Các Loại Thuế Phí Khi Mua Bán Chứng Khoán

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 25/08/2022 21 phút đọc

Thuế bán chứng khoán là khoản phải nộp bắt buộc khi bạn tiến hành chuyển nhượng, giao dịch chứng khoán đang sở hữu cho cá nhân, tổ chức, công ty khác. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư khi sở hữu tài khoản chứng khoán và giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư còn nhiều điều chưa hiểu rõ biểu phí dịch vụ tại các cơ quan có thẩm quyền và công ty chứng khoán.

Vậy thuế bán chứng khoán là gì? Ngoài ra còn có thuế và phí nào khi bán chứng khoán? Và cách tính thuế thu nhập cá nhân khi bán chứng khoán như thế nào? Cùng Phân Tích Tài Chính tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên trong bài viết này nhé

1. Khái Niệm Chứng Khoán Là Gì?

Chứng khoán là các chứng từ có giá dài hạn hoặc bút toán ghi số xác nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với vốn hoặc tài sản của các tổ chức, công ty cổ phần phát hành. Chứng khoán là hàng hóa trên thị trường chứng khoán, mang lại thu nhập cho người sở hữu nên nó cũng là đối tượng được mua bán, giao dịch và có giá cả.

Thông thường, trên chứng khoán có giá không ghi tên người sở hữu nên có thể tự do chuyển nhượng từ người này sang người khác mà không cần có chữ ký của người sở hữu, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật.

Trong lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán, từ chứng khoán được in bằng giấy nhưng dần dần phát triển với hình thức phi vật thể thông qua việc giao dịch, mua bán, trao đổi bằng phương tiện điện tử và internet.

»»» Học Đầu Tư Chứng Khoán Ở Đâu Tốt

2. Phí Giao Dịch Chứng Khoán Là Gì?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về thuế bán chứng khoán và các khoản phí liên quan theo quy định mới nhất thì ta cần hiểu thuế phí giao dịch chứng khoán là gì.

Phí giao dịch chứng khoán là khoản chi phí mà khách hàng, người mua phải trả cho công ty chứng khoán khi giao dịch thành công trên cơ sở sử dụng dịch vụ, tư vấn của công ty chứng khoán đó. Bởi vậy nên phí giao dịch chứng khoán còn được gọi với một tên thân thuộc khác là phí môi giới chứng khoán.

3. Các Loại Thuế Phí Khi Mua Bán Chứng Khoán

Khi mua bán chứng khoán, khách hàng sẽ gặp một loại thuế là thuế bán chứng khoán, đây là loại thuế bắt buộc phải nộp theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh thuế bán chứng khoán còn có các loại thuế phí khác như sau:

3.1 Thuế thu nhập khi bán chứng khoán (cổ phiếu)

Khi thực hiện chuyển nhượng chứng khoán, người bán, tổ chức phát hành chứng khoán phải trả một phần thuế thu nhập (cụ thể là 0.1% giá trị bán chứng khoán). Như vậy, thuế thu nhập chỉ thu của người bán, tổ chức bán cổ phiếu, còn khách hàng, người mua thì không phải chịu.

Ví dụ: Khi công ty cổ phần phát hành chứng khoán 1.000.000 cổ phiếu STI với giá 10.000 đồng/cổ phiếu thì tổng giá trị giao dịch là 10.000 triệu đồng. Suy ra công ty cổ phần phải trả 1 phần thuế thu nhập khi bán chứng khoán là: 10.000.000.000 x 0.1% = 10.000.000 đồng.

3.2 Phí giao dịch khi mua - bán chứng khoán (cổ phiếu)

Phí giao dịch chứng khoán là khoản chi phí mà bạn phải trả khi thực hiện các giao dịch mua hay bán chứng khoán thành công. Phí này sẽ do công ty chứng khoán thu trên cơ sở phần trăm giá trị giao dịch trong ngày của bạn. Đặc biệt, không giống như cách nộp thuế bán chứng khoán, nhà đầu tư trả phí này trên cả 2 chiều mua - bán.

Thực tế, đây là loại phí chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong các loại thuế và phí khác bắt buộc mà nhà đầu tư phải nộp. Các bạn có thể tham khảo phí giao dịch của một số công ty chứng khoán hiện hành tại Việt Nam ở dưới đây nhé!

Bảng phí giao dịch khi mua bán chứng khoán

3.3 Phí lưu ký chứng khoán

Lưu ký có nghĩa là việc lưu giữ và ký gửi chứng khoán. Khi bạn mua và sở hữu cổ phiếu, cổ phần, trái phiếu sẽ luôn có tổ chức đứng đảm bảo lưu việc lưu trữ và ký gửi số cổ phần đó hộ bạn.

Ngoài ra, việc lưu ký còn chứng nhận bạn đang sở hữu hợp pháp một số lượng cổ phần ở công ty, tổ chức phát hành chứng khoán nào đó. Ở Việt Nam, Nhà nước và Đại diện chính là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam chính là tổ chức đảm nhiệm công việc này.

Hiện nay, quy định về phí lưu ký cổ phiếu chỉ 0,27 VND/cổ phiếu/tháng. Phí lưu ký được quy định rõ hơn ở bảng dưới đây.

Phí lưu ký chứng khoán (trả cho Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam)

Phí lưu ký chứng khoán (trả cho Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam)
1. Trái phiếu0,18 VND/TP/tháng
2. Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm niêm kết0,27 VND/CP,CCQ, CQ/tháng
3. Công cụ nợ theo quy định Luật quản lý nợ công0,14 VND/công cụ nợ theo quy định tại Luật Quản lý nợ công/tháng, tối đa 1.400.000 VND/tháng/mã công cụ nợ theo quy định tại Luật Quản lý nợ công
4. Cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết, đăng ký giao dịch tại SGDCKMiễn phí

4. Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Khi Bán Chứng Khoán

Thuế bán chứng khoán là gì?

Nhắc đến thuế bán chứng khoán thì kèm theo đó chính là thuế thu nhập cá nhân khi bán chứng khoán. Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC, tại Điều 16 đã được sửa đổi và bổ sung có quy định về cách tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

“Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất quy định là 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần”

*Đối với cá nhân cư trú thuế thu nhập từ bán chứng khoán được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%

Trong đó, giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:

Với chứng khoán của công ty được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch mua - bán thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.

Với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên thì giá bán là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế bán hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật.

*Đối với cá nhân không cư trú thuế thu nhập từ bán chứng khoán được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Tổng số tiền được nhận từ chuyển nhượng chứng khoán tại các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam x Thuế suất 0,1%

Tuy nhiên tổng số tiền được nhận từ chuyển nhượng chứng khoán tại các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam là giá bán chứng khoán theo hợp đồng chuyển nhượng, không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá chứng khoán.

Tóm lại, kể từ ngày 01/01/2015, việc chuyển nhượng mua - bán chứng khoán, nhà đầu tư sẽ phải chịu thuế bán chứng khoán bao gồm: Phí giao dịch + Phí lưu ký + Thuế thu nhập cá nhân.

5. Các Loại Thuế Bán Chứng Khoán Và Phí Mới Nhất Khác Theo Quy Định

Ngoài những loại thuế bán chứng khoán được nêu ở trên, mỗi khi giao dịch, bán chứng khoán vẫn còn có một số loại phí khác như sau:

  • Phí tư vấn: Đây là loại phí trả cho dịch vụ tư vấn khi bạn sử dụng các dịch vụ của các công ty chứng khoán. Họ sẽ cung cấp cho khách hàng, nhà đầu tư thông tin về bán chứng khoán, tư vấn nên mua loại nào, khi nào thì đạt được độ “chín muồi” để bán chứng khoán.
  • Phí chuyển tiền sở hữu: Khi bạn sở hữu chứng khoán của một công ty chứng khoán nào đó, nhưng muốn bán cho người khác thì phải có mức phí để được tiến hành việc chuyển nhượng chứng khoán đó.
  • Phí chuyển khoản chứng khoán: Bạn có thể chuyển khoản chứng khoán như chuyển số trái phiếu hay cổ phiếu cho 1 tài khoản khác. Quá trình này sẽ được tính phí chuyển khoản chứng khoán (tương tự việc bạn chuyển tiền tới tài khoản ngân hàng khác, tuy nhiên sẽ không đơn giản như vậy)
  • Thuế phí liên quan đến vấn đề thừa kế, nhận chứng khoán
  • Phí chào mua công khai chứng khoán
  • Phí khi khách hàng ứng tiền trước khi họ bán chứng khoán
  • Phí giao dịch ngoài sàn giao dịch chứng khoán

Trên đây là bài viết về các loại thuế phí khi mua bán chứng khoán mà Phân Tích Tài Chính chia sẻ và giải đáp thắc mắc cho các bạn nhằm đem đến những kiến thức bổ ích giúp bạn có những quyết định phù hợp khi tham gia thị trường chứng khoán.

Hy vọng với những thông tin chi tiết về thuế bán chứng khoán sẽ hữu ích với mọi người. Chúc các bạn luôn thành công!

Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Cách Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Từ Tiền Và Các Khoản Tương Đương Tiền

Cách Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Từ Tiền Và Các Khoản Tương Đương Tiền

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo