Tổ Chức Tín Dụng Là Gì? Các Loại Hình Tổ Chức Tín Dụng

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 23 phút đọc

Tổ chức tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng trong thị trường tài chính. Vậy tổ chức tín dụng là gì? Các loại hình của tổ chức tín dụng sẽ được chia se trong bài viết dưới đây của Phân Tích Tài Chính

I. Tổ Chức Tín Dụng Là Gì? Tổ Chức Tín Dụng Phi Ngân Hàng Là Gì?

1. Tổ chức tín dụng là gì?

Dựa vào Khoản 1 Điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì có thể hiểu tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả những hoạt động của ngân hàng.

Tổ chức tín dụng gồm có: Ngân hàng; Tổ chức tín dụng phi ngân hàng; Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vĩ mô.

⇒ Do đó, bản chất của tổ chức tín dụng vẫn là doanh nghiệp. Dựa theo phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, tổ chức tín dụng chia thành hai loại là tổ chức tín dụng là ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

- Tổ chức tín dụng là ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được phép thực hiện toàn bộ những nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng.

Tổ chức tín dụng là ngân hàng sẽ không bị hạn chế phạm vi trong việc thực hiện những nghiệp vụ kinh doanh như là tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Bên cạnh những hoạt động kinh doanh ngân hàng thì tổ chức tín dụng là ngân hàng sẽ được thực hiện một số các hoạt động kinh doanh khác như là tư vấn tài chính, bảo quản tài sản quý hiếm,…

»»» Review Khóa Học Tài Chính Cho Người Không Chuyên Tốt Nhất

2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là gì?

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số những hoạt động ngân hàng ví dụ như kinh doanh thường xuyên nhưng sẽ không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không được cung cấp về dịch vụ thanh toán.

II. Đặc Điểm Của Tổ Chức Tín Dụng

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp mà được thành lập dựa theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam và một số các quy định của pháp luật khác.

Đặc điểm của tổ chức tín dụng là gì?

- Đối tượng kinh doanh: hoạt động chủ yếu của tổ chức tín dụng là có liên quan tới tiền tệ và giấy tờ có giá trị như là tài sản đất đai, xe ô tô…

- Hoạt động kinh doanh đặc thù là việc huy động vốn và sử dụng nguồn vốn đã có sẵn hoặc là nguồn vốn tự huy động.

- Độ rủi ro: có nguy cơ mất nguồn vốn hoặc có thể sẽ gây ra rủi ro cho toàn bộ hệ thống tín dụng.

- Quản lý của tổ chức tín dụng: ngân hàng nhà nước Việt Nam là chủ thể quản lý của tổ chức tín dụng.

III. Phân Biệt Ngân Hàng Và Tổ Chức Tín Dụng

Sự khác biệt cơ bản giữa ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng là:

- Phạm vi hoạt động: tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không được cung cấp về dịch vụ thanh toán giống như ngân hàng.

- Loại hình thành lập và hoạt động

+ Ngân hàng hoạt động dưới 3 loại hình là Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách và Ngân hàng hợp tác xã.

+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động dưới loại hình là: Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

»»» Review Khóa học Phân tích Báo cáo Tài chính Doanh nghiệp

IV. Phân Loại Tổ Chức Tín Dụng

Phân loại tổ chức tín dụng

1. Ngân hàng

Ngân hàng là tổ chức tín dụng được phép thực hiện toàn bộ những hoạt động ngân hàng theo như quy định của pháp luật.

Dựa vào tính chất cũng như mục tiêu hoạt động thì các loại hình ngân hàng gồm có:

- Ngân hàng thương mại: là loại hình ngân hàng được phép thực hiện toàn bộ những hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 để đem lại lợi nhuận.

- Ngân hàng chính sách: là ngân hàng được thành lập bởi Chính phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà để thực hiện những chính sách về kinh tế - xã hội của Nhà nước.

- Ngân hàng hợp tác xã: là ngân hàng của toàn bộ những quỹ tín dụng nhân dân được thành lập bởi các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn căn cứ quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 với mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, điều hòa vốn, hỗ trợ tài chính.

2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là tổ chức tín dụng mà được phép thực hiện một hay một số các hoạt động ngân hàng theo như quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng 2010 ngoại trừ những hoạt động như là nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng dịch vụ thanh toán.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm: Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

3. Tổ chức tài chính vi mô

Tổ chức tài chính vi mô là tổ chức tín dụng thực hiện chủ yếu một số các hoạt động ngân hàng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của cá nhân, của hộ gia đình có mức thu nhập thấp và của doanh nghiệp siêu nhỏ.

4. Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng được thành lập bởi các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự dưới hình thức là hợp tác xã nhằm thực hiện một số các hoạt động ngân hàng theo như quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Luật Hợp tác xã 2012 với mục tiêu chính là hỗ trợ nhau phát triển trong sản xuất kinh doanh và đời sống.

V. Các Tổ Chức Tín Dụng Ở Việt Nam

Hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam gồm có:

- Ngân hàng:

  • Ngân hàng thương mại
  • Ngân hàng chính sách
  • Ngân hàng hợp tác xã

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

  • Công ty tài chính
  • Công ty cho thuê tài chính
  • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác

- Tổ chức tài chính vi mô

- Quỹ tín dụng nhân dân

VI. Quy Chế Cho Vay Của Tổ Chức Tín Dụng

Điều kiện để các tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay đối với khách hàng là:

- Có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm dân sự theo như quy định của pháp luật.

Với đối tượng khách hàng là cá nhân và pháp nhân Việt Nam thì:

  • Pháp nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự
  • Cá nhân và chủ của doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
  • Đại diện hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
  • Đại diện tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
  • Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

Với đối tượng khách hàng là cá nhân và pháp nhân nước ngoài thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo như quy định trong pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân và pháp nhân có quốc tịch, nếu như pháp luật của nước đó được Bộ Luật Dân sự của nước Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc theo điều ước quốc tế nước Việt Nam ký kết hoặc có tham gia quy định.

- Mục đích sử dụng của vốn vay đó là hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả được số nợ vay trong thời hạn đã cam kết

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả, hoặc là có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống có khả thi và phù hợp theo quy định của pháp luật

- Thực hiện những quy định về việc đảm bảo vay tiền theo đúng quy định pháp luật và theo sự hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

VII. Lãi Suất Cho Vay Của Tổ Chức Tín Dụng

- Căn cứ vào Thông tư 14/2017/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng và khách hàng được phép thỏa thuận mức lãi suất và phương pháp tính lãi phù hợp theo quy định.

Theo đó, thỏa thuận lãi suất cho vay căn cứ trên cung cầu vốn thị trường, nhu cầu về vay vốn và về mức độ tín nhiệm của khách hàng.

Tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ được thỏa thuận mức lãi suất cho vay nhưng không được vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa được quyết định bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Quy định về mức lãi suất cho vay ngắn hạn (thời hạn khoản cho vay tối đa là 01 năm) như sau:

  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Tổ chức tài chính vi mô và Quỹ Tín dụng nhân dân) mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa sẽ là 6,5%/năm theo đồng Việt Nam.
  • Tổ chức tài chính vi mô và Quỹ Tín dụng nhân dân thì mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa sẽ là 7,5%/năm theo đồng Việt Nam.

Bài viết trên đây Phân Tích Tài Chính đã tổng hợp những nội dung về tổ chức tín dụng và các loại hình tổ chức tín dụng. Mong rằng những thông tin trong bài viết cung cấp giá trị hữu ích cho bạn!

Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước ROIC Là Gì Trong Chứng Khoán? Chỉ Số ROIC Bao Nhiêu Là Tốt?

ROIC Là Gì Trong Chứng Khoán? Chỉ Số ROIC Bao Nhiêu Là Tốt?

Bài viết tiếp theo

Các Loại Chứng Khoán Phổ Biến Và Cách Phân Biệt

Các Loại Chứng Khoán Phổ Biến Và Cách Phân Biệt
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo