EPS là gì?

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 15/06/2021 14 phút đọc

EPS là gì? Trong đầu tư chứng khoán EPS là 1 chỉ số tài chính quan trọng. Chỉ số EPS lại mang lại khá nhiều lợi ích đối với phân tích đầu tư, giúp nhà đầu tư xác định được khả năng cũng như triển vọng khi mua cổ phiếu tại một công ty nào đó. Thông tin chi tiết sẽ được Phân tích tài chính chia sẻ ở bài viết sau:

Chỉ số EPS

1. EPS là gì?

EPS là từ viết tắt tiếng anh của Earnings Per Share, nó có nghĩa là tỷ suất thu nhập trên cổ phần. Chỉ số EPS nói lên phần lợi nhuận thu được trên một cổ phiếu.

EPS được xem là một phần lợi nhuận thu được trên mỗi khoản đầu tư ban đầu, do vậy mà nó được xem là chỉ số xác định khả năng sinh lợi của một công ty hay một dự án đầu tư.

Đây chính là lợi nhuận của công ty phân bổ cho một cổ phiếu thông thường đang được lưu hành ở trên thị trường.

Chẳng hạn, một doanh nghiệp có 10 triệu cổ phiếu đang được lưu hành ở trên thị trường, nó tương ứng với tổng lợi nhuận sau thuế là 10 triệu USD. Vậy thì cổ phiếu đó sẽ có EPS là khoảng 10 USD. Hoặc nói cách khác thì lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 10 USD.

2. Cách tính EPS

Muốn đánh giá được hoạt động của doanh nghiệp ra sao thì EPS chính là một chỉ số tài chính quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.

a. Công thức tính EPS

EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

Trong đó:

- Thu nhập ròng hay lợi nhuận ròng là tổng thu nhập của một doanh nghiệp. Thu nhập ròng được tính bắt đầu từ thu nhập của doanh nghiệp có sự điều chỉnh thêm các khoản chi phí hoạt động, thuế, khấu hao, lãi suất cùng với nhiều loại chi phí khác nữa xoay quanh hoạt động kinh doanh.

- Công thức: Thu nhập ròng = doanh thu thuần + lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính + các khoản thu nhập bất thường khác – giá vốn bán hàng – chi phí (chi phí quản lý doanh nghiệp + phí bán hàng + các khoản phí bất thường) – thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cổ tức cổ phiếu ưu đãi chính là phần lợi nhuận thu được từ cổ phiếu ưu đãi. Thông thường nó được ấn định dựa vào một tỷ lệ cố định có trên mệnh giá.

b. Một số lưu ý khi tính EPS

Trong quá trình tính toán chỉ số EPS, nếu bạn dùng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán thì nó sẽ đảm bảo được sự chính xác hơn, đó là vì lượng cổ phiếu thường xuyên được thay đổi theo thời gian.

Tuy nhiên, trên thực tế mọi người vẫn có xu hướng đơn giản hóa việc tính toán chỉ số EPS bằng cách dùng số cổ phiếu thường đang lưu hành vào cuối kỳ.

Để giảm chỉ số EPS có thể tính thêm các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Trường hợp công ty phát hành thêm hay mua lại cổ phiếu thì tổng số cổ phiếu phải được tính theo công thức bình quân gia quyền.

Chỉ số EPS thay đổi tùy vào các phương pháp kế toán và EPS mà các chuyên gia đánh giá được dựa trên công tin của công ty. Do vậy, chỉ số EPS được lấy từ công ty hay chuyên gia cũng chỉ là con số ước tính.

Chỉ số EPS cần được xem xét một giai đoạn nhất định để đánh giá sự ổn định và khả năng tăng trưởng của nó. Từ đó có thể thấy được hiệu quả của quá trình hoạt động từ các công ty. Những chỉ số EPS không phải lúc nào cũng tỷ lệ với tổng lợi nhuận sau thuế.

Vậy nên nếu công ty muốn tăng vốn bằng cách phát hành thêm 10% số lượng cổ phiếu mà lợi nhuận tăng thêm dưới 10% thì chỉ số EPS sẽ giảm, từ đó kéo theo giá cổ phiếu của công ty cũng sẽ giảm. chứng chỉ kế toán trưởng

chi-so-eps

>>> Xem thêm: Review khóa học tài chính cho người không chuyên tốt nhất

3. Phân loại EPS

Hiện nay, chỉ số EPS có 2 loại gồm EPS cơ bản là basic EPS và EPS pha loãng là Diluted EPS.

a. EPS cơ bản

EPS cơ bản hay basic EPS chính là lợi nhuận cơ bản trên một cổ phiếu. EPS cơ bản thường phổ biến hơn so với EPS pha loãng và nó được tính theo công thức như sau:
EPS – (thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/ số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.

b. EPS pha loãng

EPS pha loãng hay được dùng trong các trường hợp công ty phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phát hành thêm. Bởi những cổ phiếu này sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu thường ở trong tương lai.

Khi ấy, chỉ số EPS của doanh nghiệp sẽ tăng thay đổi, vậy nên sự gia tăng số lượng của các cổ phiếu thường không có thêm nguồn tiền chảy vào. Chính điều này dẫn đến mức thu nhập của mỗi cổ phiếu bị giảm đi. khóa học kế toán

Công thức tính EPS pha loãng như sau:

EPS pha loãng = (lợi nhuận ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/(lượng cổ phiếu đang lưu hành + lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

Nếu các nhà đầu từ chỉ quan tâm đến chỉ số EPS cơ bản mà bỏ qua việc dự đoán EPS trong tương lai thì điều đó có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. Vậy nên, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty luôn cần đến 2 chỉ số là EPS cơ bản và EPS pha loãng.

4. Ý nghĩa của chỉ số EPS

Chỉ số EPS sử dụng để so sánh kết quả hoạt động của các doanh nghiệp với nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp A và doanh nghiệp B có cùng hệ số EPS, tuy nhiên doanh nghiệp A có ít cổ phần hơn, như vậy có nghĩa là doanh nghiệp A dùng vốn hiệu quả hơn so với doanh nghiệp B.

Khi các yếu tố đều cân bằng thì chứng tỏ doanh nghiệp A hoạt động tốt hơn doanh nghiệp B.

Thực tế, các doanh nghiệp có thể lợi dụng kỹ thuật tính toán để đưa ra chỉ số EPS hấp dẫn, do vậy các nhà đầu tư cũng cần phải hiểu rõ cách tính EPS của từng doanh nghiệp, có như vậy mới đảm bảo đưa ra định hướng đúng đắn nhất. học thực hành kế toán ở đâu

Tuyệt đối không dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà phải biết kết hợp với bản phân tích tài chính và những chỉ số tài chính khác của doanh nghiệp đó.

5. Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?

Một doanh nghiệp muốn được đánh giá đang hoạt động kinh doanh tốt thì phải có chỉ số EPS> 1.500 đồng và duy trì nhiều năm, có xu hướng tăng. Ít nhất cũng nên EPS>1.000 đồng.

Bài trên là những kiến thức đầy đủ nhất về EPS, hy vọng hữu ích với bạn đọc.

>> Xem thêm: Chỉ số ROE là gì? Ý nghĩa và cách tính ROE

Học phân tích đầu tư chứng khoán

Ôn thi chứng chỉ kế toán viên

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Vốn điều lệ là gì? Quy định về vốn điều lệ ở Việt Nam

Vốn điều lệ là gì? Quy định về vốn điều lệ ở Việt Nam

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo