Thanh khoản là gì? Bẫy thanh khoản xảy ra khi nào

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 19/07/2024 11 phút đọc

Khi tìm hiểu về tài chính bạn sẽ thắc mắc thanh thoản khoản là gì? Bẫy thanh khoản xảy ra khi nào. Để được giải đáp mọi thắc mắc về thanh khoản cũng những vấn đề xung quanh khái niệm này, cùng Phân Tích Tài Chính theo dõi bài viết dưới đây:

1. Thanh khoản là gì? 

Trong tiếng Anh, thanh khoản được gọi là “Liquidity”. Từ này có nghĩa là “khả năng hóa lỏng”. Hiểu theo nghĩa bóng, từ này ám chỉ sự linh động của tài sản. Còn hiểu theo định nghĩa chuyên môn, “thanh khoản” chỉ “mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó” 

Hiểu một cách đơn giản hơn, thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản cụ thể khi được mua vào hoặc bán ra trên thị trường.

2. Ý nghĩa của tính thanh khoản 

Việc đánh giá tình hình thanh khoản của một doanh nghiệp mang lại những lợi ích không chỉ đối với các nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp mà còn giúp bản thân doanh nghiệp nắm được tình hình thanh toán và đưa ra hướng quản trị tài chính phù hợp.

a. Đối với nội tại doanh nghiệp

- Việc đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp có nhiều ý nghĩa đối với tài chính doanh nghiệp đó. Cụ thể khóa học kế toán trưởng 

+ Giúp doanh nghiệp biết được tình hình thanh khoản của công ty để đưa ra hướng xử lý đảm bảo tình hình tài chính tốt. 

+ Phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn và giải quyết để đảm bảo các khoản vay được thanh toán đúng hạn, giữ vững niềm tin trong mắt các nhà đầu tư và các bên cho vay.

- Đội ngũ lãnh đạo sẽ đưa ra các phương án quản trị phù hợp giúp tối ưu nguồn tài chính, tăng tính thanh khoản. Điều này nhằm nâng cao dòng tiền lành mạnh và linh hoạt, để phát triển khi có cơ hội và tiết kiệm cần thiết khi tình hình trở nên khó khăn.

»»»» Review Khóa Học Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp 

b. Đối với ngân hàng, các chủ nợ và nhà đầu tư cho doanh nghiệp

- Đối với các ngân hàng, chủ nợ và nhà đầu tư cho doanh nghiệp, việc đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp đó mang lại các ý nghĩa như sau:

- Đánh giá tình hình hình thanh khoản của một doanh nghiệp sẽ giúp các bên đầu tư, cho vay nhận biết được rủi ro thanh khoản của doanh nghiệp và cân nhắc có nên đầu tư, cho vay không.

- Trong trường hợp một doanh nghiệp có khoản nợ với ngân hàng, buộc phải thanh lý tài sản để đáp ứng khả năng chi trả. Khi đó, ngân hàng sẽ đóng vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp bằng cách cho doanh nghiệp vay tiền thông qua việc giữ tài sản đó làm thế chấp.

- Các nhà đầu tư sẽ sử dụng các chỉ số thanh khoản của doanh nghiệp để quyết định có nên đầu tư hay không. học kế toán tổng hợp 

bay-thanh-khoan-la-gi

>>> Xem thêm: Review khóa học tài chính cho người không chuyên tốt nhất 

3. Bẫy thanh khoản xảy ra khi nào? 

Bẫy thanh khoản (liquidity trap) là tình huống trong đó lãi suất giảm xuống mức quá thấp, làm cho mọi người thích giữ tiền hoặc tài sản dễ thanh toán (tài sản không sinh lợi) hơn giữ trái phiếu hay các tài sản sinh lợi khác.

Tại một mức lãi suất thấp nào đó, đường cầu về tiền trở nên co giãn vô hạn (gần như nằm ngang). Trong trường hợp như vậy, bất kỳ nỗ lực nào nhằm sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng để cắt giảm lãi suất đều trở nên vô hiệu và chỉ dẫn tới hậu quả là mọi người nắm giữ tiền nhiều hơn. Vì lãi suất không giảm, nhu cầu đầu tư, sản lượng, việc làm không tăng, nên chính sách tiền tệ trong trường hợp này bị coi là bất lực hoặc không có hiệu quả. lớp học kế toán tổng hợp 

Chuyên gia tài chính lập luận rằng khi nền kinh tế suy thoái rơi vào bẫy thanh khoản, thì cách duy nhất để khuyến khích đầu tư là tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế để tăng tổng cầu và cải thiện niềm tin của giới kinh doanh về triển vọng tốt đẹp của nền kinh tế trong tương lai, qua đó khuyến khích các công ty đầu tư nhiều hơn. kế toán thực hành 

Trên đây là khái niệm về tính thanh khoản và ý nghĩa. Hy vọng hữu ích với bạn đọc.

>>> Xem thêm: 

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Học Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán Ở Đâu Tốt

Học Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán Ở Đâu Tốt

Bài viết tiếp theo

Phân Tích Vốn Chủ Sở Hữu: Cấu Trúc, Vai Trò và Ý Nghĩa Tài Chính

Phân Tích Vốn Chủ Sở Hữu: Cấu Trúc, Vai Trò và Ý Nghĩa Tài Chính
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo