Fintech là gì? Sự bùng nổ của fintech tại Việt Nam
Fintech là một chủ đề nổi bật, thậm chí là trở nên rất quen thuộc đối với nhiều người, đặc biệt là trong những câu chuyện, cuộc tán gẫu của dân IT trong thời gian gần đây. Nếu bạn là một người có sở thích quan tâm đến công nghệ, kể cả khi không đến mức đam mê thì chắc hẳn cũng đã từng nghe đến thuật ngữ “Fintech” ít nhất một lần.
Vậy fintech là gì? Sự bùng nổ của fintech là do đâu và điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội tại Việt Nam.
1. Fintech là gì?
Fintech là một khái niệm hay một thuật ngữ mới xuất hiện gần đây, đây là thuật ngữ tiếng Anh được kết hợp giữa 2 thuật ngữ khác đó là : Finance = Tài chính + Technology = Công nghệ. Vậy thì Fintech được hiểu là Công nghệ tài chính. lop ke toan truong
Thuật ngữ này xuất hiện từ sau năm 2008 nhưng đến nay khi công nghệ 4.0 nổ tra thì nó mới được thực sự quan tâm. Nó làm thay đổi các cách thức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng , tiền tệ và tập trung mạnh nhất vào lĩnh vực tài chính. Fintech được mở ra như một linh vực hoàn toàn mới ảnh hưởng đến thị trường tài chính nói riêng và ngân hàng nói chung.
Công nghệ tài chính Fintech ở đây được hiểu cụ thể chính là những sản phẩm, ứng dụng, dịch vụ, quy trình…mới của công nghệ được áp dụng vào thị trường tài chính giúp cho nó nâng cao hiệu suất hiệu quả hơn so với trước đây. Hoàn thiện hơn các dịch vụ, sản phẩm tài chính phù hợp với thời đại Internet giúp người tiêu dùng thuận tiện và nhanh chóng hơn trong mọi nhu cầu.
2. Sự bùng nổ của fintech tại Việt Nam
Fintech đã và đang thu hút được sự chú ý của nhiều chuyên gia công nghệ, tài chính và giới đầu tư trên thế giới. Tổng lượng đầu tư vào công nghệ tài chính trong nửa đầu năm 2018 đã đạt mức 31,7 tỷ USD với khoảng 450 thương vụ đầu tư được thực hiện thành công, tăng gần gấp 3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2017 (KPMG).
Con số trên đã thể hiện sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của Fintech trong những năm vừa qua, biến lĩnh vực này trở thành một phần lĩnh vực tài chính, hứa hẹn góp phần thay đổi bộ mặt của ngành tài chính trên thế giới. học kế toán ở đâu tốt
>>> Xem thêm: Review khóa học tài chính cho người không chuyên tốt nhất
Không nằm ngoài guồng quay phát triển của Fintech toàn cầu, Việt Nam những năm trở lại đây cũng chứng kiến sức phát triển mạnh mẽ, sâu rộng của lĩnh vực Fintech.
Số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng hơn hai lần từ con số khoảng 40 công ty cuối năm 2016 lên tới gần 100 công ty ở thời điểm hiện tại, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. học kế toán tổng hợp
Không chỉ các startup fintech mới vào cuộc, mà nhiều ngân hàng thương mại đã và đang dần chuyển đổi, vận hành hệ thống ngân hàng số trên nền tảng công nghệ hiện đại như: BIDV, Vietinbank, VPBank, TPBank,… đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng nhanh chóng, thông suốt.
Đến nay, Việt Nam có 48 công ty Fintech và 48% công ty tham gia vào hoạt động thanh toán, cung cấp cho khách hàng và các nhà bán lẻ các dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật số (2C2P, VTPay, OnePay, VTCPay, BankPlus,VinaPay, VNPay, Senpay, NganLuong, ZingPay, BaoKim, 123Pay…).
Một số ít công ty hoạt động trong lĩnh vực gọi vốn (FundStart, Comicola, Betado, Firststep), chuyển tiền (Matchmove, Cash2vn, Nodestr, Remittance Hub), Blockchain (Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin, Copyrobo, Cardano Labo), quản lý tài chính cá nhân, quản lý POS, quản lý dữ liệu, cho vay và so sánh thông tin (Mobivi, Money Lover, Timo, kiu, Loanvi, Tima, TrustCircle, Hottab, SoftPay, ibox, BankGo, gobear…). boi duong ke toan truong
Tuy nhiên, so với một số quốc gia trong khu vực, số lượng các công ty Fintech tại Việt Nam còn khá ít (Indonesia có 120 công ty Fintech; Singapore có hơn 300 công ty).
Ngoài ra, ngành đào tạo Fintech cũng được các trường đại học đưa vào chuyên ngành đào tạo, như Học viện công nghệ bưu chính viễn thông. Bạn có thể tham khảo thêm tại website: fintech.ptit.edu.vn
Hy vọng bài viết của Phân tích tài chính sẽ giúp bạn biết thêm về công nghệ tài chính Fintech.
>>> Xem thêm: Blockchain là gì? Ứng dụng blockchain trong lĩnh vực tài chính