Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC
Thông tin tài chính đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng phải đảm bảo yêu cầu chính xác, đầy đủ, kịp thời và đáng tin cậy. Do đó, luật pháp của các quốc gia và các chuẩn mực ban hành bởi các tổ chức nghề nghiệp quy định kiểm toán viên (KTV) khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) phải đắm bảo đưa ra sự tin cậy đối với các thông tin tài chính đã được kiểm toán. Muốn thực hiện được điều đó thì phải đảm bảo tính độc lập của KTV. Tuy nhiên, tính độc lập của KTV lại chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau như việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán, phí kiểm toán, thời gian kiểm toán... Bài viết này phân tích tài chính chỉ rõ các yếu tố tác động đến tính độc lập của KTV trong kiểm toán BCTC ở Việt Nam hiện nay, từ đó có một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC. hoc ke toan tong hop truc tuyen
1. Khái quát chung về tính độc lập của KTV và chất lượng kiểm toán
Năm 1981, trong nghiên cứu của mình, DeAngelo cho rằng: “Chất lượng kiểm toán theo nhận thức của thị trường là khả năng phát hiện và báo cáo các sai phạm trong yếu trong BCTC của đơn vị được kiểm toán” trong đó khả năng phát hiện sai phạm phụ thuộc vào năng lực của KTV (auditors competence), KTV cẩn có đủ trình độ và kinh nghiêm để có thể phát hiện được sai sót, còn việc báo cáo các sai phạm lại phụ thuộc và liên quan đến tính độc lập cha KTV (auditors independence) đối với công ty được kiểm toán. Như vậy, nếu năng lực là điều kiện cần thì tính độc lập được xem là điều kiện đủ để đảm bảo chất lượng kiểm toán.
Năng lực cho phép các KTV có khả năng phát hiện tủ các sai sót trọng yếu trong các BCTC còn tính độc lập sẽ đảm bảo việc KTV công bố (báo cáo) các sai sót này trong báo cáo kiểm toán.
Roger W. Bartlett (1993) đã định nghĩa về tinh độc lập của kiểm toán như là “một thái đô tỉnh thần khách quan trong việc đưa ra các quyết định vé công tác kiểm toán và BCTC"(9). Theo đó, độc lập được hiểu là trong quá tình kiểm toán, KTV không bị chỉ phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tình thân nào làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của minh. Tính độc lập là nguyên tắc đầu tiền và quan trọng nhất đối với đạo đức nghề nghiệp của KTV. học xuất nhập khẩu online tại tphcm
Tính độc lập trong kiểm toán được chia thành hai khía cạnh là đôc lập trong thực tế và độc lập về hình thức biểu hiện. Độc lập trong thực tế để câp đến việc KTV phải đưa ra ý kiến khách quan và vô tư trong suốt quá trình kiểm toán. Nó liên quan tdi trang thé: tinh thần của KTV và đồi hỏi KTV trong thực tế cẩn phải độc lập với bất cử khách hàng nào mà họ cung cấp dich vụ kiểm toán, Độc lập về hình thức biểu hiện có nghĩa là mối quan hệ giữa KTV và khách hàng kiểm toán phải được thể hiện là độc lập, các bên thứ ba phải nhân thấy KTV là người có khả năng đuy trì sư vô tư trong các phán đoán và chống lại được các sức ép từ phía các nhà quản lý công ty khách hàng. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu
Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) phân loại tính độc lập thành 2 phần:
- Độc lập tư tưởng
- Độc lập hình thức học xuất nhập khẩu online lê ánh
Trong khi độc lập tư tưởng là trạng thái suy nghĩ mà cho phép KTV thực hiện kiểm toán với sự khách quan, trung thực và hoài nghi mang tính nghề nghiệp; độc lập hình thức đòi hỏi KTV phải tránh những tình huống mà có thể làm cho người sử dụng nghỉ ngờ KTV có thể đưa ra ý kiến không khách quan.
Tuy nhiên, độc lập tư tưởng thì khó để nhận diện, vì vậy nhà làm luật, nhà đầu tư và người sử dụng BCTC hấu hết đánh giá độc lập bằng hình thức thông qua việc xem xét có hay không những tình huống mà có làm tổn hại đáng kể đến tính độc lập của KTV và có tồn tại những biện pháp bảo vệ để làm nhẹ bớt những nguy cơ hay không. khóa học xuất nhập khẩu
Việt Nam, tính độc lập được quy định trong Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán ban hành theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 8/5/2015 của Bộ Tài chính [12] cũng như trong Luật Kiểm toán độc lập năm 2011.
2. Các nhân tố tác động tới tính độc lập của KTV
Cho đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới tính độc lập của KTV như:
- Carmichael & Swieringa (1968) trong “The Compatibility of Auditing Independence and Management Services - An Identification of Issues”, The Accounting Review;
- Chrystelle Richard, “Why an auditor cant be competent and independent: A French case study”, 2006;
- Imhoff, “Employment Effects on Auditor Independence”, The Accounting Review, 1978;
- Teoh & Lim, “An empirical study of the effects of audit committees”, Journal of Accounting, Auditing and taxation, 1996... hoc xuat nhap khau
Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về tính độc lập của KTV nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán như bài báo:
- “Đảm bảo và tăng cường tính độc lập của KTV nhầm nâng cao chất lượng và uy tín của kiểm toán Nhà nước” của TS Giang Thị Xuyến (2011);
- bài báo “Bàn về dự án Luật Kiểm toán độc lập: Về luân phiên KTV”, Tạp chí Kiểm toán của TS. Hà Thị Ngọc Hà (2011);
- Bài báo “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” của Nguyễn Thị Phương Hồng và Hà Hoàng Nhân (Tạp chí Kinh tế và Phát triển - 2015)...
Như vậy, tính độc lập của KTV trong kiểm toán BCTC chịu tác động bởi các nhân tố chủ yếu sau:
a. Thời kỳ (nhiệm kỳ) kiểm toán (Audit Tenure)
Thời kỳ kiểm toán được hiểu là thời kỳ mà các công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng. Ví dụ một công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán BCTC cho một doanh nghiệp trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 thì thời kỳ kiểm toán là 3 năm. Theo thông lệ quốc tế thì thời kỳ kiểm toán thường là từ 03 đến 05 năm.
Có hai luồng quan điểm về sự tác động của thời kỳ kiểm toán tới tính độc lập của KTV. Một quan điểm thủ cho rằng, một thời kỳ kiểm toán đài sẽ làm giảm tính độc lập cha KTV và theo đó làm giảm chất lượng kiểm toán.
Theo đó, thời kỳ kiểm toán dài sẽ làm suy yếu năng lực làm việc dẫn tới thái độ bất cẩn của KTV; tính độc lập của KTV sẽ bị phá hủy bởi mối quan hệ lâu dài, khăng khít của KTV với ban quản lý khách hàng kiểm toán và do đó các KTV nhiều khả năng sẽ đồng ý với ban quản trị công ty khách hàng trọng những quyết định quan trọng.
Các KTV sẽ trở nên thoải mái với khách hàng, giảm sự hoài nghi nghề nghiệp cũng như giảm sự chuyên cần trong việc tìm kiếm các bằng chứng kiểm toán. Bởi vậy, một giới hạn bắt buộc về thời kỳ kiểm toán là cần thiết để giảm ảnh hưởng của khách hàng lên ý kiến của KTV.
Tuy nhiên, quan điểm khác thì cho rằng chính sự luân chuyển của các chủ phần hùn kiểm toán (partners) được đánh giá là một trong những nhân tố làm tăng tính độc lập của KTV. Bởi theo ho, công ty kiểm toán có thể có được sự quen thuộc hơn với cách thức tổ chức, làm việc của công ty khách hàng, nhờ đó nhanh chóng phát hiện được các sai sót trọng yếu chứa đựng trong BCTC thông qua việc lặp lại công việc kiểm toán, Thời kỳ kiểm toán ngắn sẽ làm giảm chất lượng kiểm toán bởi sự thiếu hụt kiến thức về khách hàng kiểm toán; các vấn để kiểm toán xảy ra thường xuyên hơn với các khách hàng mới.
Ở Việt Nam hiện nay, quy định về thời kỳ kiểm toán và luân chuyển KTV hành nghề được quy định tất rõ trong các văn bản Luật và các chuẩn mực kiểm toán. Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 quy định tại điều 58: “Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được bố trí KTV hành nghề thực hiện kiểm toán cho một đơn vị có lợi ích công chứng trong năm năm tài chính liên tục” khi kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng.
Tuy nhiên, tại Điều 16 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/3/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Kiểm toán độc lập thì “KTV hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị được kiểm toán quá ba (03) năm liên tục".
Như vậy, quy định về thời gian kiểm toán giữa hai văn bản chưa thống nhất. Thời gian kiểm toán từ 03 năm trở xuống so với quy định trên thế giới là ngắn. Điều này có thể khiến KTV gặp rủi ro khi phải bỏ qua những kinh nghiệm thực tế ở những năm đầu kiểm toán, đồng thời họ lại gặp khó khăn và rủi ro khác trong việc tìm hiểu một khách hàng mới.
Hơn nữa, hiểu theo văn bản này thì luân chuyển KTV chỉ áp dụng đối với KTV hành nghề ký tên trên BCKT chứ không phải là công ty kiểm toán vì thế sau 03 năm chỉ cẩn thay thế người phụ trách cuộc kiểm toán.
b. Sự cung cấp dịch vụ phi kiểm toán (Non-audit service)
Dịch vụ phi kiểm toán là những dịch vụ khác với dịch vụ kiểm toán mà công ty kiểm toán độc lập cung cấp cho cùng một khách hàng kiểm toán.
Các dịch vụ phi kiểm toán gồm có: Dịch vụ tư vấn quần lý, dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn thuế...
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, việc công ty kiểm toán cung cấp thêm dịch vụ phi kiểm toán cho phép công ty kiểm toán có thêm hiểu biết về khách hàng kiểm toán, hiểu biết hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng kiểm toán cũng như các rủi ro tài chính mà khách hàng có thể phải đối mặt từ đó làm tăng năng lực của KTV.
Ngược lại, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chất lượng kiểm toán sẽ giảm đi khi công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán và dịch vụ phi kiểm toán cho cùng một khách hàng. KTV có xu hướng chấp nhận các yêu cầu của khách hàng kiểm toán khi công ty kiểm toán cung cấp thêm dịch vụ tư vấn quần lý cho khách hàng. Sự cám dỗ để kiếm được khoản phí của dịch vụ phi kiểm toán nhiều hơn có thể làm giảm tính độc lập của KTV.
Ngoài ra, phi cung cấp dịch vụ phi kiểm toán lớn hơn hoặc bằng 100% phí từ dịch vụ kiểm toán được đánh giá là một trong các nhân tố đe dọa nhất đến tính độc lập. Khi các mức phí này ở mức thấp hơn cũng được đánh giá là đe dọa tính độc lập.
Việt Nam cũng có những quy định rất rõ ràng về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán và dịch vụ phi kiểm toán. Theo quy định của điều 40 Luật Kiểm toán độc lập năm 2011, dịch vụ phi kiểm toán được các công ty kiểm toán cung cấp gồm có:
- Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
- Dịch vụ tư vấn thuế, kinh tế, tư vấn tài chính;
- Dịch vụ tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp;
- Dịch vụ phi vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ chức;
- Dịch vụ thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh;
- Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;
- Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật.
Trong các dịch vụ phi kiểm toán nêu trên, thì dịch vụ kế toán và dịch vụ tư vấn thuế nếu cung cấp cùng với dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng thì sẽ làm giảm tính độc lập kiểm toán.
Đồng thời, quy tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán tại Việt Nam cũng không cho phép công ty kiểm toán cung cấp đồng thời 2 dịch vụ này cùng lúc cung cấp dịch vụ kiểm toán cho 1 khách hàng (Điều 30 của Luật Kiểm toán độc lập 2011). Các dịch vụ phi kiểm toán còn lại thì không ảnh hưởng tính độc lập kiểm toán do bộ phận cung cấp dịch vụ phi kiểm toán khác với nhóm thực hiện kiểm toán.
Tuy nhiên theo ý kiến của đơn vị được kiểm toán thì tính độc lập kiểm toán vẫn đảm bảo nếu dịch vụ kiểm toán và dịch vụ phí kiểm toán được thực hiện bởi những nhóm người khác nhau. Hơn nữa, dịch vụ phí kiểm toán sẽ lan tỏa kiến thức sang dich vu kiểm toán, làm tăng hiệu quả kiểm toán.
c. Phi kiểm toán (Audit fees)
Nghiên cứu mối quan hệ giữa phí trả cho KTV với chất lượng kiểm toán độc lập ở Mỹ giai đoạn 2000-2003 cho thấy yếu tố kinh tế quyết định hành vi cla KTV ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán. Theo đó, một số công ty kiểm toán thực hiện cắt giảm giá phí kiểm toán để giữ chân khách hàng, duy trì tăng trưởng doanh thu hoặc mở rộng thị phần và điều này có thể làm suy giảm tính độc lập của KTV cũng như gây ra các vấn để về chất lượng kiểm toán.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phan Thanh Hải (2012) chỉ ra một số hạn chế của dịch vụ kiểm toán
Việt Nam trong quá trình hoạt động, đó là nh trạng hạ thấp giá phí, rút ngắn thời gian kiểm toán để giữ chân khách hàng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán và tính minh bạch của BCTC.
d. Mối quan hệ giữa KTV và khách hàng (Client affliation with auditors)
Mối quan hệ giữa khách hàng và công ty kiểm toán sẽ làm ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV.
Tính độc lập của KTV sẽ bị suy yếu nếu họ tham gia hoặc có một vị trí có thể gây ảnh hưởng đến nhồm kiểm toán đang thực hiện cuộc kiểm toán tại khách hàng kiểm toán.
Imhoff (1978) đã thực hiện một cuộc điều tra về KTV và những người sử dụng BCTC để đánh giá về tính độc lập của KTV khi KTV đồng ý nhận lời làm việc cho công ty khách hàng của họ. Kết quả điều tra cho thấy cả 2 nhóm (KTV và người sử dụng BCTC) đều cho rằng tính độc lập của KTV sẽ giảm đi khi khoảng thời gian mà KTV chấp nhân sẽ làm việc tại công ty khách hàng tăng lên.
Điều 30 của Luật Kiểm toán độc lập Việt Nam cũng chỉ rõ các trường hợp KTV không được thực hiện cuộc kiểm toán khi
- Có mối quan hệ tình cảm hoặc kinh tế tại đơn vị khách hàng như thành viên tham gia cuộc kiểm toán, người quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
- Người có trách nhiệm quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán có bố, mẹ, vợ, chẳng. con, anh, chị, em ruột là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị được kiểm toán hoặc là người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
- Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán đồng thời là người góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với doanh nghiệp kiểm toán;
- Doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập.
e. Cạnh tranh của thị trường kiểm toán rà gai mô công ty kiểm toán
'Theo nghiên cứu của Beattie và cộng sự (1999), sự cạnh tranh cao trong thị trường kiểm toán và quy mô công ty kiểm toán nhỏ theo quan điểm của cả KTV và người sử dụng BCTC là các nhân tố tiềm ẩn đe dọa tính độc lập của KTV.
Các công ty kiểm toán lớn, thành viên các hãng quốc tế thường được đánh giá là độc lập hơn so với các công ty kiểm toán nhỏ hay các hãng địa phương. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng quy mô công ty kiểm toán nhỏ và sự gần gũi của thị trường kiểm toán ví dụ ở Ailen lại làm tăng cường tính độc lập.
Tính đến ngày 31/08/2017, ở Việt Nam có 162 công ty kiểm toán, trong đó có 04 công ty kiểm toán nước ngoài và 32 công ty đủ điều kiện thực hiện kiểm toán đối với các đơn vị có lợi ích công chúng. Số lượng công ty nhỏ và vừa chiếm hơn 3/4.
Điều này làm cho tính cạnh tranh trong hoạt động kiểm toán và các hoạt động dịch vụ phi kiểm toán rất cao, tiềm ẩn nhiều nhân tố đe dọa đến tính độc lập của KTV.
3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường tính độc lập của KTV trong kiểm toán BCTC ở Việt Nam
a. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Mặc dù trong các văn bản pháp quy như Luật hay các chuẩn mực đều đã có quy định, hướng dẫn về thời gian luân chuyển KTV là 03 năm, tuy nhiên mới chỉ áp dụng cho KTV hành nghề ký tên trên báo cáo kiểm toán. Điều này là chưa đầy đủ.
Để hiệu quả hơn, các cơ quan quản lý cẩn ban hành các văn bản quy định rõ về thời hạn luân chuyển KTV tương đẳng với quy định trên thế giới, thường là 05 năm và áp dụng cho cả KTV hành nghề ký tên rên báo cáo kiểm toán cũng như KTV kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán. Trước mắt có thể áp dụng cho các KTV tham gia kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng Các cơ quan quản lý cũng có thể ban hành các văn bản quy định các công ty kiểm toán công khai các dịch vụ phi kiểm toán và mức giá phí cụ thể cho từng dịch vụ để quản lý và điều chỉnh trong những trường hợp cần thiết đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh; hoặc đối với các đơn vị có lợi ích công chúng khi công bố BCTC cần ghi rõ mức phí kiểm toán trong thuyết minh báo cáo tài chính.
Cần có những quy định cụ thể, ví dụ một năm một lần giao cho hiệp hội nghề nghiệp thực hiện các cuộc soát xét chất lượng kiểm toán BCTC ở các công ty kiểm toán
b. Đối với công ty kiểm toán
Khi lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán, cần có sự kiểm tra kỹ càng các yếu tố đe dọa đến tính độc lập. Nếu cần thiết có thể thực hiện ký cam kết hoặc yêu cầu cung cấp các minh chứng rõ ràng
Cần xây dựng căn cứ cụ thể để có thể dễ dàng tính toán và xác định giá phí phù hợp với các dịch vụ kiểm toán và phi kiểm toán.
Xây dựng và củng cố việc soát xét chất lượng cuộc kiểm toán qua hình thức soát xét định kỳ hoặc đột xuất đối với các cuộc kiểm toán có nghi vấn hoặc lựa chọn dựa trên các tiêu chí:
- Sự thân thiết của KTV với khách hàng
- Thời gian kiểm toán đối với khách hàng dài
- Khách hàng được cung cấp cả hai dịch vụ kiểm toán và phi kiểm toán.
c. Đối với các đơn vị sử dụng kết quả kiểm toán
Cần cân nhắc khi lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán và phi kiểm toán. Nếu có thể nên lựa chọn 2 đơn vị khác nhau thực hiện hai dịch vụ này.
Thường xuyên rà soát và thay đổi công ty kiểm toán theo thời gian phù hợp với quy định của pháp luật để đảm bảo tính độc lập và chất lượng kiểm toán
Nguồn: NASATI
Tham khảo: Học phân tích báo cáo tài chính ở đâu tốt