Công ty cổ phần là gì? Phân loại và đặc điểm công ty cổ phần

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 27 phút đọc

Trong bài viết dưới đây Phân tích tài chính sẽ giúp các bạn hiểu rõ về công ty cổ phần:

1. Khái niệm công ty cổ phần

Công ty cổ phần về căn bản là một dạng công ty Hợp vốn. Do đó, trước khi thành lập, nhất thiết phải có điều lệ công ty để có cơ sở huy động vốn. Số vốn hoạt động của công ty khi thành lập được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giấy chứng nhận việc góp cổ phần để tạo vốn cho công ty đồng thời cũng là giấy chứng nhận quyền sở hữu một phần vốn và quyền thu nhập từ lợi nhuận của công ty (quyền nhận cổ tức cổ phần).

Hiện nay, khái niệm về công ty cổ phần được các nhà khoa học tiếp cận ở những góc độ không hoàn toàn giống nhau. học kế toán tổng hợp online

Khái niệm công ty cổ phần được ghi nhận tại Điều 77, Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2005

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này” học xuất nhập khẩu online miễn phí

Nhận định của nhóm tác giả công trình “Phân tích tài chính CTCP” Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

“Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình”

Nhận định của tác giả Ngô Thị Thu Hương

"Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình. Vốn góp được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người tham gia góp vốn được gọi là cổ đông." học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Như vậy, từ những nhận định trên cho thấy có nhiều cách diễn giải khác nhau về Công ty cổ phần nhưng về căn bản là giống nhau ở chỗ:

Công ty cổ phần là một doanh nghiệp, trong đó có nhiều thành viên góp vốn. Vốn góp được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người tham gia góp vốn được gọi là cổ đông. Các cổ đông cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình. lớp học xuất nhập khẩu tại hà nội

Vì vậy rút ra kết luận rằng: Công ty cổ phần là một doanh nghiệp, do một số thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật. Vốn góp được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người tham gia góp vốn được gọi là cổ đông. Các cổ đông cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình. Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo quy định của pháp luật.

Công ty cổ phần là gì?

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty con chuẩn nhất

2. Phân loại Công ty cổ phần

Phân loại công ty cổ phần (CTCP) là việc sắp xếp các CTCP theo từng loại hay nhóm công ty căn cứ vào các tiêu thức phân loại khác nhau. Với mỗi tiêu thức phân loại có thể cung cấp những thông tin chung về CTCP: Quy mô vốn, lĩnh vực hoạt động, chủ sở hữu, phạm vi huy động vốn và việc tham gia vào thị trường chứng khoán. Qua đó, nhà quản lý cần có các biện pháp quản lý phù hợp đối với từng loại CTCP.

2.1. Phân loại CTCP theo quy mô vốn

Theo tiêu thức phân loại này, các CTCP được chia thành CTCP quy mô lớn và CTCP quy mô nhỏ và vừa.

- Các CTCP có quy mô vốn lớn: là những công ty có quy mô vốn lớn, hoạt động trên địa bàn rộng. Các CTCP có quy mô lớn sẽ có nhiều thuận lợi trong việc áp dụng khoa học tiên tiến, đổi mới quy trình sản xuất, đổi mới khoa học và công nghệ, đổi mới phương thức quản lý và lợi thế trong cạnh tranh trên thương trường.

- Các CTCP có quy mô vốn nhỏ và vừa: là các CTCP có quy mô vốn ở mức trung bình và dưới trung bình. Các CTCP có quy mô nhỏ và có lợi thế riêng là linh hoạt trong kinh doanh, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của các vùng dân cư các địa phương, giải quyết việc làm cho lao động phổ thông.

Tiêu chí phân loại CTCP theo quy mô vốn được từng quốc gia quy định cụ thể và được thay đổi qua các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế. Tiêu thức phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt quy mô CTCP, từ đó có biện pháp quản lý phù hợp theo từng loại quy mô của công ty.

2.2. Phân loại CTCP theo góc độ cung cầu vốn của nền kinh tế

Theo tiêu thức này, CTCP được chia thành 2 loại: CTCP tài chính và CTCP phi tài chính.

- CTCP tài chính: là các CTCP kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ như các ngân hàng thương mại cổ phần, CTCP tài chính, CTCP chứng khoán, CTCP bảo hiểm… Đó là các công ty có khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, HĐKD chính của các công ty này không phải là những hàng hóa thông thường mà là các hàng hóa đặc biệt như tiền tệ, chứng khoán, vốn... lớp học xuất nhập khẩu tại hà nội

- CTCP phi tài chính là: các CTCP lấy sản xuất kinh doanh hàng hóa thông thường và cung cấp dịch vụ làm HĐKD chính. Đây là những công ty thường có nhu cầu về vốn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh chính như các CTCP sản xuất, CTCP thương mại, dịch vụ... [34, tr.10]

Tiêu thức phân loại này giúp những nhà quản lý nắm bắt kịp thời tình trạng về nhu cầu vốn của các loại CTCP, từ đó có biện pháp huy động vốn phù hợp.

2.3. Phân loại công ty cổ phần theo quyền chi phối của nhà nước.

Theo tiêu thức này, CTCP được chia thành: CTCP do Nhà nước đóng vai trò chi phối và các CTCP không có sự chi phối của Nhà nước

- Các CTCP nhà nước đóng vai trò chi phối: Là các CTCP do Nhà nước sở hữu trên 50% cổ phần. Các CTCP nhà nước thường là những công ty được chuyển đổi từ các doanh nghiệp Nhà nước. Các CTCP nhà nước thường sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực quan trọng, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội cũng như các mặt hàng xuất khẩu.

- Các CTCP không có sự chi phối của Nhà nước: Các công ty cổ phần thuộc loại này là các công ty mà vốn của nhà nước chiếm từ 50% cổ phần trở xuống hoặc nhà nước không tham gia góp vốn.

Phân loại theo tiêu thức này giúp những nhà quản lý biết được mức độ kiểm soát, chi phối của Nhà nước đối với các CTCP.

2.4. Phân loại CTCP theo phạm vi huy động vốn.

Theo tiêu thức phân loại này, các CTCP được chia thành 2 loại: CTCP đa quốc gia và CTCP đơn quốc gia. Thông qua đó, nhà quản lý thấy được phạm vi huy động vốn của các CTCP. CTCP đa quốc gia là những CTCP huy động vốn từ cổ đông ở nhiều nước trên thế giới. CTCP đơn quốc gia là những CTCP huy động vốn tại một nước riêng biệt.

2.5. Phân loại CTCP theo tiêu thức tham gia vào thị trường chứng khoán

Theo tiêu thức này các CTCP bao gồm các CTCP đã niêm yết và các CTCP chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. CTCP đã niêm yết là công ty đã tham gia vào thị trường chứng khoán, cổ phiếu của CTCP đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán. CTCP chưa niêm yết là CTCP chưa tham gia vào thị trường chứng khoán.

Phân loại theo tiêu thức này để các nhà quản lý biết được ưu thế của CTCP trong việc huy động vốn. Các CTCP đã niêm yết trên thị trường chứng khoán chứng tỏ được ưu thế của mình trong việc huy động vốn từ công chúng. Do đó có thế mạnh hơn nhiều so với các CTCP chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.

3. Đặc điểm của CTCP

- CTCP là một Doanh nghiệp tổ chức kinh doanh, có tư cách pháp nhân, tồn tại riêng biệt và độc lập với chủ sở hữu của nó. CTCP được thành lập theo pháp luật, được Nhà nước phê duyệt điều lệ hoạt động, có con dấu riêng, có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động SXKD của mình. CTCP được tự ấn định mục tiêu và xác định các phương tiện sử dụng để thực hiện các mục tiêu đó, tự xác định tính chất của sản phẩm mà công ty sẽ sản xuất ra; tự lựa chọn nhà cung cấp và khách hàng, tự huy động vốn. CTCP tự do phát triển mọi hoạt động SXKD trong khuôn khổ pháp luật và tuân thủ luật pháp.

- Về vốn trong các CTCP được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và có những đặc điểm riêng biệt, bao gồm:

Vốn điều lệ: vốn điều lệ trong các CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức góp vốn vào công ty được sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Giấy xác nhận sở hữu cổ phần là cổ phiếu. Vốn góp cổ phần không phải là khoản nợ của công ty. Công ty được toàn quyền quản lý và sử dụng số vốn này. Vốn góp cổ phần của cổ đông là cơ sở để công ty chia lợi nhuận cho từng cổ đông. Các cổ đông góp vốn vào CTCP nhưng không được quyền rút vốn khỏi công ty trong thời gian công ty đang hoạt động. Tuy nhiên, cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Mọi hoạt động chuyển nhượng cổ phần diễn ra với tư cách là các giao dịch cá nhân nên không ảnh hưởng đến vốn điều lệ và hoạt động của CTCP trong phạm vi luật định.

Vốn tự có: vốn tự có là phần vốn của công ty tự tạo ra trong quá trình SXKD dưới hình thức lợi nhuận không chia hết cho các cổ đông mà được giữ lại công ty thông qua việc phân phối lợi nhuận vào các quỹ hoặc lợi nhuận chưa phân phối.

Vốn vay: vốn vay là số vốn của các đối tượng khác mà công ty vay để sử dụng cho hoạt động SXKD trong thời hạn nhất định theo thỏa thuận. Công ty có trách nhiệm hoàn trả cho chủ nợ cả vốn gốc và lãi theo hợp đồng vay vốn. Vốn vay bao gồm: Vốn vay dài hạn và trung hạn, là số vốn mà công ty vay thời hạn trên 1 năm và được thực hiện bằng 2 hình thức là vay trực tiếp của các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tài chính, tín dụng thông qua các hợp đồng vay vốn và phát hành trái phiếu trên thị trường vốn để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân; vốn vay ngắn hạn là số vốn mà công ty vay thời hạn dưới 1 năm để sử dụng cho sản xuất kinh doanh.

- Các cổ đông của CTCP chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Trong trường hợp công ty không đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ cho các đối tượng khách hàng thì cổ đông không chịu trách nhiệm về các khoản nợ này.

- Cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP gồm: Đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát.

Đại hội cổ đông là cơ quan thẩm quyền cao nhất của CTCP mà đại biểu là tất cả các cổ đông của công ty; Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty được Đại hội cổ đông bầu ra để thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu mà đại hội cổ đông đã biểu quyết thông qua; Ban giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm để điều hành công việc hàng ngày của công ty. Ban kiểm soát đóng vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Trong CTCP, phân định rõ ràng giữa chủ sở hữu với những người điều hành công ty nên họ thường chọn những người có đủ năng lực và kinh nghiệm chuyên môn quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, là nhân tố quan trọng để công ty hoạt động hiệu quả.

Từ đặc điểm cơ bản của CTCP, cho thấy CTCP có đặc thù riêng về Bộ máy quản lý, về hoạt động huy động vốn và phân phối kết quả. Luận án cho rằng, quá trình hoạt động của CTCP nảy sinh các mối quan hệ kinh tế có tính đặc thù, có nhiều chủ thể quản lý quan tâm đến mọi hoạt động của CTCP, trong đó có hoạt động tài chính. Do vậy, nội dung phân tích tài chính của CTCP cần cung cấp được những thông tin về tài chính chung và thông tin tài chính có tính đặc thù của CTCP như quy mô, cơ cấu vốn cổ phần, hiệu quả sử dụng vốn cổ phần…

Tham khảo: Review khóa học tài chính cho người không chuyên tốt nhất Hà Nội

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Vòng quay hàng tồn kho là gì? Phân tích vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho là gì? Phân tích vòng quay hàng tồn kho

Bài viết tiếp theo

Chiến Lược Đầu Tư Dài Hạn Hiệu Quả Trong Thị Trường Chứng Khoán

Chiến Lược Đầu Tư Dài Hạn Hiệu Quả Trong Thị Trường Chứng Khoán
Viết bình luận
Thêm bình luận

7 Bình luận

Thành lập công ty vệ sinh công nghiệp tại Quận Hà Đông#1

[…] cần quyết định về hình thức pháp lý của công ty, ví dụ như công ty TNHH, công ty cổ phần, hay doanh nghiệp tư nhân. Quyết định này sẽ phụ thuộc vào quy định của […]

Trả lời
10:36 12/10/2023
#
Thành lập công ty kinh doanh nội thất tại Huyện Vĩnh Thạnh #1

[…] + Công ty cổ phần. […]

Trả lời
14:13 04/10/2023
L
Thành lập công ty kinh doanh nhôm kính tại Quận Nam Từ Liêm#1

[…] công ty kinh doanh nhôm kính dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải góp vốn […]

Trả lời
18:02 03/10/2023
P
Thành lập công ty kinh doanh nhôm kính tại Thành phố Hải Phòng#1

[…] công ty kinh doanh nhôm kính dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải góp vốn […]

Trả lời
16:27 03/10/2023
1
Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Quận 11

[…] với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của bạn. Có nhiều hình thức công ty như Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành […]

Trả lời
15:47 03/10/2023
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo