ CÁCH BẮT ĐÁY Dựa Trên PRICEACTION Kết Hợp Xu Hướng Lớn

Chia Sẻ CÁCH BẮT ĐÁY Dựa Trên PRICEACTION Kết Hợp Xu Hướng Lớn
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo