Vốn điều lệ là gì? Quy định về vốn điều lệ ở Việt Nam

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 17/07/2024 11 phút đọc

Vốn điều lệ là gì? Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về các quy định vốn điều lệ ở Việt Nam, mời bạn tham khảo bài viết sau của Phân tích tài chính.

1. Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi trong Điều lệ công ty.

Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty. học kế toán ở đâu

Đối với doanh nghiệp, vốn điều lệ là:

- Sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như với doanh nghiệp; học kế toán thực hành ở đâu

- Vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;

- Cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.

»»»» Học Báo Cáo Tài Chính Ở Đâu Tốt

2. Quy định về vốn điều lệ ở Việt Nam

a. Vốn điều lệ công ty cổ phần

Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là hai loại hình doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất khi thành lập công ty, nên vốn điều lệ của hai loại hình doanh nghiệp này luôn nhận được nhiều sự quan tâm. khóa học kế toán

Theo pháp luật quy định (Điều 111 Luật Doanh nghiệp): “Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty”. Tức là công ty chia vốn này thành các phần bằng nhau, gọi là cổ phần.

Khi thành lập, cổ đông đăng ký góp vốn bằng Đồng Việt Nam. Nếu cổ đông góp vốn bằng tài sản, ngoại tệ… thì các tài sản, ngoại tệ này cần được định giá, nhằm làm rõ giá trị góp vốn của mỗi cổ đông. Đó cũng là căn cứ để tính khấu hao cũng như trách nhiệm của mỗi cổ đông. Sau khi công ty có giấy phép kinh doanh thì có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu huy động vốn.

von-dieu-le

>>> Xem thêm: Review khóa học tài chính cho người không chuyên tốt nhất

b. Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên

Theo quy định tại Điều 74 Luật Doanh Nghiệp 2014:

- Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

- Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.

c. Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên

Khi đăng ký GPKD, vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Tuy nhiên, số vốn này có thể thay đổi nếu sau 90 ngày (thời hạn góp vốn tối đa, kể từ khi công ty có GPKD) thành viên chưa góp đủ. Khi đó, vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên thực tế đã góp vào công ty. Số vốn này sẽ quyết định mức lệ phí môn bài mà công ty phải nộp.

Thành viên đã góp vốn sẽ nhận được giấy chứng nhận góp vốn của công ty. Những thành viên có góp vốn nhưng chưa đủ thì phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên. Còn thành viên cam kết góp nhưng tới hạn mà chưa góp vốn thì không còn là thành viên của công ty. Phần vốn còn thiếu này sẽ được hội đồng thành viên quyết định chào bán sau đó. nên học kế toán ở đâu

Trên đây là những kiến thức cơ bản về vốn điều lệ, hy vọng hữu ích với bạn đọc.

>> Xem thêm: Quản trị vốn tiền mặt

Ôn thi chứng chỉ kế toán viên

Học phân tích đầu tư chứng khoán

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Binance là gì?

Binance là gì?

Bài viết tiếp theo

Chiến Lược Đầu Tư Dài Hạn Hiệu Quả Trong Thị Trường Chứng Khoán

Chiến Lược Đầu Tư Dài Hạn Hiệu Quả Trong Thị Trường Chứng Khoán
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo