Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái theo quy định của Việt Nam

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 11/01/2021 23 phút đọc

Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái theo quy định của Việt Nam như thế nào? Trong bài viết dưới đây Phân tích tài chính sẽ đưa ra những thông tin chi tiết về những quy định pháp lý về kế toán liên quan đến tỷ giá hối đoái.

1. Quy định pháp lý về kế toán về xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

Các quy định về việc theo dõi và xử lý chênh lệch tỷ giá ở Việt Nam gồm các văn bản sau:

Chuẩn mực kế toán:

Chuẩn mực kế toán số 10 (VAS 10) ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái - Đây được xem là quy định toàn diện đầu tiên của Việt Nam về xử lý chênh lệch tỷ giá.

Chế độ kế toán:

  • Thông tư 200/2014/TT-BTC (Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp)
  • Thông tư 133/2016/TT-BTC (Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa)
  • Thông tư 53/2016/TT-BTC ban hành ngày 21/03/2016 - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200, Thông tư này có một vài điểm mới về nguyên tắc hạch toán ngoại tệ và nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. lớp học xuất nhập khẩu online

VAS 10 được xây dựng dựa trên IAS 21 do đó có khá nhiều điểm tương đối giống nhau, từ các khái niệm cơ bản cho đến cách tiếp cận về ghi nhận ban đầu báo cáo tại ngày khóa sổ.

Mục đích của VAS 10 là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán những ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái trong trường hợp doanh nghiệp có các giao dịch bằng ngoại tệ hoặc có các hoạt động ở nước ngoài. lớp học xuất nhập khẩu

Các giao dịch bằng ngoại tệ và các báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài phải được chuyển sang đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp, bao gồm: Ghi nhận ban đầu và báo cáo tại ngày lập Báo cáo tình hình tài chính (bảng cân đối kế toán); ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái; chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài làm cơ sở ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính

Tuy nhiên, do VAS 10 được nghiên cứu, xây dựng sao cho phù hợp hơn với điều kiện kinh tế tại Việt Nam, cho nên vẫn có một số điểm khác biệt cơ bản so với IAS 21, cụ thể là trong khi IAS 21 không đưa ra quy định về đơn vị tiền tệ sử dụng thì VAS 10 quy định rằng các doanh nghiệp phải sử dụng đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế toán (tuy nhiên trong TT 200 đã có cải thiện về vấn đề này khi quy định rằng các doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ sẽ được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán). Bên cạnh đó cũng có những khác biệt giữa hai chuẩn mực về phương pháp ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái và các hoạt động ở nước ngoài. trung tâm xuất nhập khẩu lê ánh

Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái theo quy định của Việt Nam

Tham khảo: Khóa học tài chính cho người không chuyên

2. Quy định về xác định tỷ giá

Xác định tỷ giá giao dịch thực tế

Theo điều 69, Thông tư 200/2014/TT-BTC, chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cũng cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

  • Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ.
  • Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính
  • Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam

Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào: Tỷ giá giao dịch thực tế; tỷ giá ghi sổ kế toán. khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Theo khoản 3, Điều 1, thông tư 53/2016/TT-BTC (nhằm sửa đổi, bổ sung Điều 69 thông tư số 200/2014/TT-BTC về nguyên tắc xác định giao dịch thực tế) về tỷ giá giao dịch thực tế phát sinh trong kỳ và tỷ giá đánh giá lại khi lập báo cáo tài chính như sau:

a. Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:

Tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua bán ngoại tệ

Khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giúp doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

Tỷ giá mua và tỷ giá bán của ngân hàng thương mại

Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể về tỷ giá thanh toán, doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế mua hoặc bán, cụ thể như sau:

Tỷ giá mua:

  • Khi ghi nhận khoản góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn;
  • Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch;
  • Khi ghi nhận khoản tiền ứng trước của khách hàng.
  • Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả) là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

Tỷ giá bán:

  • Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch.
  • Khi ghi nhận khoản tiền trả trước cho người bán

Tỷ giá xấp xỉ:

Điểm đặc biệt nhất của Thông tư 53 đó là ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ, được xác định bằng tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình.

Tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại. Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán

Theo quy định, tại thời điểm lập báo cáo tài chính cần phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Tỷ giá đánh giá lại được áp dụng cụ thể như sau:

Tỷ giá mua:

Đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: áp dụng tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có thể áp dụng các tỷ giá sau:

Tỷ giá do doanh nghiệp mẹ quy định lớp học xuất nhập khẩu online

Đặc biệt, các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ gí do Doanh nghiệp mẹ quy định (Phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

Tỷ giá xấp xỉ

Trường hợp doanh nghiệp đã sử dụng tỷ giá xấp xỉ để hạch toán các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ, đến cuối kỳ kế toán khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá mua hoặc tỷ giá bán hoặc tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch

Xác định tỷ giá ghi sổ (Theo thông tư 200)

Thông tư 53 không quy định về việc xác định tỷ giá ghi sổ bởi vì việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh đều sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế (được quy định cụ thể như trên). Như vậy quy định cho việc xác định tỷ giá ghi sổ vẫn thuộc về văn bản trước đó là Thông tư 200

Tỷ giá ghi sổ gồm có: Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh và Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động. Cụ thể như sau:

Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh

Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh là tỷ giá khi thu hồi các khoản nợ phải thu, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, được xác định theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá lại cuối kỳ của từng đối tượng

Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động

Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động được sử dụng tại bên Có tài khoản tiền khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản Tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán.

3. Quy định về xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là các tài sản được thu hồi bằng ngoại tệ hoặc các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ có thể bao gồm:

a. Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ.

b. Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:

  • Các khoản trả nợ cho người bán và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ phải nhận lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
  • Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc doanh nghiệp không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và sẽ phải trả lại các khoản nhận trước bằng ngoại tệ cho người mua và các khoản vay được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

c. Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền

Các khoản đi vay, cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có nghĩa vụ hoàn trả bằng ngoại tệ

d. Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ; các khoản nhận ký cược ký quỹ phải hoàn trả bằng ngoại tệ

Xem thêm: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái theo thông lệ quốc tế

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái theo thông lệ quốc tế

Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái theo thông lệ quốc tế

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo